Khu vực phía Nam là trung tâm sản xuất giày dép của Việt Nam
Theo Hiệp hội Da - Giầy và Túi xách Việt Nam (Lefaso), hiện Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm giày dép tới khoảng 100 nước trên thế giới; trong đó 72 nước có kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 5/2017 Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu giầy dép lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,99 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 35,2% tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép các loại.
Thị trường EU đứng thứ hai đạt 1,76 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 31,15% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam; tiếp đến là Trung Quốc đạt 418,4 triệu USD, tăng 31,1% và chiếm tỷ trọng 7,4%; Nhật Bản đạt 284,4 triệu USD, tăng 4,4% và chiếm 5%; Hàn Quốc đạt 158,3 triệu USD, tăng 15,5% so cùng kỳ 2016 và chiếm 2,8%. Tổng cộng 5 thị trường trên chiếm 83,3% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam.Về túi xách, valy, cặp các loại, tính đến hết tháng 5/2017 Hoa Kỳ cũng đứng đầu thị trường xuất khẩu, đạt hơn 555 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 41,1% tổng kim ngạch xuất khẩu túi xách các loại của Việt Nam. Tiếp theo là thị trường EU đạt gần 365 triệu USD, tăng 8,2% và chiếm tỷ trọng 27%; Nhật Bản đạt 146,5 triệu USD tăng 1,7% và chiếm 10,9%; Trung Quốc đạt 57,6 triệu USD, giảm 6,8% và chiếm 4,3%; Hàn Quốc đạt 52,8 triệu USD giảm 0,4% và chiếm 3,9%. Tổng cộng 5 thị trường trên chiếm 87,2% tổng kim ngạch xuất khẩu túi xách, cặp của Việt Nam.Các vùng tập trung nhiều nhà máy sản xuất da - giày hiện nay là ở phía Nam - khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, chiếm tới gần trên 80% kim ngạch xuất khẩu của ngành; trong đó Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, hiện là các địa phương có sản lượng giày dép, túi xách lớn nhất cả nước.Ở phía Bắc, sản xuất da - giày tập trung tại một số tỉnh Thanh Hóa, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Ninh Bình, Thái Bình; trong đó, Thanh Hóa, Hải Phòng hiện là các tỉnh có sản lượng giày dép lớn nhất miền Bắc. Tại miền Trung, chỉ có một số ít cơ sở sản xuất tương đối lớn tại Đà Nẵng, Quảng Nam.Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu toàn ngành da giày đạt 8,7 tỷ USD, tăng 11%; trong đó xuất khẩu giày dép đạt 7 tỷ USD, tăng 12% và túi-cặp đạt 1,65 tỷ USD tăng khoảng 4% so với cùng kỳ năm trước.Theo dự báo của các chuyên gia, kinh tế thế giới năm 2017 sẽ tốt hơn năm 2016 và Trung Quốc tiếp tục chủ trương giảm ưu đãi đầu tư trong các lĩnh vực dệt may và da giày để tập trung cho các ngành công nghệ cao, nên các đơn hàng gia công giày dép, túi xách sẽ tiếp tục xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam. Dự báo năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày có thể đạt 17,8 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2016.Để đạt mục tiêu trên Hiệp hội Da - Giầy và Túi xách Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm da giầy theo hướng khai thác lợi thế và tiềm năng mở cửa thị trường tại các nước tham gia FTA mà Việt Nam đã ký kết.Đồng thời, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh đầu tư đổi mới mô hình sản xuất, tham gia các chuỗi sản xuất da giầy trong nước, khu vực và toàn cầu. Đổi mới công nghệ, thiết bị hiện đại hóa và miở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp trong nước, để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm xuất khẩu/.- Từ khóa :
- giày dép
- xuất khẩu
- việt nam
- công nghiệp
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
May mặc và giày dép giúp Campuchia duy trì tăng trưởng kinh tế
06:00' - 01/02/2016
Theo Bộ Công nghiệp Campuchia, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và giày dép của nước này đạt 7,1 tỷ USD tổng cộng trong năm 2015, tăng 14,5% so với cùng năm 2014.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Petrolimex đưa trạm dừng nghỉ tạm trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu vào hoạt động
14:06'
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa phối hợp với các cơ quan chức năng đưa trạm dừng nghỉ tạm Km427+035 cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu vào hoạt động.
-
Doanh nghiệp
Boeing thiệt hại gần 3 tỷ USD do đình công và cắt giảm nhân sự
12:40'
Boeing cho biết phải gánh chịu các khoản chi phí gần 3 tỷ USD trong quý IV/2024 do đình công kéo dài, cắt giảm nhân sự và các vấn đề liên quan đến một số chương trình của chính phủ.
-
Doanh nghiệp
Bến Tre sẽ vận động thành lập mới khoảng 550 doanh nghiệp
07:59'
Năm 2025, tỉnh Bến Tre đặt mục tiêu vận động thành lập mới khoảng 550 doanh nghiệp với vốn đăng ký 4.600 tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp
Các hãng ô tô Hàn Quốc đưa về xưởng sửa chữa hơn 340.000 xe bị lỗi linh kiện
17:44' - 23/01/2025
4 hãng ôtô ở nước này gồm Hyundai, Kia, Mercedes-Benz và Tesla sẽ tự nguyện thu hồi hơn 340.000 xe ôtô thuộc 11 mẫu xe khác nhau do gặp lỗi linh kiện.
-
Doanh nghiệp
Đà Nẵng đặt mục tiêu có 5 doanh nghiệp FinTech doanh thu nghìn tỷ
11:05' - 23/01/2025
Đến cuối năm 2030, Đà Nẵng đặt mục tiêu có ít nhất 5 doanh nghiệp công nghệ tài chính (FinTech) có doanh thu trên 1.000 tỷ đồng/năm; số lượng doanh nghiệp FinTech đạt 2 – 3 doanh nghiệp/1.000 dân.
-
Doanh nghiệp
Tết sớm của những người lính truyền tải điện 3
18:22' - 22/01/2025
Đón Tết sớm cùng công nhân đã trở thành nét văn hóa đẹp của những người lính truyền tải điện.
-
Doanh nghiệp
Indonesia phạt Google 12 triệu USD vì hành vi độc quyền
17:52' - 22/01/2025
Ủy ban Giám sát cạnh tranh kinh doanh của Indonesia đã phát hiện Google có hành vi độc quyền trên kho dịch vụ Google Play Store và yêu cầu công ty này phải nộp phạt khoảng 12 triệu USD.
-
Doanh nghiệp
Chủ sở hữu TikTok dự định chi 12 tỷ USD mua chip AI
17:24' - 22/01/2025
Tập đoàn ByteDance của Trung Quốc, công ty mẹ của TikTok, đang đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo (AI) với kế hoạch chi hơn 12 tỷ USD cho lĩnh vực này trong năm 2025.
-
Doanh nghiệp
Công ty dầu khí Anh mua lại mảng kinh doanh của Harbour Energy tại Việt Nam
16:31' - 22/01/2025
Ngày 22/1, công ty dầu khí EnQuest của Anh cho biết sẽ mua lại mảng kinh doanh của Harbour Energy tại Việt Nam nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế.