Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn hoạt động trở lại sau 4 ngày
Ghi nhận của phóng viên tại hiện trường, đến chiều ngày 17/7, sau cuộc đối thoại với lãnh đạo thành phố, người dân 3 xã Nam Sơn, Hồng Kỳ, Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã dỡ lều bạt, giải tán, ngừng chặn xe chở rác vào Khu liên hiệp xử lý rác thải Nam Sơn (thuộc bãi rác Nam Sơn).
Đến 14 giờ cùng ngày xe rác đầu tiên đã chuyên chở rác vào bãi để xử lý theo quy định.
Sáng 17/7, tại cuộc đối thoại với đại diện chính quyền và người dân 3 xã Nam Sơn, Hồng Kỳ, Bắc Sơn, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Đào Đức Toàn khẳng định, thành phố theo thẩm quyền đã ban hành cơ bản đầy đủ các chính sách liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng, xử lý ô nhiễm môi trường bãi rác.
Do vậy, huyện Sóc Sơn cần tập trung chỉ đạo, sớm giải quyết vướng mắc để ổn định đời sống cho người dân.
“Nơi nào cán bộ không đủ năng lực để thực hiện công việc thì được đề xuất thay thế…” ông Đào Đức Toàn nói và yêu cầu trước mắt huyện Sóc Sơn tổng hợp đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của người dân để gửi đến lãnh đạo thành phố về những nội dung vượt thẩm quyền xử lý để kịp thời tháo gỡ.
“Đề nghị các cấp và nhân dân các xã vùng ảnh hưởng môi trường tiếp tục giám sát, theo dõi việc triển khai và thực hiện chính sách giải phóng mặt bằng, cán bộ ai không làm được, làm sai sẽ bị thanh tra tuýt còi”, ông Toàn nhấn mạnh.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị huyện Sóc Sơn tập trung đảm bảo tiến độ đền bù, phương án đền bù nào xong thì chi trả cho phương án đó trên tinh thần sẽ hoàn thành trong năm 2020.
Nêu ý kiến tại cuộc đối thoại, ông Nguyễn Bình Hùng, người dân trú tại thôn Đông Hạ (xã Nam Sơn), cho biết, sở dĩ người dân chặn xe rác là do tiến độ di dân khỏi vùng bán kính 500m và việc đền bù, giải phóng mặt bằng quá chậm.
Bên cạnh đó, giá đất tái định cư hiện có sự chênh lệch lớn với giá đất đền bù khiến việc ổn định đời sống của người dân sau di dời gặp khó khăn.
Một số ý kiến người dân cũng cho biết, việc đền bù đất nông nghiệp hiện cũng rất chậm. Đến nay, riêng tại hai xã Nam Sơn, Hồng Kỳ vẫn còn hơn 40 hộ dân chưa nhận được đền bù. Người dân trải qua thời gian dài không có tư liệu sản xuất nên rất bức xúc.
Trả lời những vấn đề cụ thể mà người dân kiến nghị, tại cuộc đối thoại Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Hùng cho biết, đất mà người dân đang sử dụng ổn định và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì thành phố có chủ trương đền bù đầy đủ.
Nếu có việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà sau đó thanh tra thành phố xác định là không đúng quy định thì cơ quan cấp giấy chứng nhận sẽ phải chịu trách nhiệm.
“Không ai được lợi dụng cơ chế, chính sách của thành phố để trục lợi. Các trường hợp vi phạm cần phải xử lý nghiêm… Tiền đền bù, giải phóng mặt bằng cho người dân là ngân sách nhà nước, cũng là tiền thuế của nhân dân đóng góp” – ông Hùng tỏ rõ quan điểm.
"Việc hỗ trợ đối với tài sản trên đất thì quy định pháp luật đã rất đầy đủ. Miễn là tài sản hợp pháp sẽ được hỗ trợ đầy đủ, kịp thời. Do đó, huyện Sóc Sơn cần vận dụng chính sách, bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho người dân. Song, trong quá trình thực hiện tránh tình trạng sách nhiễu người dân. Những gia đình phải di dời nhà ở nhiều năm để dành đất cho bãi rác sẽ được thành phố hỗ trợ tối đa để tạo thuận lợi người dân. Quan điểm của Chính phủ và thành phố là không bao giờ để người dân phải “màn trời chiếu đất”, sau khi người dân dành đất cho dự án công ích, thì chính quyền luôn tìm cách để người dân sau tái định cư có cuộc sống tốt hơn – Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng nói.
Để đẩy nhanh tiến độ di dời, đền bù giải phóng mặt bằng phạm vi bán kính 500 m tính từ chân tường rào bãi rác, Phó Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cử cán bộ của Trung tâm Quỹ đất phối hợp với huyện Sóc Sơn để thực hiện đo đạc, kiểm đếm nhanh hơn. Phương thức “cuốn chiếu” được áp dụng, làm đâu gọn đấy, tránh để kéo dài, người dân phải chờ đợi.
