Kinh tế biển trong “chiến lược xanh” của Ai Cập
Kinh tế biển được coi là quân bài chiến lược của các quốc gia ven biển. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), có một khái niệm mới nổi liên quan đến việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện sinh kế và việc làm cho người dân, trong khi vẫn bảo tồn hệ sinh thái đại dương.
Các ngành công nghiệp dựa vào đại dương được dự báo sẽ đóng vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu, với mức đóng góp Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng gấp đôi vào năm 2030.
Trên quy mô toàn cầu, kinh tế biển đóng góp hơn 7% GDP của Singapore và tạo ra 34 triệu việc làm ở Trung Quốc. Tại Ai Cập, kinh tế biển hiện mới chiếm 2,2% GDP, cho dù quốc gia Bắc Phi có vị trí địa lý thuận lợi với đường bờ biển kéo dài hơn 3.000 km trên Biển Đỏ và Địa Trung Hải, đồng thời sở hữu hàng chục cảng biển quy mô lớn.
Không thể phủ nhận tầm quan trọng quốc gia và quốc tế của hệ thống cảng biển Ai Cập. Tuy nhiên, mặc dù đóng vai trò liên kết quan trọng trong các nền tảng thương mại toàn cầu, song các cảng biển của Ai Cập vẫn chỉ đứng giữa bảng xếp hạng so với các đối thủ trong lĩnh vực vận tải biển và hải quan.
Điều này đã được chỉ ra trong Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 2019 và báo cáo năm 2020 do tạp chí Containerisation International hợp tác với Tập đoàn Ngân hàng Lloyds của Anh phát hành.
Đây là hệ quả tất yếu từ sự sụt giảm doanh thu của các cảng biển Ai Cập. Tuy nhiên, điều này đang dần thay đổi khi đất nước nhận ra tầm quan trọng của ngành vận tải biển và nhu cầu phát triển lĩnh vực này để thúc đẩy tối đa lợi nhuận kinh tế, thương mại và đầu tư.
Các mục tiêu phát triển sẽ bao gồm dịch vụ hậu cần, vận tải đa phương thức và chuyển đổi thành các cảng thông minh để đảm bảo hoàn tất nhanh chóng thủ tục hải quan theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hải quan Thế giới.
Điều quan trọng là Ai Cập cần cung cấp nhiều dịch vụ với độ tin cậy và các tiêu chuẩn cao hơn liên quan đến chất lượng, an ninh, an toàn, bền vững tài chính, bảo vệ tài nguyên-môi trường và có sự tham gia của cộng đồng. Bên cạnh việc kích thích đầu tư, Ai Cập cũng cần cải thiện thứ hạng trong ba chỉ số quốc tế về năng lực cạnh tranh toàn cầu, hoạt động kinh doanh và môi trường kinh tế vĩ mô.
Ai Cập đã bắt tay triển khai một kế hoạch toàn diện để nâng cấp các cảng biển, trong đó tiên phong là Cảng Alexandria, cảng biển lâu đời nhất ở Ai Cập và là đầu mối chiếm tới 65% thương mại vận tải của đất nước. Chủ tịch Cảng vụ Alexandria Tarek Shahin cho biết, doanh thu của cảng này vẫn tăng lên, bất chấp những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với thương mại toàn cầu.
Theo số liệu thống kê, vận tải hàng hóa qua Cảng Alexandria tăng từ 59,6 triệu tấn năm 2019 lên 60,5 triệu tấn năm 2020. Riêng nửa đầu năm 2021, vận tải hàng hóa qua cảng này tăng tới 19,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó, dự án nhà ga đa năng Tahya Masr mới sẽ biến Cảng Alexandria thành một trung tâm thương mại và hậu cần khu vực và toàn cầu. Ông Mohamed Safwat, người đứng đầu cơ quan quản lý dự án cho hay khoảng 88% công tác xây dựng đã được hoàn thành và nhà ga này dự kiến sẽ đi vào hoạt động năm 2024, cho phép Cảng Alexandria nâng công suất từ 66 triệu tấn lên 100 triệu tấn/năm, đồng thời mở rộng diện tích kho chứa lên 1 triệu m2.
