Kinh tế châu Âu chông chênh giữa hy vọng và thách thức
Tuy nhiên, tương lai năm 2025 vẫn còn mờ mịt với những rủi ro lớn như căng thẳng địa chính trị, gia tăng bảo hộ thương mại và áp lực từ chính sách của Mỹ.
Theo dự báo mới nhất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), GDP của Eurozone dự kiến tăng 0,8% trong năm 2024, nhờ lạm phát giảm và tiêu dùng, đầu tư hồi phục. Tốc độ tăng trưởng được kỳ vọng đạt 1,3% vào năm 2025 và 1,5% vào năm 2026. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) lại đưa ra dự báo thận trọng hơn, với mức tăng trưởng lần lượt là 1,1% và 1,4% trong hai năm tới.
Lạm phát giảm nhờ giá năng lượng hạ nhiệt trong năm 2024, nhưng vẫn duy trì trên mức 2% kể từ tháng 10. Lạm phát cả năm 2024 dự kiến đạt 2,4%, giảm mạnh so với năm trước, và tiếp tục giảm xuống 2,1% vào năm 2025. Dù lạm phát thấp hơn và thị trường lao động ổn định giúp tăng thu nhập khả dụng, ECB cảnh báo tình hình bất ổn và khó lường vẫn khiến người tiêu dùng tiết kiệm nhiều hơn, ảnh hưởng đến tăng trưởng ngắn hạn.
Tại Đức, các thách thức cơ cấu, đặc biệt là tình trạng đầu tư thấp kéo dài, tiếp tục đè nặng nền kinh tế lớn nhất khu vực. Theo Viện Ifo, GDP của Đức có thể giảm 0,1% trong năm 2024, đánh dấu lần đầu tiên nước này rơi vào suy thoái hai năm liên tiếp trong hơn hai thập kỷ. Ông Thiess Petersen, cố vấn cấp cao tại Bertelsmann Stiftung, nhận định: “Năm 2025 sẽ tiếp tục là một năm đầy rủi ro kinh tế đối với châu Âu”, đồng thời lưu ý tăng trưởng chậm chạp tại Đức vẫn đang ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực.
Bất chấp mức tăng trưởng nhẹ, triển vọng kinh tế châu Âu đối mặt với nhiều rủi ro, từ căng thẳng địa chính trị, chi phí năng lượng cao, đến tranh chấp thương mại leo thang. Thỏa thuận vận chuyển khí đốt qua Ukraine giữa Liên minh châu Âu (EU) và Nga đã hết hạn vào ngày 1/1 vừa qua, làm tăng nguy cơ thiếu hụt năng lượng. Theo Viện chiến lược Bruegel (có trụ sở tại Brussels, Bỉ), EU có thể thiếu 140 terawatt giờ/năm, dù nhập khẩu khí đốt hóa lỏng có thể tạm thời bù đắp. Tuy nhiên, giải pháp này lại đắt đỏ và không ổn định, gây áp lực đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Thêm vào đó, chính sách thương mại của Mỹ dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump đe dọa gây ra một cuộc chiến thương mại. Nếu Mỹ áp đặt mức thuế từ 10% đến 20% đối với hàng hóa châu Âu, Eurozone có thể rơi vào suy thoái.
Tình hình chính trị bất ổn tại Pháp và Đức – hai nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu (EU) – càng làm tăng thêm sự lo ngại. Chính phủ của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đối mặt với nợ công cao và áp lực từ phe cực hữu, trong khi cuộc bầu cử sớm tại Đức khiến nỗ lực phục hồi kinh tế khu vực bị gián đoạn.
Ngày giao dịch đầu tiên của năm 2025 cũng chứng kiến đồng euro tiếp tục giảm giá, xuống dưới mức 1 euro đổi được 1,03 USD – thấp nhất trong hơn hai năm. Điều này phản ánh sự chênh lệch ngày càng lớn giữa chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Ngân hàng trung ương - Fed) và ECB. Một số chuyên gia dự báo đồng euro có thể đạt mức ngang giá với USD vào cuối năm 2025.
