Kiên trì mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế
Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng CIEM cho biết, đây là một nghiên cứu quan trọng, có ý nghĩa thiết thực nhằm nhận định, đánh giá thực trạng, những tồn tại cùng giải pháp, khuyến nghị cho tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế.
Nghiên cứu cũng chỉ ra những thuộc tính, thực tế hoạt động của một số ngành/lĩnh vực cụ thể và đóng góp vào nền kinh tế.
Thông qua các số liệu và nhận định, các cơ quan chức năng cũng có thể nhận được sự gợi ý, tìm kiếm định hướng chính sách để đáp ứng cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững kết hợp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.
GS. Finn Tarp, đại diện Đại học Liên hợp quốc cho biết, Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển dịch, thay đổi mô hình tăng trưởng nên từ đó xác định rõ những chủ trương, chính sách phù hợp trong bối cảnh hội nhập toàn diện vào đời sống kinh tế quốc tế. “ Tuy nhiên, Việt Nam cần tìm cách thức tiếp cận mới, phù hợp và có giá trị thiết thực để đáp ứng yêu cầu phát triển theo định hướng nhanh, hiện đại”. - GS Finn Tarp nhấn mạnh. Tại hội thảo, nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho biết, nền kinh tế Việt Nam ngày càng có độ mở lớn, tham gia nhiều hơn và chặt chẽ vào hoạt động, chuỗi giá trị toàn cầu. Các chuyên gia cũng gợi ý, cần phát triển một số ngành như du lịch, chế biến nông sản thực phẩm.Theo đó, hai ngành này cần chú trọng gia tăng đầu tư về công nghệ cũng như nguồn nhân lực để tăng thêm giá trị gia tăng trong sản phẩm, hướng tới lợi nhuận cao hơn trong tương lai.
Đây cũng là phương thức hướng tới tăng trưởng bền vững, kết hợp với bảo vệ môi trường.
Đến nay, Việt Nam đã hình thành hệ thống chế biến nông sản, thực phẩm với khoảng 6.000 doanh nghiệp tham gia và duy trì đà tăng trưởng 10%/năm.Kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này trong năm 2013 đạt hơn 8 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2005, thu hút 1,5 triệu lao động tham gia.
Trong khi đó, ngành du lịch cần khai thác tốt, hợp lý tiềm năng thiên nhiên kết hợp với tinh thần sáng tạo, nâng cao chất lượng phục vụ; hướng tới mục đích gia tăng nguồn thu và khẳng định được vai trò của ngành dịch vụ, xuất khẩu tại chỗ.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến nghị cần có những nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc để tìm ra những phân khúc thị trường phù hợp đối với doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam ; tránh tình trạng dàn trải, manh mún.Thời gian tới, Việt Nam cần tập trung thay đổi mô hình tăng trưởng, từ chiều rộng sang chiều sâu và khắc phục tồn tại là tốc độ chuyển đổi diễn ra chậm trong những năm qua.
Quá trình phát triển kinh tế cần bám sát, dựa vào những trụ cột mới, hợp lý là năng suất, chất lượng và hiệu quả để bứt phá và hình thành nền tảng sản xuất trên cơ sở công nghệ cao, thân thiện với môi trường, đồng thời có giá trị gia tăng cao./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2017
19:35' - 11/11/2016
Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiềm chế, tăng trưởng xuất khẩu cùng lượng kiều hối tăng hàng năm là những nguồn lực quan trọng giúp Việt Nam tăng trưởng ổn định và nâng tầm trong khu vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2017 giữ mức tăng trưởng kinh tế khoảng 6,7%
18:28' - 07/11/2016
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, chiều 7/11, Quốc hội đã họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Sẽ đảm bảo nguồn tín dụng cho mục tiêu tăng trưởng GDP
17:46'
Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác, bám sát các mục tiêu đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại
17:38'
Các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo về diễn biến đợt không khí lạnh, rét và thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền cơ sở, nhân dân
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
17:34'
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8% trở lên sẽ tạo nền tảng bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên đạt mục tiêu tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm ở mức hai con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục duy trì tuyến bay Điện Biên - Tp. Hồ Chí Minh
17:04'
Đây là tuyến bay quan trọng, góp phần thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh và Tập đoàn Texhong gỡ vướng mắc để sớm lấp đầy các khu công nghiệp
16:59'
Tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Texhong (Trung Quốc) sẽ phối hợp chặt chẽ, nhanh chóng giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc để tạo điều kiện hoàn thiện đầu tư các hạ tầng tại Khu công nghiệp Hải Hà.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Kinh tế xã hội tháng đầu năm ghi nhận nhiều chỉ số tích cực
16:57'
Dù số ngày làm việc ít hơn cùng kỳ nhưng tình hình kinh tế - xã hội tháng đầu năm tiếp tục phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương tinh, gọn, mạnh
15:42'
Sáng 5/2, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án truyền tải điện hơn 650 tỷ đồng
14:46'
Thủ tướng vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án truyền tải điện có tổng mức đầu tư hơn 653 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành đóng điện trong năm 2027.
-
Kinh tế Việt Nam
5 định hướng chiến lược giúp kinh tế Việt Nam bứt phá
14:42'
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng vừa đưa ra 5 định hướng chiến lược để kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới.