Kiểm toán phát hiện 33 địa phương sử dụng sai nguồn kinh phí 1.382 tỷ đồng
Nhiều sai sót trong quản lý thu ngân sách
Theo Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Trần Khánh Hòa, năm 2016, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại 204 đơn vị. Qua kiểm toán ngân sách nhà nước năm 2015 cho thấy, tình trạng hạch toán, kê khai thiếu doanh thu, xác định sai chi phí, từ đó tính thiếu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận còn lại phải nộp ngân sách nhà nước… vẫn diễn ra khá phổ biến.Kiểm toán Nhà nước xác định số phải nộp ngân sách tăng thêm 11.365 tỷ đồng, trong đó đơn vị có kiến nghị nộp lớn như: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 2.054 tỷ đồng, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH Một thành viên 1.755 tỷ đồng, Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn - TNHH Một thành viên 1.264 tỷ đồng...
Đặc biệt, qua đối chiếu 1.653 người nộp thuế, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị các khoản phải nộp ngân sách tăng thêm 2.050 tỷ đồng, trong đó có doanh nghiệp nộp tăng thêm 882 tỷ đồng.
Chi ngân sách còn một số tồn tại Tình trạng sử dụng kinh phí ngân sách chưa phù hợp với chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước từng bước được khắc phục.Tuy nhiên, dự toán chi vẫn lặp lại các sai sót đã được phát hiện trong những năm trước về xây dựng và phân bổ kế hoạch vốn; hỗ trợ kinh phí hoạt động cho một số hội, câu lạc bộ không thuộc danh mục theo quy định của Chính phủ; xác định thiếu phần tiết kiệm chi thường xuyên để thực hiện cải cách tiền lương; bố trí dự toán các khoản chi không đúng quy định; phân bổ dự toán cho một số đơn vị nhưng không có nhiệm vụ chi cụ thể.
Vụ trưởng Trần Khánh Hòa cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao chi tiết kế hoạch vốn chậm và giao nhiều lần; trình phương án điều chỉnh và phương án phân bổ vốn nước ngoài bổ sung chậm; bố trí kế hoạch vốn cho dự án không theo thứ tự ưu tiên; bố trí cho nhiều dự án khởi công mới không đảm bảo điều kiện; bố trí cho 18 dự án không có cơ sở (575 tỷ đồng), vượt tỷ lệ hỗ trợ ngân sách Trung ương (20 tỷ đồng); không đúng đối tượng hoặc vượt tỷ lệ quy định tại các Chương trình (332 tỷ đồng); phê duyệt cơ cấu nguồn vốn ngân sách trung ương trong tổng mức đầu tư vượt tỷ lệ hỗ trợ quy định 1.004,9 tỷ đồng. Các sai sót trong chấp hành trình tự đầu tư đã được Kiểm toán Nhà nước phát hiện và kiến nghị trong những năm vừa qua vẫn xảy ra tại không ít các dự án được kiểm toán trong năm 2016. Kiểm toán 1.228 dự án của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị giảm trừ 12.399 tỷ đồng. Một số bộ, cơ quan Trung ương, địa phương và đơn vị được kiểm toán vẫn còn quyết toán một số khoản chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức. 33/46 địa phương được kiểm toán sử dụng sai nguồn kinh phí 1.382 tỷ đồng. Một số đơn vị sử dụng nguồn cải cách tiền lương cho mục đích khác sai quy định 617 tỷ đồng. Về nợ đọng xây dựng cơ bản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa tổng hợp số nợ đọng nguồn ngân sách địa phương để báo cáo Chính phủ theo quy định. Qua kiểm toán cho thấy, 30/48 địa phương được kiểm toán phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản mới 7.227 tỷ đồng, các bộ, cơ quan Trung ương 107 tỷ đồng.Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến 31/01/2016 có 53 tỉnh, thành phố phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản 15.218 tỷ đồng (trong đó 1.147 xã đạt chuẩn nông thôn mới nợ đọng 7.138 tỷ đồng, bình quân 6,2 tỷ đồng/xã).
Ông Hòa cho biết, bên cạnh các hạn chế, sai sót trong quá trình đầu tư, công tác quản lý các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BT, các dự án sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn trái phiếu Chính phủ và các chương trình mục tiêu quốc gia còn bộc lộ nhược điểm, sai phạm, tùy tiện, lãng phí, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị giảm thời gian thu phí hoàn vốn của 27 dự án BOT được kiểm toán (năm 2016 là 21 dự án) so với phương án tài chính ban đầu 107,4 năm, trong đó dự án giảm nhiều nhất là hơn 13 năm.
