Kiên Giang đặt mục tiêu hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm 1,5 - 2%
Kiên Giang có hơn 56.000 hộ Khmer, khoảng 237.000 nhân khẩu, chiếm hơn 13% dân số của tỉnh và là tỉnh có số hộ Khmer đông thứ ba ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (sau Sóc Trăng và Trà Vinh).
Những năm gần đây, thông qua các phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, trên địa bàn tỉnh xuất hiện ngày càng nhiều hộ có mô hình làm ăn hiệu quả, thu nhập từ vài trăm đến hàng tỷ đồng mỗi năm.
Là nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu ở xã Thới Quản, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, ông Danh Be (52 tuổi) thường được chính quyền địa phương ghi nhận, biểu dương trong các hội nghị điển hình tiên tiến. Ông Be cho biết, để có được cơ ngơi vững chắc như ngày nay, vợ chồng ông trải qua nhiều gian nan, vất vả.
Sau khi kết hôn vào năm 1992, vợ chồng ông được cha mẹ hai bên cho 6 công ruộng. Do ít đất sản xuất và thời điểm đó làm lúa thất bát, giá lúa rất thấp nên nguồn thu nhập không đảm bảo cho cuộc sống gia đình. Vì vậy, vợ chồng ông mua 2 con trâu nuôi để cộ lúa, bừa, trục đất mướn. Sau vài năm, cặp trâu sinh sản thêm thành đàn trâu gần chục con và gia đình ông cùng những người làm công đi làm thuê không chỉ ở Kiên Giang mà còn đến một số tỉnh lân cận như: Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu để cộ lúa, trục đất, bừa đất.
Trong những năm này, số tiền tích lũy được vợ chồng ông Be mua đất ruộng và mua vuông nuôi tôm ở một vùng chuyên sản xuất lúa-tôm của huyện Gò Quao. Khoảng 7 năm gần đây, do người dân áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp nên ông Be chuyển sang nuôi trâu bán lấy thịt. Hiện tại, với hơn 3,5ha đất ruộng, hơn 3,5 ha vuông nuôi tôm, cua, lúa kết hợp và đàn trâu, trung bình mỗi năm mang về nguồn thu nhập gần 1 tỷ đồng. Năm 2022, ông Be xây căn nhà rộng hơn 150 mét vuông và làm hàng rào với tổng kinh phí gần 1 tỷ đồng.
“Việc sản xuất hiệu quả được như ngày nay cũng nhờ Nhà nước đầu tư hệ thống thủy lợi, đường giao thông nông thôn, hướng dẫn sản xuất an toàn sinh học. Vì vậy, tôi luôn chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và đóng góp được gì cho quê hương, cho xã hội, vợ chồng tôi luôn sẵn sàng. Hiện tại, gia đình tôi tự nguyện hiến khoảng 500 mét vuông đất để mở rộng lộ đạt chuẩn nông thôn mới”, ông Be chia sẻ.
“Ông Danh Be là người Khmer siêng năng, nhạy bén trong sản xuất, là nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu của địa phương. Bên cạnh đó, gia đình ông còn tích cực đóng góp cùng chính quyền địa phương, các hội, đoàn thể làm tốt công tác an sinh xã hội, giảm nghèo…”, ông Nguyễn Thanh Phong, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thới Quản, huyện Gò Quao nhận xét.
Chị Thị Đào là hội viên phụ nữ sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu ở xã Thới Quản, huyện Gò Quao với tổng thu nhập từ các mô hình từ 1,8 tỷ - 2 tỷ đồng mỗi năm. Chị Đào cho biết, do hai bên gia đình cũng khó khăn nên sau khi kết hôn, vợ chồng chị lập nghiệp với hai bàn tay trắng.
Cụ thể, sau khi ra ở riêng, chị Đào làm nghề may đồ, còn chồng làm thợ cửa sắt. Khoản tiền công thu được, chị Đào xây chuồng để nuôi lợn sinh sản và lợn thịt nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình. Đến năm 2011, sau khi tích lũy được một số vốn, chị Đào mua được 1,2 ha đất ruộng để trồng lúa; đồng thời, đầu tư kinh doanh bàn ghế, rạp cưới và tận dụng khoảng trống trước sân nhà làm đồ nướng bán với các món: cút quay; gà, vịt nướng; hột gà nướng; bán thêm nước sâm, nước mía và kinh doanh thêm bột ngũ cốc.
“Có được cuộc sống ổn định như hiện nay cũng nhờ sự giúp đỡ của các cấp Hội Phụ nữ đã nhận ủy thác cho tôi vay 50 triệu đồng làm vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh. Vợ chồng tôi cứ quần quật với công việc suốt ngày đến tận 21h tối mới xong. Tuy vất vả nhưng có thu nhập để lo cho 2 con ăn học đàng hoàng, đồng thời có thể đóng góp một phần vào công tác an sinh xã hội của địa phương, nhất là công tác của Hội Phụ nữ. Nhờ vậy, vợ chồng tôi có niềm vui, động lực để làm”, chị Đào cho hay.
Theo Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có trên 30 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc Khmer được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao; 100% xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số có đường giao thông nông thôn. Hộ gia đình đồng bào Khmer sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt khoảng 90%. Theo kết quả tổng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn đa chiều giai đoạn 2022 - 2025, tỉnh có hơn 3.000 hộ nghèo dân tộc thiểu số, chiếm 4,7%.
