Kinh tế Đông Nam Á 20 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ
Hai mươi năm sau ngày diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 được khởi nguồn từ sự mất giá của đồng baht Thái, hay đôi khi được gọi là cuộc khủng hoảng “tom yum goong”, các “con hổ” kinh tế Đông Nam Á một thời đang nỗ lực nhằm tránh tái diễn một cuộc khủng hoảng tương tự.
Các nền kinh tế một thời được mệnh danh là các "con hổ" Đông Nam Á như Indonesia và Malaysia trong gần hai thập niên qua đã có sự hồi sinh khá ấn tượng xét trên một số phương diện.Các nhân tố "góp phần" châm ngòi cho cuộc khủng hoảng năm 1997 cũng đã được kiềm chế, song những nguy cơ mới lại đang nhen nhóm, trong đó phải kể tới bong bóng trên thị trường bất động sản, sự bất bình đẳng về của cải và những ảnh hưởng dây chuyền bắt nguồn từ Trung Quốc.
Ba nền kinh tế lớn nhất khu vực và cũng là những nền kinh tế bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhất bởi cuộc khủng hoảng năm 1997 là Thái Lan, Indonesia và Malaysia đã trải qua giai đoạn tăng trưởng yếu hơn nếu so với mức tăng trưởng xấp xỉ hai con số trong thập niên 1990.Tuy nhiên, tình trạng suy sụp trong dài hạn đã không xảy ra. Kinh tế Malaysia và Indonesia tăng trưởng quanh mức 5%/năm kể từ năm 2000.
Trong khi đó, kinh tế Thái Lan trải qua nhiều thăng trầm hơn, do ảnh hưởng bởi những bất ổn kéo dài và biến cố chính trị tại nước này, nhất là sau cuộc đảo chính quân sự năm 2006.
So với thời điểm năm 1997, dự trữ ngoại hối của các nước Đông Nam Á trong năm 2017 có sự gia tăng mạnh mẽ.Mặc dù có phần giảm sút trong vài năm trở lại đây, song dự trữ ngoại hối của Malaysia tính đến cuối năm ngoái vẫn cao hơn ba lần so với thời điểm cuối năm 1996.
Các nhà hoạch định chính sách, giám đốc điều hành và các chuyên gia phân tích cho rằng khu vực doanh nghiệp tại Đông Nam Á hiện có mức nợ bằng đồng USD thấp hơn so với năm 1997, nhờ đó khu vực này “cách ly”được những tác động bất lợi lên đồng nội tệ. Một điểm đáng lưu ý nữa là biến động của đồng baht Thái Lan. Cho đến thời điểm này, những xáo trộn chính trị trong nước đã không ngăn cản sự phục hồi từ từ của đồng baht kể từ khi đồng nội tệ này chạm mức thấp khoảng 55 baht đổi 1 USD hồi khủng hoảng.Đồng baht mạnh lên không có lợi cho các công ty xuất khẩu của nước này.
Trong bối cảnh thặng dư tài khoản của nước này ở mức cao, tình hình trên cũng sẽ không sớm thay đổi. Tình hình tại Malaysia lại diễn ra trái ngược.
Thặng dư tài khoản vãng lai thu hẹp, trong khi đồng ringgit Malaysia rớt giá trong hai năm trở lại đây trong bối cảnh có những cáo buộc về việc biển thủ hàng tỷ USD từ một quỹ đầu tư nhà nước.
Thị trường chứng khoán Indonesia, Thái Lan và Malaysia trải qua những thăng trầm khác nhau kể từ năm 1997.So với 20 năm trước, thị trường chứng khoán Indonesia tăng trưởng nhanh và chỉ số chứng khoán Jakarta Composite của thị trường này hiện cao gấp 8 lần.
Trong cùng thời gian này, thị trường chứng khoán Malaysia tăng 58% và chỉ số chứng khoán SET của Thái Lan hiện thấp hơn mức cao đỉnh điểm hồi đầu năm 1994 .
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế của tờ Thời báo Tài chính Anh, nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính nữa vào thời điểm này là thấp, song khả năng khu vực này có thể trở lại giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ như giai đoạn các nền kinh tế được ca ngợi là những "con hổ" Đông Nam Á chưa thể sớm xảy ra.>>>Trung Quốc mở rộng tuyến cao tốc vận tải hàng tới Đông Nam Á
- Từ khóa :
- đông nam á
- kinh tế đông nam á
- dự trữ ngoại hối
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc mở rộng tuyến cao tốc vận tải hàng tới Đông Nam Á
19:52' - 25/06/2017
Giới chức địa phương cho biết tuyến vận tải hàng hóa đường bộ giữa thành phố Trùng Khánh, Tây Nam Trung Quốc, với thủ đô Bangkok của Thái Lan sẽ đi vào hoạt động từ tháng 7 này.
-
Kinh tế & Xã hội
Vấn đề chống khủng bố: IS âm mưu mở rộng hoạt động tại Trung Á và Đông Nam Á
22:02' - 24/06/2017
Những tay súng của tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng đang chuyển trọng tâm hoạt động từ Syria, Iraq sang Afghanistan và các nước láng giềng, đe dọa an ninh khu vực Trung Á.
-
Kinh tế & Xã hội
Các nước Đông Nam Á phối hợp tăng cường an ninh biển
14:45' - 19/06/2017
Ngày 19/6, hải quân các nước Indonesia, Philippine và Malaysia đã thực hiện cuộc diễn tập chung gần một căn cứ quân sự ở đảo Borneo, miền Bắc Indonesia.
-
Đời sống
Béo phì gây tổn thất thế nào đến các nền kinh tế Đông Nam Á?
07:22' - 19/06/2017
Theo báo cáo của Cơ quan Tình báo Kinh tế, Malaysia là quốc gia chịu nhiều tổn thất kinh tế nhất do tình trạng béo phì ở Đông Nam Á.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03' - 21/05/2025
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Thái Lan làm rõ việc hoãn phát tiền số, dồn ngân sách cho kích thích kinh tế
21:57' - 20/05/2025
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho biết chương trình phát tiền số tạm hoãn, ngân sách chuyển sang kế hoạch kích thích kinh tế mới trị giá 4,75 tỷ USD do tác động thuế quan Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Pháp công bố hàng chục tỷ USD đầu tư mới
11:18' - 20/05/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố khoảng 20 tỷ euro (22,49 tỷ USD) được đầu tư mới vào quốc gia này.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm kiểm tra hải quan với nhiều hàng hóa giữa Anh-EU
21:09' - 19/05/2025
Chính phủ Anh cho biết, thỏa thuận kinh tế mới với Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm bớt việc kiểm tra hải quan đối với các sản phẩm thực phẩm và thực vật để "cho phép hàng hóa lưu thông tự do trở lại".
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc du khách miễn thị thực từ năm 2028
20:25' - 19/05/2025
Chính phủ Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc trước khi nhập cảnh đối với du khách đến từ các quốc gia được miễn thị thực từ năm tài chính 2028 nhằm thúc đẩy ngành du lịch đang phát triển mạnh.