Kinh tế Đức tiếp tục đối mặt triển vọng ảm đạm trong năm 2024
Theo bài viết trên tạp chí kinh tế Handelsblatt của Đức, nền kinh tế nước này tiếp tục đối mặt với triển vọng ảm đạm trong năm 2024. Một cuộc khảo sát của Viện Kinh tế Đức (IW) cho thấy đa số doanh nghiệp đều thể hiện sự bi quan. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư của họ.
Theo khảo sát của Viện IW, 30 trong tổng số 47 hiệp hội kinh tế được khảo sát cho rằng tình hình hiện tại của họ tồi tệ hơn so với một năm trước, trong đó có những ngành mũi nhọn, sử dụng nhiều lao động như chế tạo máy, cơ khí, điện, xây dựng và bán lẻ. Gánh nặng lớn nhất cho năm 2024 bao gồm nền kinh tế toàn cầu yếu, bất ổn địa chính trị và lãi suất tăng.Một báo cáo gần đây của Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) cũng đưa ra nhận định tương tự khi cho rằng kinh tế Đức sẽ tiếp tục đối mặt với tình trạng yếu kém trong năm 2024.Điểm sáng trong ngành ô tô
Chỉ có 9 trong số 47 hiệp hội doanh nghiệp được khảo sát đưa ra kỳ vọng về viễn cảnh hoạt động tốt hơn trong năm 2024. Ví dụ, ngành dược phẩm kỳ vọng hoạt động xuất khẩu tốt hơn trong năm tới, trong khi ngành ô tô nhận thấy các điều kiện sản xuất, kinh doanh được cải thiện. Các nhà sản xuất ô tô chủ yếu được hưởng lợi từ các đơn đặt hàng cũ còn tồn đọng do thiếu chip, đến nay tình trạng này đang được giải quyết tốt.Hiệp hội công nghiệp ô tô Đức (VDA) cho biết trong tháng 11/2023, lượng đơn đặt hàng ô tô mới ở trong nước tăng 19% so với cùng kỳ năm trước; đơn đặt hàng từ nước ngoài tăng 14%. Trong năm 2024, ngành này kỳ vọng sẽ có kết quả kinh doanh tích cực. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia không đồng tình với quan điểm tự tin này. Chuyên gia Constantin M. Gall từ công ty dịch vụ tài chính Ernst&Young dự báo năm 2024 có thể là một năm khó khăn đối với ngành công nghiệp ô tô.Lợi thế xuất khẩu biến thành bất lợiTrong số các hiệp hội kinh tế được Viện IW khảo sát, có 23 hiệp hội cho rằng sản lượng hoặc lợi nhuận của họ sẽ giảm trong năm 2024, trong đó có các hiệp hội xây dựng và cơ khí. Tâm trạng ảm đạm của các hiệp hội này xuất phát từ thực tế là sản xuất công nghiệp ở Đức đã giảm liên tiếp trong 5 tháng gần đây. Chủ tịch Hiệp hội chế tạo máy và thiết bị Đức (VDMA) Karl Haeusgen cho biết, các đơn hàng còn tồn đọng có khả năng hỗ trợ ngày càng ít cho hoạt động sản xuất của ngành. Dự kiến, sản lượng của ngành chế tạo máy và thiết bị sẽ giảm 4% vào năm 2024.
