Nga bị loại khỏi SWIFT: Thanh toán của Việt Nam có bị ảnh hưởng?
Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng như thế nào thì cần có thời gian để đánh giá cụ thể.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ việc Nga bị loại khỏi hệ thống Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT), bởi Nga và Việt Nam vốn có quan hệ kinh tế từ nhiều năm nay.Việc bị loại khỏi SWIFT có nghĩa là Nga bị cắt đứt hoàn toàn quan hệ với hệ thống thanh toán bên ngoài nước Nga khiến cho việc thanh toán, mua bán hàng hoá giữa Việt Nam với Nga bao gồm cả tư nhân lẫn nhà nước có thể gặp khó khăn.
Nhưng PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cũng cho rằng hoạt động này có thể áp dụng bằng nhiều cách khác mà không nhất thiết phải thông qua SWIFT. Theo Ngân hàng Nhà nước, các giao dịch thanh toán quốc tế tại Việt Nam hiện chủ yếu được xử lý bằng Dịch vụ chuyển tiền quốc tế qua hệ thống SWIFT và Dịch vụ chuyển tiền Western Union (WU) do các tổ chức tín dụng trong nước trực tiếp thỏa thuận, ký kết tham gia, hợp tác với các tổ chức quốc tế. Các chuyên gia kinh tế cho biết, việc xử lý qua hệ thống SWIFT hiện là chủ yếu và chủ lực, bởi đây là hệ thống thanh toán toàn cầu hiện đại, nhanh chóng, độ bảo mật rất cao và chi phí thấp hơn các giao dịch thanh toán truyền thống khác. Cùng với đó, trong hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại, các phương tiện truyền tin được sử dụng còn bao gồm thư tín và telex.Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB) Nguyễn Đình Tùng cho biết, trước đây, có phương thức thanh toán telex- xác thực thông qua hệ thống bảo mật hai chiều giữa hai ngân hàng. Tuy nhiên, sau này hầu hết các ngân hàng chuyển sang SWIFT bởi sự tiện lợi và bỏ hết các phương thức thanh toán cũ.
Do đó ông Nguyễn Đình Tùng cho rằng, nếu Nga bị loại ra khỏi SWIFT thì sẽ rất khó khăn, nhưng sẽ có các giải pháp. Với mức độ phát triển công nghệ như nước Nga, các ngân hàng sẽ có sự chủ động tìm ra giải pháp. Cùng với đó, các tổ chức tài chính khác khi giao dịch với Nga cũng chủ động để giao dịch được quay trở lại. TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, phương thức thanh toán telex dễ bị gian lận, nên Mỹ bắt buộc chuyển tất cả thanh toán chính thức trên toàn thế giới sang SWIFT. Vì vậy, một khi Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán này, xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Việt Nam – Nga sẽ bị ảnh hưởng. Song cũng có ý kiến cho rằng, việc Nga bị loại ra khỏi hệ thống SWIFT hiện chỉ xảy ra trên từng quốc gia, không mang tính toàn cầu nên chưa ảnh hưởng đến hoạt động chuyển tiền của Việt kiều Nga về Việt Nam và ngược lại của các ngân hàng Việt Nam. Theo Thương vụ Việt Nam tại Liên Bang Nga (Bộ Công Thương), kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga trong năm 2021 đạt 7,14 tỷ USD, tăng 25,9% so với năm 2020 và đứng thứ 21 trong số các đối tác thương mại chính của Liên bang Nga. Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT) là một tổ chức độc lập có trụ sở tại Bỉ, là một hệ thống nhắn tin nội bộ giữa hơn 11.000 ngân hàng và tổ chức tài chính tại hơn 200 quốc gia. Thống kê cho thấy, đã có hơn 40 triệu tin nhắn với lệnh chuyển hàng tỷ USD được gửi đi mỗi ngày thông qua SWIFT. Hiện nay có 291 thành viên ngân hàng của Nga nằm trong hệ thống SWIFT, đại diện cho 1,5% luồng giao dịch. Con số này tương đương với khoản thanh toán trị giá khoảng 800 tỷ USD mỗi năm. Tại Việt Nam có Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB) có giấy phép tham gia kênh thanh toán riêng sang Nga, cung cấp dịch vụ chuyển tiền song phương trực tiếp Việt - Nga, giúp các khách hàng và doanh nghiệp thực hiện các kênh thanh toán quốc tế giữa 2 nước trong nhiều năm qua./.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Xuất khẩu hàng hóa có thể bị gián đoạn nghiêm trọng khi không có SWIFT
14:36' - 28/02/2022
Giới giao dịch và các nhà phân tích nhận định hoạt động xuất khẩu mọi loại hàng hóa của Nga, từ dầu đến kim loại và ngũ cốc, sẽ bị gián đoạn nghiêm trọng vởi các lệnh trừng phạt mới của phương Tây.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các nước phương Tây nhất trí đưa Nga ra khỏi hệ thống SWIFT
07:47' - 27/02/2022
Đức và các đồng minh phương Tây đã nhất trí đưa Nga ra khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT.
-
Kinh tế Thế giới
EU để ngỏ việc loại Nga khỏi SWIFT
17:53' - 25/02/2022
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) vẫn để ngỏ phương án loại Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD duy trì sát mức cao nhất trong 13 tháng
15:39'
Trong phiên 22/11, đồng USD vẫn ở sát mức cao nhất trong 13 tháng khi các nhà đầu tư đánh giá về lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan lên kế hoạch hoãn thanh toán lãi trong 3 năm với các khoản nợ xấu
09:18'
Bộ Tài chính Thái Lan đã ấn định ngày cắt hạn cho các khoản nợ xấu là ngày 31/10/2024, để ngăn chặn các tài khoản mới cố tình vỡ nợ nhằm tham gia chiến dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
22:16' - 21/11/2024
Đà tăng của Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền điện tử này đã vượt qua mốc 98.000 USD trong ngày 21/11.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025
16:10' - 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
08:35' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ nếu kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư không được đáp ứng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá euro-yen có thể giảm vào cuối năm 2025?
17:50' - 20/11/2024
Tỷ giá giữa đồng euro và yen đang ngày càng được quan tâm do chính sách khác biệt giữa hai khu vực.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cựu quan chức IMF thúc giục các quốc gia kiểm soát nợ
14:10' - 20/11/2024
Ông Raghuram Rajan, người từng là nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cảnh báo các quốc gia, bao gồm cả Mỹ, không thể để nợ công tiếp tục gia tăng.
-
Tài chính & Ngân hàng
WHO huy động được gần 4 tỷ USD thông qua cơ chế tài chính mới
12:05' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã huy động được gần 4 tỷ USD thông qua một cơ chế mới, qua đó giúp đáp ứng nhu cầu tài chính của tổ chức này trong 4 năm tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF cảnh báo hệ lụy từ chính sách thuế “ăn miếng, trả miếng”
17:50' - 19/11/2024
Chính sách thuế quan đáp trả lẫn nhau có thể làm suy yếu triển vọng kinh tế của châu Á, làm tăng chi phí và gây đứt gãy chuỗi cung ứng,