Sự phát triển này nhằm tăng khả năng cạnh tranh của Ai Cập trong vận tải hàng hải. Chiến lược tổng thể đã được Bộ Giao thông Vận tải Ai Cập soạn thảo hồi năm 2018 và phù hợp với Tầm nhìn 2030 nhằm đưa quốc gia này trở thành trung tâm toàn cầu về năng lượng, thương mại và hậu cần.
Theo đánh giá của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), việc nâng cao khả năng cạnh tranh với các cảng lân cận sẽ giúp Ai Cập thu hút thêm nhiều hãng tàu và các khoản đầu tư trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó, Ai Cập dự kiến sẽ xử lý 20 triệu container vào năm 2022, song song với kế hoạch xây dựng các bến và khu hậu cần chất lượng cao nhằm thu hẹp thời gian xếp dỡ và giảm thời gian chờ đợi của tàu hàng. Ngoài ra, tăng cường số hóa sẽ cho phép khách hàng hoàn thành sớm các loại giấy phép, qua đó giúp giảm chi phí thông quan.
Ai Cập hiện đang nỗ lực ký kết một số thỏa thuận với các nước châu Âu và châu Phi để khôi phục hoạt động thương mại thông qua Cảng Alexandria, đồng thời thu hút đầu tư từ các cơ quan vận tải hàng hải mới. Quốc gia này cũng đang phát triển hệ thống đường dẫn, cầu và đường sắt hiện đại. Ai Cập sắp hoàn thành dự án xây dựng đường nối Cảng Alexandria với hệ thống đường cao tốc tại khu vực phía Tây.
Trả lời phỏng vấn Tuần báo Al-Ahram, người đứng đầu Cơ quan An toàn Hàng hải Ai Cập ông Hussein Al-Gezeiri cho biết, Bộ Giao thông Vận tải Ai Cập đã triển khai kế hoạch nâng cấp tất cả các lĩnh vực dịch vụ và đầu tư cảng biển sao cho phù hợp với Tầm nhìn 2030 của quốc gia.
Quá trình phát triển đang được Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Hàng hải phối hợp với Công ty Tư vấn Cảng Hamburg thực hiện. Kế hoạch nâng cấp nhằm bắt kịp với xu hướng phát triển toàn cầu, giúp các cảng của Ai Cập tăng lợi thế cạnh tranh và tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hàng hải và giao thông giữa miền Đông và miền Tây.
Theo các chuyên gia, vấn đề chính mà Cảng Alexandria từng đang phải đối mặt là thiếu không gian vận hành. Giờ đây, khi diện tích của cảng đã được tăng gấp đôi, trong khi không gian rộng hơn đang được sử dụng để tăng khả năng xử lý hàng hóa và cung cấp dịch vụ vận chuyển, điều này sẽ giúp Cảng Alexandria hấp dẫn khách hàng hơn và thu hút dòng đầu tư mới.
Việc gia tăng thương mại và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động bốc dỡ hàng hóa sẽ giúp nâng cao lợi nhuận của các nhà đầu tư, giúp giảm giá hàng hóa, tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm Ai Cập trên thị trường trong nước và quốc tế./.
Tin liên quan
-
Tài chính
Hàn Quốc cho Ai Cập vay 250 triệu USD để hiện đại hóa đường sắt
21:17' - 17/09/2021
Chính phủ Hàn Quốc ngày 17/9 cho biết có kế hoạch cho Ai Cập vay 250 triệu USD để thực hiện dự án hiện đại hóa đường sắt quốc gia nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế với Cairo.
-
Kinh tế Thế giới
Một số hãng hàng không Nga được cấp phép bay tới Ai Cập
19:30' - 17/09/2021
Mới đây, Cơ quan vận tải hàng không Liên bang Nga (Rosaviasia) đã cấp hơn 80 giấy phép, cho phép các công ty hàng không nước này được bay tới các khu nghỉ dưỡng của Ai Cập.
-
DN cần biết
Ai Cập sẽ áp dụng Hệ thống thông quan điện tử một cửa từ ngày 1/10/2021
07:30' - 01/09/2021
Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập mới đây đã nhận được tài liệu chính thức của Bộ Tài chính Ai Cập giải đáp về Hệ thống thông quan điện tử một cửa (ACI) sẽ được Hải quan áp dụng từ ngày 01/10/2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30'
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30'
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.