Tăng cường kiểm soát vận chuyển trái phép gia cầm
Trước tình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam tiếp tục diễn ra khá phức tạp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm soát, ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đặc biệt quan tâm, chỉ đạo các cơ quan liên quan, chính quyền các cấp tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới, cảng biển, đường sông,… để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép vào Việt Nam.“Sắp tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có cuộc họp liên ngành để tìm giải pháp kiểm soát vấn đề này vì Việt Nam có nhiều đường mòn, lối mở, cửa khẩu. Rất nhiều bộ phân liên quan đến kiểm soát nhập khẩu”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết.Thời gian qua, giá các sản phẩm gia cầm luôn ở mức thấp, khiến ngành gia cầm đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức. Nhiều doanh nghiệp và trang trại chăn nuôi gia cầm đang có nguy cơ phá sản; hàng ngàn cơ sở chăn nuôi gà,vịt phải giảm quy mô sản xuất, hoặc phải tạm ngừng hoạt động do thua lỗ kéo dài. Trước tình trạng trên, vừa qua, Hiệp hội chăn nuôi Gia cầm Việt Nam đã kiến nghị tới các cơ quan chức năng tăng cường các biện pháp phi thuế quan nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu các sản phẩm gia cầm như thời gian qua để bảo vệ sản xuất trong nước. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát tình trạng nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới, cảng biển, đường songChi phí vật tư đầu vào tăng cao, thị trường tiêu thụ bất ổn và giá sản phẩm đầu ra xuống sâu, khiến ngành chăn nuôi điêu đứng trong thời gian vừa qua. Cùng với giải pháp liên kết tổ chức sản xuất theo chuỗi, giảm trung gian thì việc kiểm soát tốt sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt là sản phẩm buôn bán trái phép cũng sẽ giúp bảo vệ sản xuất trong nước và sức khỏe người tiêu dùng.
Trước kiến nghị của Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam mới đây về tăng cường các biện pháp phi thuế quan nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu các sản phẩm gia cầm như thời gian qua để bảo vệ sản xuất trong nước, Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, việc kiểm soát thịt gia cầm nhập khẩu vào Việt Nam có sự kiểm tra, giám sát của cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu và kiểm soát chặt chẽ khi nhập khẩu.Bà Nguyễn Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, bất cứ sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam đều đảm bảo theo quy trình đàm phán đánh giá. Mỗi sản phẩm động vật nhập khẩu đều mất 4 - 5 năm để đánh giá, xem xét và đảm bảo quy trình chặt chẽ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.Cục Thú y phải thẩm định các hồ sơ về dịch bệnh, đồng thời giám sát cả quá trình đảm bảo an toàn thực phẩm tại nước nhập khẩu. Bà Nguyễn Thu Thủy cho rằng, nếu nói thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam không đảm bảo chất lượng là chưa phù hợp.Theo bà Nguyễn Thu Thủy, Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì không có các quy định phân biệt đối xử với các sản phẩm. Các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn nếu được xây dựng, có áp dụng với thực phẩm từ các nước nhập khẩu thì cũng phải áp dụng đối với thực phẩm ở trong nước."Sản phẩm gia cầm ở Việt Nam, cụ thể là gà đẻ trứng sau một thời gian khai thác vẫn được đưa vào sử dụng làm thực phẩm cho người dân tiêu dùng. Khi đàm phán, chúng ta cũng không thể nói loại gà này không được nhập khẩu về Việt Nam", bà Nguyễn Thu Thủy chia sẻ.Về kiểm tra, kiểm dịch sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu, bà Nguyễn Thu Thủy cho biết, thực hiện Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, ngành nông nghiệp đã giảm số mẫu về kiểm tra an toàn thực phẩm đến 95%. Do đó, tỷ lệ kiểm tra lô hàng nhập khẩu là 5%, nghĩa là trong 100 lô hàng chỉ kiểm tra 5 lô hàng.Qua kiểm tra đối với thực phẩm động vật trên cạn nhập khẩu (thịt gà, thịt lợn, thịt bò…) trong 2 năm qua, cơ quan thú y chưa phát hiện vụ việc nào có tồn dư dư lượng trên thực phẩm đến mức phải cảnh báo.Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y đang rà soát lại tiêu chuẩn thực phẩm của các nước đang xuất khẩu các sản phẩm thịt vào Việt Nam.