Hằng năm, tỉnh Kiên Giang có khoảng 4.600 người dân tộc thiểu số, phần lớn là đồng bào dân tộc Khmer tham gia học nghề tập trung ở các trình độ cao đẳng, trung cấp, qua đó giải quyết việc làm hơn 3.000 lao động/năm. Các chế độ, chính sách miễn giảm học phí, cử tuyển dành cho học sinh, sinh viên được triển khai kịp thời, đầy đủ.
Theo ông Danh Phúc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang, để đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, thu hẹp khoảng cách về mức sống, tỉnh đề ra mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020 (gần 100 triệu đồng/người/năm); hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm từ 1,5 - 2%. Tỉnh phấn đấu 50% số xã, ấp ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn; 100% xã vùng dân tộc thiểu số có đường ô tô đến trung tâm xã và đường liên xã được thảm nhựa hoặc bê tông.
Mỗi năm, tỉnh Kiên Giang có hơn 150.000 nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp; trong đó, có khoảng 35.000 hộ Khmer. Phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi trong đồng bào Khmer ngày càng phát triển và có sự lan tỏa với đa dạng các mô hình như: nuôi gia súc gia cầm, nuôi cá lồng bè, nuôi cá nước ngọt, nuôi lươn, nuôi ba ba, trồng lúa, trông hoa màu, cây ăn trái…
“Để giúp nông dân sản xuất đạt hiệu quả, các ngành chức năng tỉnh đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả dự báo để định hướng sản xuất; đồng thời, triển khai đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách dân tộc để người dân được thụ hưởng đúng quy định”, ông Danh Phúc chia sẻ thêm.
Tin liên quan
-
Đời sống
Kiên Giang đặt mục tiêu giới thiệu việc làm cho ít nhất 8.000 thanh niên
10:09' - 07/06/2024
Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè tỉnh Kiên Giang năm 2024 sẽ thực hiện các chỉ tiêu như: Vận động xây mới ít nhất 15 nhà nhân ái cho đoàn viên, giới thiệu việc làm cho ít nhất 8.000 thanh niên.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp tại Kiên Giang kiến nghị giảm tần suất thanh tra, kiểm tra
21:34' - 24/05/2024
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành đề nghị các hội, hiệp hội phát huy hơn nữa vai trò kết nối hỗ trợ các doanh nghiệp cùng vượt qua khó khăn, thích ứng với tình hình mới.
-
Kinh tế tổng hợp
Kiên Giang nâng cao chất lượng đào tạo gắn với giới thiệu việc làm
16:03' - 21/05/2024
Qua khảo sát việc làm định kỳ của Trường Đại học Kiên Giang cho thấy, sinh viên có việc làm trước khi làm lễ tốt nghiệp đạt trên 75% và sau một năm tốt nghiệp đạt trên 95%.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 13/7
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 13/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 13/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Khám phá thành phố Taxco - “thủ đô bạc” của Mexico
07:00' - 12/07/2025
Giữa những dãy núi trùng điệp của bang Guerrero (Mexico), có một thành phố nhỏ nhưng đầy mê hoặc là Taxco.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 12/7
05:00' - 12/07/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 12/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 12/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Kết nối hỗ trợ, bảo vệ trẻ bị bạo hành tại Trường Mầm non Gia Thụy, Hà Nội
19:12' - 11/07/2025
Cô giáo chia sẻ, do cháu không ngủ trưa cô phạt, nhà trường mong muốn gia đình bỏ qua sự việc nhưng gia đình không đồng ý.
-
Đời sống
Hà Nội: Hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho 768.000 học sinh tiểu học
16:20' - 11/07/2025
Hà Nội dự kiến sử dụng tổng kinh phí hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học tại các trường công lập và tư thục ở thành phố.
-
Đời sống
Ngày Dân số Thế giới 11/7: Dân số thế giới sẽ đạt đỉnh vào giữa những năm 2080
15:47' - 11/07/2025
Ngày Dân số Thế giới là một sự kiện thường niên diễn ra vào ngày 11/7 hằng năm, nhằm nâng cao nhận thức của toàn thế giới về các vấn đề dân số toàn cầu.
-
Đời sống
Rùa biển quý hiếm bất ngờ trở lại Hòn Cau đẻ trứng
15:45' - 11/07/2025
Đây là lần thứ 2 trong năm, cá thể rùa mẹ nói trên quay lại Hòn Cau để đẻ trứng. Lần trước vào ngày 23/6 với ổ trứng có 108 trứng. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng.
-
Đời sống
Giữ hồn dân tộc qua những lớp học chữ Khmer
14:30' - 11/07/2025
Những năm qua cứ vào dịp hè, nhiều ngôi chùa Khmer trên địa bàn tỉnh An Giang đều mở các lớp dạy chữ Khmer, thu hút đông đảo học sinh tham gia học.
-
Đời sống
FPT Play sở hữu độc quyền bản quyền Giải vô địch bóng đá U23 Đông Nam Á Mandiri Cup 2025
13:33' - 11/07/2025
FPT Play vừa công bố trở thành đơn vị sở hữu độc quyền bản quyền và sẽ phát sóng trọn vẹn giải ASEAN U23 Mandiri Cup2025 tại Việt Nam.