Ông Nguyễn Bình Hùng, người dân tại thôn Đông Hạ, xã Nam Sơn, cho biết, sau cuộc đối thoại, người dân đã nhận thức được sự quan tâm của thành phố về việc giải quyết vướng mắc trong đền bù giải phóng mặt bằng.
Những ý kiến phản hồi của thành phố trong sáng 17/7 đã cơ bản đáp ứng được nguyện vọng của người dân.
Về công việc thời gian tới, Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Phạm Văn Minh cho biết, huyện sẽ tập trung lập ra và công khai phương án bồi thường, hỗ trợ đất ở theo chính sách hiện hành; trong đó, đẩy nhanh tiến độ dự án di dân khỏi vùng ảnh hưởng môi trường từ bán kính 500m.
Những kiến nghị đề xuất của người dân phát sinh trong quá trình triển khai dự án, huyện sẽ được tổng hợp, đề xuất thành phố xem xét, có ý kiến chỉ đạo trên tinh thần bảo đảm tốt nhất chế độ, chính sách cho người dân.
Theo ông Nguyễn Hữu Tiến, Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường Đô thị Hà Nội, sau gần 5 ngày người dân trên địa bàn huyện Sóc Sơn ngăn chặn không cho xe chở rác vào khu xử lý chất thải, toàn thành phố tồn đọng gần 10.000 tấn rác thải.
Thời gian tới, đơn vị sẽ huy động người và phương tiện để giải phóng nhanh nhất số rác thải đang tồn đọng tại các trạm trung chuyển cũng như ở khu dân cư./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Giải pháp để câu chuyện bãi rác Nam Sơn không trở thành một tiền lệ xấu
17:15' - 17/07/2020
Sau 3 ngày nội đô Hà Nội "gồng mình" chịu đựng gần 10.000 tấn rác thải bị ứ đọng thì tại nhiều tuyến đường những đống khổng lồ đã tạm thời được xử lý.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội: Người dân chấp thuận dỡ lều ngăn đường vào bãi rác Nam Sơn
15:14' - 17/07/2020
Sáng 17/7, sau buổi làm việc với chính quyền thành phố tại UBND Huyện Sóc Sơn, người dân xã Nam Sơn và chính quyền đã tìm được tiếng nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội: Phân luồng tập kết rác tạm thời sau khi bãi rác Nam Sơn bị chặn
21:59' - 15/07/2020
Nhằm hạn chế rác thải bị ứ đọng, Sở Xây dựng Hà Nội đã nhanh chóng ban hành lệnh phân luồng rác tạm thời.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Phát triển sản xuất cây hàng hóa vụ Đông
14:37'
Từ nhiều năm nay, vụ Đông là vụ sản xuất hàng hóa chính của tỉnh Hà Nam, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên đồng ruộng và cải thiện thu nhập cho người nông dân.
-
Kinh tế & Xã hội
Khai thác thế mạnh cây trồng vùng đất bãi bồi ven sông
14:30'
Với lợi thế về đất đai màu mỡ, thời gian qua các huyện: Vụ Bản, Xuân Trường, Nam Trực… đã có nhiều cách làm sáng tạo, khai thác được tiềm năng đất đai
-
Kinh tế & Xã hội
Công bố 30 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận
14:21'
Sáng 26/11, tỉnh Bình Thuận tổ chức công bố và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ: Đảng Dân chủ lên kế hoạch bầu lãnh đạo mới
13:10'
Đảng Dân chủ Mỹ ngày 25/11 thông báo sẽ bầu lãnh đạo đảng mới vào tháng 2/2025. Cuộc bầu chọn này được cho là điểm khởi đầu quan trọng sau thất bại của đảng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua.
-
Kinh tế & Xã hội
Va chạm với thiết bị bay không người lái, một người tử vong
11:59'
Vụ va chạm gây tai nạn là lời cảnh báo cho việc không đảm bảo an toàn, chủ quan của cả hai bên: người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông và điều khiển thiết bị bay không người lái.
-
Kinh tế & Xã hội
Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học: Quy đổi điểm trúng tuyển các phương thức về thang điểm chung
11:36'
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
-
Kinh tế & Xã hội
Độc lạ vườn hồng 130 năm tuổi hấp dẫn du khách
11:00'
Những ngày này, vườn hồng cổ gần 130 năm tuổi ở núi Đại Huệ, xã Nam Anh (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) đã thu hút hàng trăm du khách đến tham quan, check-in.
-
Kinh tế & Xã hội
Giải quyết dứt điểm việc hỗ trợ di dời nhà máy để làm cao tốc Vạn Ninh-Cam Lộ
10:31'
UBND huyện Vĩnh Linh và Công ty cổ phần Lâm sản Quảng Trị (công ty) vẫn chưa tìm được “tiếng nói chung” để giải quyết dứt điểm việc hỗ trợ, bồi thường di dời nhà máy để thực hiện Dự án cao tốc.
-
Kinh tế & Xã hội
Giáo sư người Việt được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới
09:55'
Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Thế Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 được bầu làm Viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (TWAS).