Trước tình trạng giá sản phẩm chăn nuôi ở mức thấp trong thời gian qua, theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, hiện có nhiều tác động đến lĩnh vực chăn nuôi; trong đó có chăn nuôi gia cầm.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Giải pháp nào gỡ khó cho chăn nuôi gia cầm?
10:32' - 17/05/2023
Nhiều doanh nghiệp và trang trại chăn nuôi gia cầm đang có nguy cơ phá sản; hàng ngàn cơ sở chăn nuôi gà, vịt phải giảm quy mô sản xuất, hoặc phải tạm ngừng hoạt động do thua lỗ kéo dài.
-
Phân tích doanh nghiệp
Doanh nghiệp chăn nuôi lợn lỗ nặng
10:43' - 15/05/2023
Kết quả kinh doanh "u ám" trong quý I vừa qua cho thấy những khó khăn rất lớn mà doanh nghiệp chăn nuôi lợn đang phải đối diện.
-
Kinh tế Việt Nam
Gia Lai: Thận trọng trong việc kêu gọi đầu tư các dự án chăn nuôi quy mô nhỏ
17:05' - 25/04/2023
Trong một số cuộc họp, đã có nhiều ý kiến của sở, ngành liên quan cho rằng, tỉnh Gia Lai cần thận trọng trong việc thu hút các dự án chăn nuôi.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá hàng hóa đồng loạt tăng, chỉ số MXV-Index hồi phục
10:01'
Trên thị trường năng lượng, giá các mặt hàng năng lượng cũng như kim loại đồng loạt tăng mạnh. Động lực tăng giá đến từ các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ nhắm đến mặt hàng dầu thô Iran.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới cao nhất trong hai tuần do lệnh trừng phạt mới đối với Iran
07:41'
Giá dầu thế giới tăng gần 2% vào phiên 16/4 và đạt mức cao nhất trong hai tuần, sau khi Mỹ ban hành các lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động xuất khẩu dầu của Iran.
-
Hàng hoá
Giá dầu có khả năng giảm sâu hơn do lo ngại kinh tế toàn cầu suy thoái
16:43' - 16/04/2025
Giá dầu giảm khoảng 1% chiều 16/4 khi các chính sách thuế quan bất ổn của Mỹ khiến thị trường lo ngại chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tác động đến tăng trưởng kinh tế và nhu cầu năng lượng toàn cầu.
-
Hàng hoá
Quy định xuất khẩu chanh leo chính ngạch sang Trung Quốc
15:25' - 16/04/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả chanh leo tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu iPhone từ Ấn Độ sang Mỹ cao kỷ lục
14:58' - 16/04/2025
Các nhà cung ứng chính của Apple tại Ấn Độ là Foxconn và Tata đã xuất khẩu lượng điện thoại thông minh iPhone trị giá gần 2 tỷ USD sang Mỹ riêng trong tháng 3/2025.
-
Hàng hoá
MXV: Thị trường kim loại tăng giá trong khi giá nông sản suy yếu
09:52' - 16/04/2025
Thị trường kim loại tiếp tục duy trì đà tăng trong phiên giao dịch ngày 15/4 với lực mua áp đảo nhờ kỳ vọng Mỹ sẽ sớm hạ lãi suất và tín hiệu tiêu thụ tích cực từ các ngành công nghiệp chủ chốt.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới giảm trong bối cảnh bất ổn về thuế quan
07:35' - 16/04/2025
Nhà phân tích Giovanni Staunovo nhận định nếu chiến tranh thương mại leo thang hơn nữa, các kịch bản rủi ro tiêu cực có thể khiến giá dầu Brent giao dịch ở mức 40-60 USD/thùng trong những tháng tới.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng tiếp tục giảm trong kỳ điều hành ngày 17/4
19:20' - 15/04/2025
VPI dự báo giá bán lẻ xăng E5 RON 92 có thể giảm 661 đồng (3,5%) về mức 18.219 đồng/lít, còn xăng RON 95-III có thể giảm 595 đồng (3,1%) về mức 18.605 đồng/lít.
-
Hàng hoá
Mỹ xem xét miễn thuế ô tô, giá dầu phản ứng tích cực
15:26' - 15/04/2025
Đà tăng của giá dầu xuất hiện sau khi Tổng thống Mỹ thông báo sẽ miễn trừ thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng điện tử và xem xét điều chỉnh thuế áp dụng đối với ô tô và linh kiện ô tô nhập khẩu.