ECB đã hạ lãi suất 4 lần trong năm qua để đối phó với lạm phát giảm và tăng trưởng chậm. Tuy nhiên, Chủ tịch ECB Christine Lagarde nhấn mạnh rằng cần áp dụng cách tiếp cận "dựa trên dữ liệu" và thận trọng khi điều chỉnh chính sách. Mặc dù có lời kêu gọi hạ lãi suất thêm 1 điểm phần trăm trong năm 2025, ECB có thể sẽ giữ lãi suất ở mức trung lập – không thúc đẩy cũng không kìm hãm tăng trưởng.
Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy thách thức cho kinh tế châu Âu. Dù có dấu hiệu phục hồi, nhưng những rủi ro như năng lượng, thương mại và bất ổn chính trị có thể tiếp tục cản trở tăng trưởng. Theo giới phân tích, để vượt qua giai đoạn khó khăn này, châu Âu cần tìm cách cân bằng giữa cải cách cơ cấu, đầu tư công và chính sách tài khóa linh hoạt hơn.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Những vấn đề kinh tế lớn mà các chính phủ sẽ phải đối mặt trong năm 2025
18:49' - 06/01/2025
Tăng trưởng kinh tế đã được dự báo sẽ chậm lại, với lãi suất ở mức 4,75% và Ngân hàng trung ương Anh đang lo ngại về lạm phát.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực miền Tây chiến lược
18:10' - 05/01/2025
Khu vực miền Tây có vị trí địa chiến lược quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Các “ông lớn” công nghệ Trung Quốc đồng loạt đổ bộ thị trường Hàn Quốc
14:28' - 05/01/2025
Hàng loạt “ông lớn” công nghệ của Trung Quốc bao gồm Xiaomi, BYD và Miniso đã nhắm mục tiêu vào thị trường xe điện, điện thoại thông minh, thiết bị gia dụng, thương mại điện tử và bán lẻ của Hàn Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Anh tiếp tục đàm phán thỏa thuận thương mại với Mỹ
10:43'
Chính phủ Anh sẽ “bình tĩnh và điềm tĩnh” tiếp tục đàm phán với Mỹ về thỏa thuận thương mại sau khi Tổng thống Donald Trump tạm dừng áp thuế trong 90 ngày đối với hơn 75 đối tác thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Nhìn lại "thương chiến" Mỹ - Trung 2018
10:36'
Thương chiến Mỹ - Trung 2018 khởi đầu vào ngày vào ngày 22/3/2018 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế 50 tỷ đô la Mỹ cho hàng hóa Trung Quốc
-
Kinh tế Thế giới
Ai Cập sẽ thoái vốn nhà nước để thúc đẩy khu vực tư nhân
10:21'
Theo Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly, nước này sẽ chào bán cổ phần tại một số công ty do quân đội sở hữu trên sàn giao dịch chứng khoán, để thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân vào nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ vẫn kỳ vọng ByteDance bán Tiktok cho công ty không thuộc Trung Quốc
09:50'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết thương vụ tiềm năng mua TikTok tại Mỹ vẫn đang được đàm phán và ông kỳ vọng ByteDance sẽ bán Tiktok cho công ty không thuộc Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Hàn Quốc vẫn bị ảnh hưởng dù Mỹ hoãn thuế đối ứng
09:22'
Nền kinh tế Hàn Quốc vẫn sẽ chịu những tác động nhất định dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày đối với các đối tác đang tìm cách đàm phán với Washington.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Dư luận tại Mỹ về quyết định hoãn thuế của Tổng thống D. Trump
08:21'
Dư luận bên trong nước Mỹ đã có những phản ứng tích cực sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày đối với hơn 75 đối tác thương mại không trả đũa Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Canada và Hàn Quốc đánh giá cao việc Mỹ hoãn áp thuế đối ứng
08:01'
Thủ tướng Canada Mark Carney và đặc phái viên thương mại của Hàn Quốc đã bày tỏ hoan nghênh quyết định hoãn áp thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh cải tổ ngành năng lượng
07:52'
Ngày 9/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp nhằm thúc đẩy sản xuất năng lượng thông qua việc yêu cầu nhiều cơ quan liên quan tự động cắt giảm "các quy định lỗi thời".
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump bảo vệ quyết định hoãn áp thuế
07:27'
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tạm dừng kế hoạch áp thuế đối ứng trong 90 ngày đối với tất cả các đối tác thương mại không trả đũa Mỹ.