Khủng hoảng Nga-Ukraine đang tác động ra sao tới kinh tế Nga?
Việc BoR tăng lãi suất khẩn cấp là một nỗ lực để ngăn chặn sự mất giá nhanh chóng của đồng ruble so với đồng USD đang làm giảm mạnh sức mua của đồng tiền này cũng như làm "trôi" đi mất những khoản tiết kiệm của người dân Nga.
Cuối tuần trước, BoR đã kêu gọi người dân bình tĩnh trong bối cảnh dư luận quan ngại về các lệnh trừng phạt có thể châm ngòi cho cuộc tháo chạy khỏi hệ thống ngân hàng nước này. Tuy khẳng định có đủ nguồn lực và công cụ cần thiết để duy trì ổn định tài chính, song tại Nga vẫn có những lo ngại rằng các ngân hàng có thể chứng kiến dòng người cố gắng rút tiền ra.Một số video trên mạng xã hội cho thấy hàng dài người xếp hàng trước các máy rút tiền và đổi tiển ở thủ đô Moskva. Những người này lo ngại rằng thẻ ngân hàng của họ có thể ngừng hoạt động hoặc bị giới hạn số tiền có thể rút. Tuần trước, BoR đã buộc phải tăng lượng tiền cung ứng trong các máy rút tiền ATM sau khi nhu cầu tiền mặt đạt mức cao nhất kể từ tháng 3/2020.
Nga có khoảng 630 tỷ USD dự trữ ngoại hối - một kho dự trữ tiết kiệm lớn được tích lũy từ giá dầu và khí đốt tăng cao. Tuy nhiên, vì một phần không nhỏ trong số tiền này được lưu trữ bằng ngoại tệ như đồng USD, euro và đồng bảng Anh cũng như vàng, nên lệnh cấm của phương Tây đối với giao dịch của Ngân hàng trung ương Nga đã hạn chế Moskva tiếp cận nguồn tiền.
Sau khi các lệnh trừng phạt được công bố, giá trị đồng tiền của Nga đã giảm mạnh. Will Walker-Arnott, Giám đốc đầu tư cấp cao tại công ty tài chính Charles Stanley, đã nói với BBC rằng nước Nga ngày càng bị cô lập khỏi hệ thống tài chính toàn cầu.
Trước đó, việc bị loại ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT là biện pháp khắc nghiệt nhất từng được áp dụng đối với Moskva sau cuộc xung đột ở Ukraine. Nga phụ thuộc rất nhiều vào SWIFT để xuất khẩu dầu và khí đốt, vốn là “xương sống” kinh tế quan trọng của nước này.
Việc loại một quốc gia khỏi hệ thống SWIFT không phải là điều chưa từng có. Biện pháp này đã được áp dụng đối với CHDCND Triều Tiên vào năm 2017 sau hàng loạt vụ thử tên lửa. Tiếp theo là Iran trong thời gian từ 2012 đến 2016 và được cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tái áp dụng vào năm 2018.