Kết quả kiểm toán doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tài chính ngân hàng chỉ ra rằng, hầu hết các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp có sai sót trong việc hạch toán tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí; trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá đầu tư tài chính, thu lợi nhuận sau thuế không đúng quy định.Qua kiểm toán, Kiểm toàn Nhà nước đã kiến nghị tăng thu ngân sách nhà nước 6.241,8 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao, thua lỗ lớn, âm vốn chủ sở hữu, có nguy cơ ngừng hoạt động hoặc phải giải thể; nhiều doanh nghiệp quản lý công nợ chưa chặt chẽ.
Đặc biệt, Dự án xây dựng công trình Nhà máy sản xuất phân bón Điamon Photphat số 2 thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam quá trình thực hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để làm rõ. Kiểm toán tại 7 doanh nghiệp cổ phần hóa, Kiểm toán Nhà nước đã xác định tăng giá trị vốn nhà nước 20.818 tỷ đồng.
Kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2015 đã có chuyển biến tích cực, đạt 75,6% tổng số kiến nghị (năm 2014 đạt 64,3%) với số tiền thực hiện đến hết năm 2016 là 15.794 tỷ đồng, trong đó tăng thu, giảm chi ngân sách 10.195 tỷ đồng, đạt 82,3% (năm 2014 đạt 75%). Tránh chồng chéo giữa thanh tra và kiểm toán Tại buổi họp báo, lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước đã trả lời nhiều câu hỏi liên quan đến việc tránh thanh tra, kiểm toán chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp, vấn đề còn có ý kiến khác nhau về kết quả kiểm toán. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Cao Tấn Khổng cho biết, Kiểm toán là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập, thực hiện kiểm toán tài chính và tài sản công, có chức năng xác nhận kinh phí chi tiêu của Nhà nước, mối quan hệ tài chính và tài sản công, đánh giá, kết luận và kiến nghị chứ không phải là tìm ra sai phạm. Trong quá trình lập kế hoạch, Kiểm toán Nhà nước đã phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và xin ý kiến đại biểu Quốc hội với một quy trình chặt chẽ. Kế hoạch kiểm toán là kế hoạch cao nhất, ông Khổng nói.Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cơ quan này cũng vận dụng, xử lý hài hòa, có những điều chỉnh phù hợp.
Chẳng hạn, việc kiểm toán đất đai tại Thành phố Hồ Chí Minh, đúng nguyên tắc là Kiểm toán Nhà nước vào làm nhưng Thanh tra Chính phủ đã kiểm tra, gắn với xử lý khiếu nại, tố cáo nên cơ quan này không tiếp tục kiểm toán.
Theo Vụ trưởng Trần Khánh Hòa, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã ban hành Chỉ thị 1034 chấn chỉnh hoạt động kiểm toán, tránh chồng chéo, trùng lắp ngay từ trong nội bộ của Kiểm toán Nhà nước.Trong kiểm toán, lồng ghép một cách tối đa các nội dung để các đơn vị không phải tiếp nhiều lần.
Trong định hướng xây dựng kế hoạch năm 2018, cơ quan này sẽ trao đổi với Thanh tra Chính phủ, xác định rõ tên dự án, chương trình mục tiêu, chuyên đề, ban hành sớm để các bộ, ngành, đơn vị biết, tránh trùng dẫm.
Phản hồi ý kiến của một số bộ, ngành liên quan đến kết quả kiểm toán Về thông tin có ý kiến khác nhau đối với kết quả kiểm toán, cụ thể là việc báo chí đưa tin Bộ Kế hoạch – Đầu tư phản ứng với kết luận kiểm toán về quản lý vốn đầu tư, Bộ Y tế có ý kiến về kết luận kiểm toán việc đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế, ông Hòa khẳng định các kết luận, kiến nghị đều được phản ánh khách quan, trung thực về tình hình quản lý tài sản công.Các kết luận, kiến nghị được dựa trên các bằng chứng chính xác, xác thực, hợp lý và hợp pháp. Khi thu thập thông tin đều có trao đổi với đơn vị được kiểm toán, có biên bản xác nhận.
