Khuyến cáo tránh rủi ro khi giao kết hợp đồng viễn thông và truyền hình trả tiền
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, tùy từng loại dịch vụ, các mẫu hợp đồng dịch vụ viễn thông, truyền hình trả tiền thường được thể hiện với nhiều tên gọi khác nhau.
Chẳng hạn như hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ truy nhập internet, điện thoại cố định, thông tin di động hình thức trả trước, trả sau, truyền hình trả tiền, truyền hình trả tiền trên mạng internet; điều khoản của hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ; điều khoản và điều kiện của hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ. Ngoài ra, với việc đa dạng hóa dịch vụ cung cấp theo nhu cầu thực tiễn, bên cạnh mẫu hợp đồng cung cấp từng dịch vụ riêng lẻ, nhiều doanh nghiệp cũng tích hợp cung cấp một hoặc một số dịch vụ viễn thông, truyền hình trả tiền trong một hợp đồng gọi là hợp đồng combo để khách hàng có thể lựa chọn. Hợp đồng dịch vụ viễn thông, truyền hình trả tiền có thể là một hợp đồng hoàn chỉnh hoặc được tách thành các tài liệu khác nhau như: hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ; điều khoản, điều khoản và điều kiện của hợp đồng; phụ lục hợp đồng. Các tài liệu này đều được quy định là một phần đính kèm, không tách rời và là bộ phận cấu thành bộ hợp đồng hoàn chỉnh, được bên cung cấp dịch vụ cung cấp cho khách hàng xem xét trước tại thời điểm giao kết hợp đồng. Nội dung chính về cung cấp dịch vụ, gói dịch vụ, gói cước, quyền và nghĩa vụ của các bên, tạm dừng hoặc chấm dứt hợp đồng, giải quyết tranh chấp,… thường được quy định trực tiếp tại hợp đồng hoặc điều khoản của hợp đồng. Các thông tin riêng biệt về từng giao dịch như: thông tin khách hàng, thông tin chi tiết về gói dịch vụ, gói cước, giá cước, danh mục kênh truyền hình, thanh toán cước,… có thể được quy định tại hợp đồng hoặc được tách thành phụ lục riêng của hợp đồng. Ngoài ra, bản điều kiện giao dịch chung về cung cấp và sử dụng dịch vụ do doanh nghiệp ban hành tài liệu này sẽ được cung cấp đính kèm hợp đồng cho khách hàng tại thời điểm giao kết hợp đồng. Bên cạnh đó, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cũng đưa ra một số lưu ý đối với người tiêu dùng khi giao kết hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực viễn thông, truyền hình trả tiền. Cụ thể, theo Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13 tháng 1 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung, một số dịch vụ viễn thông, truyền hình trả tiền thuộc nhóm danh mục phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan bảo vệ người tiêu dùng có thẩm quyền. Danh mục này bao gồm các dịch vụ điện thoại cố định mặt đất; thông tin di động mặt đất theo hình thức thanh toán trả sau; thông tin di động mặt đất hình thức thanh toán trả trước; truy nhập internet; truyền hình trả tiền. Như vậy, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình trả tiền cần thực hiện và hoàn thành thủ tục đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung về viễn thông, truyền hình trả tiền với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng hoặc Sở Công Thương trước khi giao kết với người tiêu dùng. Ngoài việc tuân thủ pháp luật chuyên ngành, hình thức và nội dung của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng cần tuân thủ các quy định cụ thể tại Luật Bảo vệ quyền lợi ngừoi tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Để tránh rủi ro và tranh chấp phát sinh từ việc giao kết các hợp đồng viễn thông, truyền hình trả tiền được soạn thảo sẵn, người tiêu dùng cần lưu ý một số vấn đề trước khi giao kết. Cụ thể, người tiêu dùng cần đề nghị doanh nghiệp cung cấp đầy đủ bộ hợp đồng hoàn chỉnh và đọc kỹ toàn bộ hợp đồng trước khi giao kết; lưu giữ một bản hợp đồng sau khi đã giao kết để làm cơ sở giải quyết các vấn đề hay tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Đồng thời, người tiêu dùng cần kiểm tra kỹ các thông tin của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đảm bảo các thông tin đã được doanh nghiệp điền đầy đủ, chính xác. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng cần kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình trả tiền và điều kiện giao kết hợp đồng của doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành khác có liên quan. Mặt khác, người tiêu dùng cũng cần kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ đăng ký của các doanh nghiệp tại Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng hoặc Sở Công Thương theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó, so sánh mẫu hợp đồng được cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thẩm quyền thông qua với mẫu hợp đồng do doanh nghiệp cung cấp để yêu cầu doanh nghiệp áp dụng đúng mẫu đã được cơ quan có thẩm quyền thông qua trong trường hợp có sự khác biệt. Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cũng lưu ý cần nghiên cứu kỹ các nội dung được doanh nghiệp chú thích và cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khuyến cáo tại các phần để trống trong hợp đồng được đăng ký để có sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi giao kết hợp đồng./.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Bộ Công Thương khuyến cáo bảo vệ thông tin cá nhân trên internet
17:35' - 17/07/2021
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cảnh báo nguy cơ rủi ro và đưa ra một số lưu ý bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng khi tham gia các hoạt động trực tuyến.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
Nga đang thiếu hụt lao động trầm trọng
16:13'
Với lực lượng lao động sụt giảm nghiêm trọng do xung đột địa chính trị và làn sóng nghỉ hưu ồ ạt, Chính phủ Nga đang tìm kiếm nguồn nhân lực để duy trì cỗ máy kinh tế vận hành trong thời chiến.
