Khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc có phương án tiêu thụ dự phòng
Theo Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), Trung Quốc hiện nay là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và có đường biên giới đất liền kéo dài với nhiều cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia, cửa khẩu phụ. Hơn nữa, đây còn là nơi giao nhận, thông thương số lượng lớn hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước.
Mặc dù bệnh viêm phổi cấp do virus Corona bùng phát trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, hàng hóa lưu thông ít nhưng để phòng chống dịch lan rộng, phía Trung Quốc đã áp dụng một số biện pháp hạn chế giao thương; trong đó thị Bằng Tường sẽ lùi thời gian mở các cửa khẩu với Việt Nam đến ngày 9/2 (trừ cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị Quan sẽ mở cửa từ ngày 3/2). Nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam hiện nay chỉ có thể xuất khẩu qua cửa khẩu phụ. Vì thế, việc lùi thời gian mở cửa khẩu sẽ làm ảnh hưởng đến việc xuất khẩu các loại nông sản này, đặc biệt là các mặt hàng đang vào vụ thu hoạch như dưa hấu, thanh long. Mặt khác, do tình hình lưu thông giữa các địa phương của Trung Quốc cũng gặp khó khăn vì các biện pháp chống dịch nên một số doanh nghiệp Trung Quốc có thể có động thái giãn tiến độ thực hiện các đơn hàng mua thanh long của Việt Nam. Trước tình hình trên, Bộ Công Thương đã nhanh chóng có thông báo về tình hình diễn biến tại các cửa khẩu và đề nghị doanh nghiệp theo sát diễn biến hoạt động xuất khẩu nông, thủy sản nói chung và trái cây nói riêng qua các tỉnh biên giới phía Bắc nhằm chủ động kế hoạch sản xuất, đóng gói, giao nhận, xuất khẩu hàng hóa tránh phát sinh ùn ứ và các tác động bất lợi khác. Ngoài ra, doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo thông lệ quốc tế, nâng cao chất lượng, triển khai tốt các quy định về truy xuất nguồn gốc, kê khai vùng trồng, cơ sở đóng gói cũng như các yêu cầu liên quan nhằm đáp ứng quy định, tiêu chuẩn đã thỏa thuận với nước nhập khẩu, tránh phát sinh rủi ro và giảm thiểu thiệt hại trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng cần dự tính phương án ứng phó với khả năng dịch bệnh diễn biến phức tạp, lan rộng, kéo dài dẫn đến việc giao thương với Trung Quốc gặp khó khăn hơn nữa, thậm chí không thể thực hiện được, từ đó có phương án kịp thời chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường khác, tiêu thụ trong nước hoặc đưa vào chế biến, trữ lạnh. Đáng lưu ý, Bộ Công Thương cũng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các doanh nghiệp chế biến tăng cường thu mua trái cây tươi tại các tỉnh để chế biến thành các sản phẩm như: nước ép, sấy khô... vừa nâng cao giá trị mặt hàng, vừa giúp nông sản có thể lưu giữ được lâu hơn. Các doanh nghiệp logistics sở hữu kho lạnh cũng cần vào cuộc, hỗ trợ các doanh nghiệp nông sản, dành diện tích bảo quản lạnh với giá ưu đãi để giúp các doanh nghiệp nông sản bảo quản nông sản, thủy sản trong thời gian tìm kiếm hợp đồng mới. Cục Xuất Nhập khẩu khuyến cáo, nếu dịch viêm phổi do virus Corona kéo dài, việc thông thương tại các cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc bị hạn chế khiến lưu lượng hàng hóa thông qua các cửa khẩu sẽ bị ảnh hưởng. Do vậy, các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh nông sản, cần lường trước tình huống để có giải pháp thay đổi phương thức giao hàng, chuyển hướng xuất khẩu hoặc tiêu thụ trong nước cho phù hợp./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tạm dừng xuất khẩu hàng theo chính sách cư dân qua cửa khẩu Quốc tế Lào Cai
18:24' - 30/01/2020
Từ ngày 30/1, phía Trung Quốc đã có thông báo tạm dừng toàn bộ hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam theo chính sách cư dân biên giới qua cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đến hết ngày 8/2.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ trở thành quốc gia xuất khẩu ròng năng lượng
15:56' - 30/01/2020
Cơ quan Quản lý thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ngày 29/1 cho biết, Mỹ sẽ là quốc gia xuất khẩu ròng năng lượng vào năm 2020 và sẽ duy trì vị trí này tới năm 2047.
-
Doanh nghiệp
Ngành da giày Việt Nam có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 24 tỷ USD
18:26' - 27/01/2020
Bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, năm 2020 các đơn hàng gia công giày dép, túi xách tiếp tục xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam.
-
Hàng hoá
Những tín hiệu vui trên thị trường xuất khẩu tôm hùm Mỹ
17:58' - 26/01/2020
Trong những năm trở lại đây, tôm hùm đã trở thành món ăn quen thuộc đối với tầng lớp trung lưu đang phát triển ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nơi màu đỏ được coi là biểu trưng của sự may mắn.
-
Kinh tế Việt Nam
Nông nghiệp Việt Nam và mục tiêu xuất khẩu trên 43 tỷ USD
11:18' - 26/01/2020
Năm 2020, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu tăng trưởng 3%, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt trên 43 tỷ USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08' - 30/11/2024
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23' - 30/11/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18' - 30/11/2024
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11' - 30/11/2024
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49' - 30/11/2024
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.