“Chúng tôi chưa nhận được phản hồi bằng văn bản của Bộ Kế hoạch – Đầu tư và Bộ Y tế về các kết quả kiểm toán”, ông Hòa cho hay. Dẫn giải, ông Hòa nêu rõ, vốn đầu tư công phân bổ chậm nhiều lần. Quốc hội quyết định bổ sung 30.000 tỷ đồng vốn ngoài nước trong năm 2015 và phải phân bổ trước 31/12 nhưng sau 16 tháng Chính phủ mới có quyết định phân giao kế hoạch vốn. Còn theo Phó Tổng Kiểm toán Cao Tấn Khổng, bằng chứng về kiểm toán không chỉ là bằng chứng về hóa đơn chứng từ mà còn có bằng chứng về chủ trương, về biện pháp và các văn bản chỉ đạo. “Nếu không thu thập bằng chứng đầy đủ thì đánh giá không đúng, sẽ vi phạm pháp luật”, ổng Khổng nói. Kết quả kiểm toán là đánh giá cả sinh mạng chính trị. Phấn đấu là cả quá trình, còn vấn đề đạo đức nghề nghiệp, đạo đức con người, công bố con số của kiểm toán là đúng từng câu, từng chữ, không thể dùng con số của kiểm toán mà tự muốn nói thế nào thì nói – ông Khổng bày tỏ./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung dự án đầu tư xây dựng trụ sở Kiểm toán Nhà nước
20:12' - 25/05/2017
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt bổ sung Đề án đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của Kiểm toán Nhà nước từ năm 2012 - 2020 tại Quyết định 737/QĐ-TTg ngày 20/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
12 dự án yếu kém của ngành Công Thương: Phá sản cũng phải quyết toán và kiểm toán
12:59' - 21/04/2017
Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là quyết tâm tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà máy hoạt động trở lại. Nếu không hoạt động trở lại được, phải có phương án xử lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước đề nghị đưa dự án sử dụng vốn vay nước ngoài vào danh mục kiểm toán
15:58' - 13/04/2017
Ngày 13/4, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Kiểm toán Nhà nước đưa một số chương trình, dự án đầu tư từ nguồn vay nước ngoài vào danh sách kiểm toán hàng năm.
-
Chuyển động DN
Lợi nhuận năm 2016 của Vietjet tăng 206 tỷ đồng sau kiểm toán
15:15' - 03/04/2017
Lợi nhuận sau kiểm toán của Vietjet năm 2016 tăng thêm 206 tỷ đồng do chi phí giá vốn hàng bán được điều chỉnh giảm mạnh tới 435 tỷ đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Diện mạo mới hạ tầng giao thông ĐBSCL
12:22'
Từ nơi là “vùng trũng” cao tốc nhưng chỉ trong thời gian ngắn, hạ tầng giao thông ĐBSCL đã có sự chuyển biến tích cực, ngày càng hoàn thiện với nhiều cây cầu hiện đại cùng 120 km đường cao tốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone
12:19'
Sáng 7/4, tại Thủ đô Vientiane, Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính vào viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào Khamtay Siphandone.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Những công trình kết nối những bờ vui
11:02'
Cng ngược dòng thời gian tìm về với quá khứ đã qua, so với hiện tại, định hướng tương lai,… để thấy những câu chuyện về quá trình phát triển của hạ tầng giao thông trên vùng sông nước Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo: Đơn vị nào định hướng?
10:45'
Bộ NN và MT giao Viện Chiến lược Chính sách NN và Môi trường rà soát thị trường tiềm năng, thị trường mới; trong đó, phân tích loại gạo nào phù hợp với thị trường mới, đối thủ cạnh tranh là ai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku
10:45'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.
-
Kinh tế Việt Nam
Tương lai cho minh bạch hóa thị trường
09:05'
Trước nhu cầu minh bạch thông tin sản phẩm ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào truy xuất nguồn gốc đã trở thành một xu thế không thể thiếu nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương
08:40'
Chủ tịch nước Lương Cường cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo địa phương vào Thượng cung thành kính dâng hương, hoa, lễ vật tưởng nhớ, tri ân công đức của các Vua Hùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức khởi công, khánh thành trực tuyến đồng loạt các công trình lớn
08:10'
Văn phòng Chính phủ phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và các tỉnh, thành phố để rà soát danh sách các công trình, dự án báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch và Tổng Thư ký IPU
08:03'
Chiều 6/4, trong khuôn khổ tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch IPU Tulia Ackson.