Kiến nghị giải pháp khôi phục du lịch quốc tế
Nguyên nhân cơ bản của kết quả rất khiêm tốn này là do chính sách cách ly y tế đối với khách du lịch quốc tế chưa thông thoáng, rõ ràng, chưa thống nhất trong cả nước, mỗi địa phương có thể quy định khác nhau. Khách lo lắng có sự phân biệt đối xử giữa khách quốc tế và khách nội địa trong phòng chống dịch bệnh.
Bên cạnh đó, chính sách visa cho khách vào Việt Nam không thông thoáng như trước năm 2020. Hầu hết khách vào Việt Nam trong thời gian này là người Việt Nam hoặc khách từ các nước Việt Nam đã miễn visa hàng chục năm. “Nay họ rất khó hiểu khi phải xin duyệt, cấp visa với nhiều thủ tục phức tạp. Trong khi các nước xung quanh Việt Nam đều đưa các quy định đơn giản, thông thoáng hơn ta để thu hút khách, thì Việt Nam với các quy định hiện nay sẽ càng khó khăn hơn trong việc thu hút khách du lịch”, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch Việt Nam cho biết.
Trước tình hình đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam trong bối cảnh du lịch toàn cầu đang gấp rút chuẩn bị nhanh chóng cho giai đoạn khôi phục đưa du lịch trở lại vị trí của một ngành kinh tế hầng đầu thế giới, du lịch Việt Nam cần thiết phải đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa các chính sách thông thoáng, cởi mở, thể hiện sự an toàn và mạnh mẽ của chế đội xã hội ưu việt của Việt Nam, đồng thời tăng cường chất lượng dịch vụ và ứng xử văn minh với khách du lịch, thể hiện bản sắc văn hóa, nhân văn sâu sắc của dân tộc Việt Nam.
Với trách nhiệm là tổ chức xã hội nghề nghiệp, đại diện cho quyền lợi và lợi ích hợp pháp của trên 40.000 doanh nghiệp du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đề nghị với chính sách visa đối với khách du lịch quốc tế, Thủ tướng cho phép khôi phục lại các chính sách về visa cho khách du lịch mà Việt Nam đã thực hiện từ trước năm 2020.
Đặc biệt đối với các nước là thị trường nguồn chủ yếu của Du lịch Việt Nam trước năm 2020 như Hàn Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga, Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha và 4 nước Bắc Âu. Việt Nam đã miễn visa đơn phương cho khách du lịch từ các quốc gia này thì nay Việt Nam không nên thay đổi.
Nếu Việt Nam không tiếp tục miễn visa đơn phương cho công dân các nước này đi du lịch Việt Nam sẽ tạo ra một luồng thông tin trái chiều, ảnh hưởng không chỉ đến du lịch mà còn đến các ngành, các lĩnh vực khác. Tùy theo điều thực tế, nếu Chính phủ cho phép miễn visa du lịch cho công dân một số quốc gia khác như Mỹ, Canada, Australia... thì chắc chắn lượng khách sẽ tăng rất nhanh.
Về phòng chống dịch COVID-19, hiện nay, các nước trên thế giới cơ bản đều quy định điều kiện phòng chống dịch COVID-19 khi nhập cảnh cho khách là giống nhau như: Khách tiêm đủ liều vaccine (hoặc khỏi dịch COVID-19 trong 6 tháng); Khách có kết quả âm tính khi thử PCR trong thời gian 72 giờ trước khi lên máy bay.
Với hai điều kiện này, khách có thể di chuyển tùy ý đến các điểm du lịch an toàn của các quốc gia. Để thu hút khách du lịch, Việt Nam cũng cần thực hiện thông lệ quốc tế, đồng thời đảm bảo sự công bằng giữa khách du lịch nội địa và khách quốc tế.
Vì vậy, đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế yêu cầu cả nước thực hiện nghiêm túc quy định của Bộ, không tự quy định cách ly những người có đủ điểu kiện di chuyển. Thông tin này cần được truyền thông rộng rãi trong nước và ngoài nước để thế giới hiểu đúng về công cuộc phòng 3 chống dịch COVID-19 ở Việt Nam, tránh những quy định trái chiều từ một vài địa phương làm ảnh hưởng đến hình ảnh của đất nước, làm mất đi thiện cảm của khách đối với Việt Nam.
Về quy định khách phải có kết quả âm tính khi thử PCR trong thời gian 72 giờ trước khi nhập cảnh vào Việt Nam là không thực tế, không giống các nước trên thế giới và làm khó cho khách du lịch.
Trong trường hợp khách du lịch phải bay theo lộ trình 2- 3 ngày mới đến Việt Nam, việc thử PCR để có kết quả âm tính trước khi nhập cảnh là điều không thể thực hiện được. Hiệp hội Du lịch Việt Nam đề nghị nên quy định khách chỉ cần có kết quả âm tính khi thử PCR trong vòng 72 giờ trước khi lên máy bay là đủ.
Về quy định khách vào Việt Nam phải đi theo tour trọn gói, Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng, khách có đủ điều kiện về phòng dịch COVID-19 có thể đi lẻ, đi theo nhóm nhỏ (theo xu thế toàn cầu hiện nay). Vì vậy, việc quy định khách vào Việt Nam phải đi theo các chương trình trọn gói, do các công ty lữ hành phục vụ, là không phủ hợp.