-
Kinh tế tổng hợp
Ứng phó bão số 3: Hải Phòng không còn tàu chưa liên lạc được, tàu hoạt động trong vùng nguy hiểm
14:12'
Đến thời điểm 13 giờ ngày 20/7, công tác chuẩn bị phòng chống bão số 3 của thành phố Hải Phòng đã được triển khai tới các cơ quan, xã, phường và đặc khu của thành phố.
-
Kinh tế tổng hợp
Quảng Ninh tạm dừng cấp phép rời cảng đối với tàu khách
13:30'
Cảng vụ Đường thủy và Đăng kiểm phương tiện thủy nội địa vừa ban hành công văn khẩn về việc tạm dừng cấp phép rời cảng, bến đối với các phương tiện vận chuyển khách trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
-
Kinh tế tổng hợp
Đảm bảo an toàn cho du khách, người dân trước cơn bão số 3
12:59'
Sở Du lịch Ninh Bình đề nghị các khu, điểm du lịch chủ động triển khai phương án phòng chống bão, mưa lũ kịp thời, hiệu quả, đặt an toàn tính mạng du khách lên hàng đầu, tuyệt đối không chủ quan.
-
Kinh tế tổng hợp
Hà Tĩnh cứu 34 người trên tàu chìm ở biển Thiên Cầm vào bờ an toàn
12:56'
Vào thời điểm trên, tàu du lịch Nguyễn Ngọc do ông Nguyễn Trọng Hoàng làm chủ đang trên đường vào bờ không may bị sóng đánh chìm tại khu vực đảo Bớc, cách bờ biển Thiên Cầm khoảng 0,5 hải lý.
-
Kinh tế tổng hợp
Ứng phó bão số 3: Không để gián đoạn công tác cấp cứu, điều trị cho người dân
12:24'
Để chủ động ứng phó với bão số 3, Bộ Y tế đã có công điện gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố liên quan về việc không để gián đoạn công tác cấp cứu, điều trị cho người dân.
-
Kinh tế tổng hợp
Vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long: Tìm thấy 45 nạn nhân, vẫn còn 4 người mất tích
11:58'
Sáng 20/7, UBND tỉnh Quảng Ninh chính thức thông tin về vụ tai nạn đắm tàu du lịch Vịnh Xanh 58, mã hiệu QN 48-7105, xảy ra trên Vịnh Hạ Long vào chiều (19/7).
-
Kinh tế tổng hợp
Xử lý 14 sự cố điện do mưa dông trong vòng 15 phút
10:34'
Chỉ trong 15 phút sau khi mưa dông xảy ra ở các tỉnh phía Bắc, ngành điện đã nhanh chóng xử lý 14 sự cố, cấp điện trở lại kịp thời cho khách hàng, thể hiện tinh thần trực chiến 24/7 và phản ứng nhanh.
-
Kinh tế tổng hợp
Đà Nẵng: Xuyên đêm khống chế vụ cháy rừng trồng keo
08:58'
Sáng 20/7, lực lượng chức năng với số lượng hàng trăm người tại xã Duy Xuyên (thành phố Đà Nẵng) vẫn đang nỗ lực khống chế vụ cháy tại khu vực rừng keo của người dân xảy ra trên địa bàn.