Kinh doanh qua mạng tiếp tục nằm trong “tầm ngắm” của ngành thuế
Theo ông Nguyễn Nam Bình, Phó Cục trưởng Cục Thuế Tp. Hồ Chí Minh, trong năm 2021, Cục Thuế thành phố sẽ xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, chống thất thu thuế thực hiện theo đúng quy trình, nguyên tắc quản lý rủi ro. Ngoài nhóm ngành nghề kinh doanh mới nêu trên, ngành thuế sẽ tập trung các chuyên đề và phân tích các hồ sơ có rủi ro cao về thuế; có dư địa thu lớn như dầu khí, xăng, điện lực, bất động sản.
Cục Thuế thành phố cũng sẽ thanh kiểm tra những doanh nghiệp có phát sinh chuyển nhượng vốn, doanh nghiệp xây dựng BOT, BT; các doanh nghiệp có giao dịch liên kết chiếm tỷ trọng lớn, doanh nghiệp FDI phát sinh lỗ nhiều năm vẫn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, hoặc các cá nhân có giao dịch đáng ngờ; các doanh nghiệp có ưu đãi, miễn giảm thuế… sẽ nằm trong tầm ngắm thanh kiểm tra về thuế.
Đối với hộ kinh doanh, thu nhập cá nhân, Cục Thuế thành phố sẽ tăng cường các biện pháp quản lý thu thuế, chống thất thu tập trung lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bất động sản, thừa kế, cổ phiếu…
Riêng đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, lãnh đạo Cục Thuế thành phố cho biết sẽ tăng cường tuyên truyền phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng thương mại, tổ chức trung gian thanh toán, các nhà mạng trong quản lý thu thuế đối với các loại hình này. Việc phối hợp này sẽ giúp cơ quan thuế nắm được các giao dịch, doanh thu, thu nhập từ các nhà cung cấp nước ngoài; từ đó có cơ sở đề nghị các tổ chức này kê khai và nộp thuế.
Đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, Cục Thuế sẽ tăng cường tuyên truyền phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng thương mại, tổ chức trung gian thanh toán, các nhà mạng trong quản lý thuế để nắm được các giao dịch, doanh thu, thu nhập các nhà cung cấp nước ngoài. Từ đó, ngành thuế sẽ có cơ sở đề nghị các tổ chức này kê khai, nộp thuế.
Trong năm 2020, Cục Thuế Tp. Hồ Chí Minh đã tiến hành rà soát, tập trung thanh tra, kiểm tra trước đối với doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế khi có được sự đồng thuận của doanh nghiệp. Riêng với doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 như nhà hàng, khách sạn, du lịch, hàng không… thì chưa triển khai vấn đề này để doanh nghiệp tập trung hồi phục sản xuất kinh doanh.
Trong số 22.000 doanh nghiệp được thanh kiểm tra trong năm 2020, ngành thuế đã truy thu, phạt, truy hoàn số tiền 4.082 tỷ đồng, giảm khấu trừ thuế giá trị gia tăng là 484 tỷ đồng; giảm lỗ 20.722 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước 2.599 tỷ đồng, bằng 64% số thuế truy thu và phạt…/.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Kho vận Miền Nam bị truy thu và phạt vi phạm về thuế gần 5 tỷ đồng
08:41' - 15/01/2021
Công ty cổ phần Kho vận Miền Nam bị phạt với tổng số thuế truy thu, tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, tiền chậm nộp là 4,96 tỷ đồng.
-
Tài chính
Trung Quốc áp thuế chống phá giá chất meta-Cresol
07:31' - 15/01/2021
Bắt đầu từ ngày 15/1, Trung Quốc sẽ tiến hành áp thuế với mức dao động từ 27,9-131,7%, trong thời hạn 5 năm.
-
Tài chính
Gỡ khó cho người nộp thuế bị ảnh hưởng COVID-19
19:56' - 13/01/2021
Theo báo cáo Cục Thuế thành phố Đà Nẵng, năm 2020, Cục Thuế đã triển khai thu ngân sách trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn và giảm sút mạnh do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
-
Tài chính
Mỹ áp thuế quan mới lên nhiều mặt hàng nhập khẩu từ EU
08:48' - 13/01/2021
Bên cạnh các sản phẩm liên quan tới ngành chế tạo máy bay, nhiều sản phẩm đồ uống có cồn của các nước tham gia sản xuất máy bay Airbus - gồm Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Anh - cũng đã bị đánh thuế.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành sản xuất thép của Mỹ kêu gọi giữ nguyên thuế nhập khẩu hiện tại
19:03' - 12/01/2021
Ngày 11/1, ngành sản xuất thép và các nghiệp đoàn trong lĩnh vực này đã thúc giục Tổng thống đắc cử Joe Biden giữ nguyên mức thuế 25% đối với thép nhập khẩu.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Quản lý thuế với xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại
13:34'
Tổng cục Thuế vừa có công văn yêu cầu cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường quản lý thuế đối với xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại.
-
Tài chính
Thuế thương mại điện tử: Công bằng với các loại hình kinh doanh
09:22'
Thương mại điện tử ở Việt Nam đang ngày càng phát triển, tạo ra nhiều cơ hội gia tăng việc làm và phát triển kinh tế khu vực tư nhân, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
-
Tài chính
Cho vay hộ gia đình Hàn Quốc sụt giảm lần đầu tiên trong 4 tháng
08:55'
Các khoản cho vay hộ gia đình được các ngân hàng ở Hàn Quốc gia hạn đã sụt giảm lần đầu tiên trong 4 tháng vào tháng 7/2022, phần lớn do người dân hạn chế đi vay trong bối cảnh lãi suất tăng nhanh.
-
Tài chính
Hàn Quốc dự kiến sẽ cắt giảm chi ngân sách vào năm tới
08:16' - 14/08/2022
Chính phủ Hàn Quốc dự kiến sẽ cắt giảm chi ngân sách vào năm tới, trong bối cảnh quốc gia này đang thực hiện "thắt lưng buộc bụng" do khó khăn kinh tế và lạm phát.
-
Tài chính
Lợi suất trái phiếu Chính phủ Đức lần đầu tăng trên 1% sau hai tuần
09:23' - 13/08/2022
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức, được coi là mức chuẩn cho thị trường trái phiếu Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), lần đầu tiên tăng lên mức trên 1% kể từ ngày 28/7.
-
Tài chính
CryptoCompare: Giao dịch phái sinh tiền điện tử tăng 13%
17:10' - 12/08/2022
Giao dịch phái sinh tiền điện tử trên các sàn giao dịch tập trung đã tăng lên 3,12 nghìn tỷ USD trong tháng 7/2022.
-
Tài chính
Nợ công Nhật Bản tăng cao kỷ lục
12:28' - 12/08/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, các số liệu thống kê mới nhất của Bộ Tài chính Nhật Bản cho thấy nợ công của nước này đã tăng lên mức cao kỷ lục mới.
-
Tài chính
Vay ngoại tệ "đau đầu" do chênh lệch tỷ giá
17:09' - 11/08/2022
Cùng với áp lực lạm phát, thời gian qua, chênh lệch tỷ giá USD/VND có xu hướng tăng lên do sự lên giá của đồng USD.
-
Tài chính
Tỷ lệ lạm phát của Italy giảm trong tháng 7/2022
15:26' - 11/08/2022
Ngày 10/8, Cơ quan Thống kê quốc gia Italy (ISTAT) công bố số liệu chính thức cho biết tỷ lệ lạm phát hàng năm của nước này trong tháng 7/2022 đã giảm từ mức 8% ghi nhận hồi tháng Sáu xuống 7,9%.