Trung tâm nghiên cứu Carnergie Moskva nhận định, hậu quả của việc các ngân hàng Nga bị cắt đứt khỏi hệ thống sẽ rất đặc biệt là trong ngắn hạn. Ví dụ “sau khi các ngân hàng Iran bị loại khỏi hệ thống SWIFT, nước này bị mất gần một nửa thu nhập từ xuất khẩu dầu mỏ và 30% thu nhập từ hoạt động ngoại thương”. Để giảm bớt ảnh hưởng của biện pháp trừng phạt này, các ngân hàng Nga có thể sẽ dựa vào một hệ thống truyền tin bảo mật thay thế khác; đó là hệ thống SPFS được khởi động từ năm 2014 sau khi cộng đồng quốc tế dọa loại Nga khỏi SWIFT. SPFS có cùng dịch vụ như SWIFT nhưng hiện chỉ có khoảng 20 ngân hàng nước ngoài sử dụng. Về mặt lý thuyết, một doanh nghiệp Nga có thể yêu cầu một ngân hàng Ấn Độ, tham gia hệ thống SPFS, thực hiện lệnh chuyển tiền qua hệ thống SWIFT vì một ngân hàng có thể cùng lúc là thành viên của nhiều mạng lưới truyền thông tin. Tuy nhiên, “cách làm này sẽ lâu hơn và tốn kém hơn vì phải qua thêm một trung gian”, theo giải thích của Giáo sư khoa học kinh tế tại Đại học Lorraine (Pháp) Yamina Fourneyron. “Điều này chắc chắn sẽ khiến hoạt động của doanh nghiệp Nga phức tạp hơn. Dù vậy, nhìn vào tốc độ đổi mới tài chính, Ấn Độ và Trung Quốc sẽ hoàn toàn có khả năng đề xuất những giải pháp thay thế”.Trong khi đó, nhiều tập đoàn lớn do Chính phủ Nga sở hữu cổ phần đa số hoặc một số lớn cũng sẽ đánh mất danh tiếng vì cuộc chiến ở Ukraine.
Ở chiều ngược lại, thị trường châu Âu cũng bị tác động đáng kể trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại về sự ổn định tài chính sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine và các nước phương Tây áp dụng các lệnh trừng phạt với Nga.
Giá dầu thô đã tăng 4,5%, trong khi đó, USD và giá vàng cũng tăng khi các nhà đầu tư tìm kiếm những nơi trú ẩn an toàn hơn cho dòng tiền của họ.
Trong khi đó, Chính phủ Anh tuyên bố gói trừng phạt là những biện pháp kinh tế mạnh nhất mà Anh từng ban hành để chống lại Nga.
Hơn 100 công ty và giới tài phiệt thân tín của ông Putin đã phải hứng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của các lệnh trừng phạt trị giá hàng trăm tỷ bảng Anh. Lệnh trừng phạt cũng bao gồm cả việc đóng băng tài khoản và cấm đi lại. Lệnh trừng phạt này là cú đánh mạnh vào lĩnh vực ngân hàng và quốc phòng của Nga.
Anh đã ra lệnh phong tỏa tài sản của các ngân hàng, doanh nghiệp Nga như ngân hàng VTB, tập đoàn vũ khí Rostec với doanh thu xuất khẩu một năm lên đến 13 tỷ USD. Ngoài ra, các biện pháp trừng phạt cũng sớm được áp dụng đối với 571 thành viên của Duma quốc gia Nga và Hội đồng Liên bang.
Anh cũng cấm hãng hàng không Aeroflot và tất cả các máy bay thương mại và tư nhân khác của Nga bay vào không phận Vương quốc Anh. Đồng thời, Anh cũng sử dụng lợi thế của trung tâm tài chính quan trọng nhất châu Âu để đóng băng tài sản của các ngân hàng Nga, cấm các ngành kinh tế quan trọng và các công ty huy động tài chính của Nga hoạt động tại thị trường tiền tệ của nước này.
EU và Mỹ đã đưa ra các lệnh trừng phạt với chính phủ và các cá nhân ở Nga. Ở châu Á, Nhật Bản, Hàn Quốc và mới đây nhất là Singapore cũng tung ra các lệnh trừng phạt đối với Nga./
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Danh sách 7 ngân hàng của Nga bị loại khỏi SWIFT
20:08' - 02/03/2022
Liên minh châu Âu (EU) ngày 2/3 đã loại bảy ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, do các lệnh trừng phạt bổ sung liên quan đến chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
-
DN cần biết
Xuất khẩu nông sản khó khăn ra sao khi Nga bị loại khỏi SWIFT?
17:10' - 02/03/2022
Việc Nga bị loại khỏi hệ thống Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT) sẽ khiến cho việc thanh toán trong xuất nhập khẩu hàng hóa gặp những khó khăn nhất định.