Về thời gian mở cửa đón khách quốc tế, theo Hiệp hội Du lịch Việt Nam, thời điểm mở cửa đón khách quốc tế không cần quy định là từ ngày 1/2; 1/3 hay 1/ 5 mà cần hiểu là sẽ bắt đầu từ khi Thủ tướng ban hành việc khôi phục chính sách visa như giai đoạn trước năm 2020 và ban hành các quy định mới, rõ ràng và thống nhất cả nước về phòng chống dịch COVID-19 trong đó xác định không cách ly đối với khách có đủ điều kiện nhập cảnh. Tùy theo năng lực của mình, các doanh nghiệp và địa phương sẽ chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đón và phục vụ khách vào thời điểm thích hợp.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Dịch vụ vận tải và du lịch nhộn nhịp hơn vào dịp đầu năm mới
14:04' - 29/01/2022
Hoạt động vận tải trong tháng đầu tiên của năm mới 2022 nhộn nhịp hơn so với các tháng trước do đây là thời điểm giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần nên nhu cầu tăng cao.
-
Kinh tế & Xã hội
Kiến nghị tận dụng “thời điểm vàng”, giúp du lịch Việt Nam “cất cánh”
17:05' - 27/01/2022
Việc Việt Nam có thể đưa ra quyết định mở cửa du lịch quốc tế ngay được các chuyên gia nhìn nhận như là một quyết sách chiến lược để tận dụng “thời điểm vàng”, giúp ngành du lịch Việt Nam “cất cánh”.
-
Kinh tế & Xã hội
Kiến nghị công bố thời điểm mở cửa du lịch quốc tế tại Việt Nam ngay trong tháng 2/2022
16:35' - 27/01/2022
Các hãng hàng không, doanh nghiệp lữ hành, khách sạn... vừa đồng ký tên trong thư kiến nghị khẩn gửi Thủ tướng Chính phủ về công bố thời điểm mở cửa du lịch quốc tế tại Việt Nam trong tháng 2/2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Điểm thi đánh giá năng lực HSA năm 2025 tăng nhẹ
13:01'
So với các đợt thi tháng 3 của các năm trước đây, điểm thi đánh giá năng lực (HSA) năm 2025 của Đại học Quốc gia Hà Nội có xu hướng tăng nhẹ (khoảng 3-5 điểm theo thang điểm 150).
-
Kinh tế & Xã hội
Từ biển xanh đến vườn nho: Du lịch Ninh Thuận và những điều tuyệt vời
12:58'
Để phát huy hơn nữa giá trị cây nho và sản phẩm đặc thù nho, tỉnh Ninh Thuận tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch nông nghiệp bằng cách giới thiệu và phát triển các giống nho tươi mới.
-
Kinh tế & Xã hội
Khơi mạch nguồn tranh dân gian Làng Sình
12:55'
Từng là loại tranh dùng để thờ cúng từ hơn 400 năm trước, tranh dân gian Làng Sình trải qua nhiều thăng trầm, đến nay vẫn có sức sống, chậm rãi hòa vào dòng chảy văn hóa dân gian vùng đất Huế.
-
Kinh tế & Xã hội
Lào Cai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai do sạt lở
12:20'
Với nhiều vết nứt lớn kéo dài do ảnh hưởng từ bão số 3 vào tháng 9/2024 đang tiếp tục mở rộng đe dọa đến an toàn tính mạng của nhiều hộ dân, Lào Cai đã công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai.
-
Kinh tế & Xã hội
Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2025: Cơ hội "săn" tour khuyến mãi
12:19'
Trong ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2025, khách tham quan sẽ có cơ hội “săn” sản phẩm tour khuyến mãi.
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ đội Đặc công Cụ Hồ – 50 năm mở đường, giữ nước: Lửa luyện thép
11:08'
Dưới cái nắng cháy da trên thao trường Phú Giáo (Bình Dương), những chiến sĩ Lữ đoàn Đặc công Bộ 429 ghì chặt tay súng, tập trung cao hướng về mục tiêu. Mồ hôi nhỏ xuống cát nóng, lưng áo sũng nước.
-
Kinh tế & Xã hội
Hàn Quốc triển khai chương trình K-Tech Pass thu hút nhân tài nước ngoài
11:02'
K-Tech Pass được thiết kế để chiêu mộ nhân tài toàn cầu trong các lĩnh vực công nghệ mũi nhọn như bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Kinh tế & Xã hội
Danh tính các nạn nhân trong vụ cháy tại Tp Hồ Chí Minh
11:01'
3 người thiệt mạng trong vụ cháy gồm: ông Hồ Anh Dũng, sinh năm 1979; chị Lê Trần Bích Trang, sinh năm 1998; cháu Võ Đăng Khoa, sinh năm 2019 (là con chị Trang).
-
Kinh tế & Xã hội
Đề thi, lời giải môn Toán thi lớp 10 của Hà Nội
11:00'
Bnews. Đề thi môn Toán dành cho thí sinh lớp 10 của Hà Nội năm 2024 gồm 5 bài, riêng bài hình chiếm 3 điểm.