-
Tài chính & Ngân hàng
Loại Nga khỏi hệ thống SWIFT, phương Tây bị "tổn thương" như thế nào?
21:32' - 01/03/2022
Mỹ, Pháp, Canada, Italy, Anh, Ủy ban châu Âu (EC) cùng với Đức, và sau đó là Nhật Bản đã loại Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nga bị loại khỏi SWIFT: Thanh toán của Việt Nam có bị ảnh hưởng?
21:25' - 01/03/2022
Theo các chuyên gia kinh tế, việc Nga bị hạn chế tiếp cận hệ thống SWIFT không chỉ làm ảnh hưởng đến thanh toán của quốc gia này mà còn ảnh hưởng đến nhiều nước khác; trong đó có Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Xuất khẩu hàng hóa có thể bị gián đoạn nghiêm trọng khi không có SWIFT
14:36' - 28/02/2022
Giới giao dịch và các nhà phân tích nhận định hoạt động xuất khẩu mọi loại hàng hóa của Nga, từ dầu đến kim loại và ngũ cốc, sẽ bị gián đoạn nghiêm trọng vởi các lệnh trừng phạt mới của phương Tây.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Tín hiệu cho một trật tự tài chính toàn cầu mới?
06:30'
Nhận thức lâu đời về đồng USD và trái phiếu kho bạc Mỹ là nơi trú ẩn an toàn có nguy cơ bị thay đổi vĩnh viễn.
-
Phân tích - Dự báo
Nông nghiệp Hàn Quốc: Từ ‘sự cố táo vàng’ đến chiến lược sống còn
05:30'
Tờ “Korea JoongAng Daily” mới đây có bài viết về biến đổi khí hậu đang gây ra những thách thức chưa từng thấy đối với nông nghiệp Hàn Quốc, từ thời tiết khắc nghiệt đến giá lương thực bất ổn.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu giằng co giữa tham vọng khí hậu và thực tế kinh tế
06:30' - 06/07/2025
EC vừa chính thức đề xuất mục tiêu giảm 90% khí thải nhà kính vào năm 2040 so với mức của năm 1990, tiếp nối lộ trình đưa Liên minh châu Âu (EU) hướng tới mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
-
Phân tích - Dự báo
Khi kho vàng Manhattan trở thành dấu hỏi địa kinh tế
05:30' - 06/07/2025
Theo báo The Straits Times, Mỹ vốn luôn tự hào vì sở hữu kho vàng lớn nhất thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Giải cứu thép nội địa - nhiệm vụ không dễ với Canada
06:30' - 05/07/2025
Bộ Tài chính Canada sẽ hạn chế lượng thép nước ngoài nhập khẩu bằng cách áp thuế đối với các mặt hàng vượt quá ngưỡng quy định từ những quốc gia không có FTA với Canada.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức giảm phát thải carbon thúc đẩy đầu tư công nghệ xanh
05:30' - 05/07/2025
Thách thức về giảm phát thải carbon và lưu trữ khí nhà kính đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác và chế biến hydrocarbon.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng USD có khởi đầu năm tệ nhất trong nửa thế kỷ
06:30' - 04/07/2025
Theo tờ New York Times, đồng tiền của Mỹ đã giảm hơn 10% trong sáu tháng qua, khi so sánh với những đồng tiền của các đối tác thương mại lớn trong rổ tiền tệ quốc tế.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc dịch chuyển chiến lược của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu
05:30' - 04/07/2025
Theo tờ China Daily, các chuyên gia trong ngành cho biết những nhà sản xuất ô tô đa quốc gia đang đẩy nhanh các nỗ lực để nội địa hóa hoạt động ở Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài cuối: Địa kinh tế xoay trục
06:30' - 03/07/2025
Theo trang thediplomat.com, tầm ảnh hưởng kinh tế ngày càng gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các cường quốc thương mại hàng đầu thế giới.