Một cuộc khảo sát gần đây của VDMA cho thấy hàng trăm doanh nghiệp trong ngành kỳ vọng hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tới sẽ ở dưới mức trung bình. Tình hình trước mắt sẽ khó được cải thiện, vì hai thị trường bán lẻ lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc đều đang suy yếu, mức độ sẵn sàng đầu tư ở Đức cũng sụt giảm.Các vụ phá sản ngày càng nhiều hơnMột số cuộc khảo sát lớn khác, ví dụ cuộc khảo sát của công ty bảo hiểm tín dụng quốc tế Atradius, cũng cho thấy triển vọng không tốt của kinh tế Đức. Có tới 88% trong số gần 500 công ty được khảo sát cho rằng triển vọng phát triển trong năm tới là ảm đạm. Phần lớn trong số đó nhận định nền kinh tế sẽ tiếp tục trì trệ hoặc thậm chí suy thoái. Thời kỳ các doanh nghiệp xuất khẩu tốt có thể bù đắp cho hoạt động kinh doanh yếu kém ở thị trường Đức và các quốc gia châu Âu.Số lượng doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản cũng đã tăng mạnh trong năm qua. Theo tính toán của công ty tín dụng CreditReform, tính cuối năm nay, khoảng 18.100 doanh nghiệp sẽ phải nộp đơn phá sản, cao hơn 23,5% so với cùng kỳ năm trước. Chuyên gia Patrik-Ludwig Hantzsch của CreditReform dự báo số lượng các vụ phá sản sẽ tiếp tục tăng đáng kể trong những tháng tới do điều kiện kinh tế khó khăn hiện tại. Theo khảo sát của công ty Atradius, những ngành được dự báo có số vụ phá sản cao trong năm 2024 là xây dựng, kinh doanh nhà hàng và bán lẻ.Hoạt động đầu tư giảmTrước kỳ vọng sản xuất kinh doanh giảm sút, chỉ có các doanh nghiệp thuộc 8 hiệp hội (trong số 47 hiệp hội được khảo sát) có kế hoạch tăng cường đầu tư trong năm tới, trong đó có các công ty năng lượng và ngân hàng. Ngược lại, 17 lĩnh vực kinh tế cho biết, hoạt động đầu tư sẽ giảm sút, trong đó có các lĩnh vực then chốt như hóa chất, chế tạo máy, cơ khí, thủ công và xây dựng.Chủ tịch Hiệp hội công nghiệp hóa chất Đức (VCI) Markus Steilemann cho hay ngành công nghiệp hóa chất nước này đang gặp khó khăn rất lớn. Việc thiếu đơn đặt hàng và giá năng lượng, nguyên liệu thô vẫn ở mức cao sẽ tiếp tục là thách thức lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Do đó, các công ty sẽ buộc phải giảm chi phí và đầu tư.Bên cạnh đó, một gánh nặng lớn khác đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế là lãi suất cao. Điều này khiến các khoản nợ trở nên đắt đỏ hơn. Báo cáo gần đây của Ngân hàng Trung ương Đức nhận định chi phí tài chính gia tăng tiếp tục làm giảm hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.Số lượng việc làm giảmChỉ có 5 hiệp hội dự kiến số lượng việc làm sẽ tăng trong năm 2024, trong khi 23 hiệp hội dự kiến sẽ giảm, trong đó có các lĩnh vực như bán buôn và bán lẻ, cơ khí, thủ công và xây dựng.Năm 2022, khi triển vọng tăng trưởng cũng bị đánh giá ở mức yếu, hầu hết số doanh nghiệp được hỏi đều có ý định giữ chân người lao động của họ. Điều này là do nếu sa thải lượng lớn lao động, sẽ rất khó để doanh nghiệp tuyển dụng lại đầy đủ khi nền kinh tế phục hồi.Nhưng "hiệu ứng tích trữ lao động" này đang dần biến mất. Ví dụ, ngành xây dựng đang chịu áp lực rất lớn do chi phí sản xuất cao hơn, lãi suất tăng và ít đơn đặt hàng hơn. Chủ tịch Hiệp hội xây dựng Đức Wolfgang Schubert-Raab mới đây dự báo rằng trong năm 2024, lượng lao động trong ngành sẽ giảm khoảng 30.000 nhân viên và có khả năng còn tiếp tục giảm nữa.Nhiều doanh nghiệp khác đã cân nhắc việc giảm lao động. Nhà sản xuất hóa chất Lanxess muốn cắt giảm 870 việc làm, trong đó chủ yếu là các nhân viên tại trụ sở chính ở thành phố Köln. Tập đoàn ô tô Volkswagen (VW) dự kiến giảm 1/5 số nhân sự quản lý.Những giải phápTrong số các cuộc khảo sát cuối năm của Viện IW suốt 34 năm qua, chỉ có 6 cuộc khảo sát có kỳ vọng tồi tệ tương tự hoặc tiêu cực hơn. Vào đầu những năm 2000, Chính phủ Đức lúc đó dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Gerhard Schröder đã ban hành "Chương trình nghị sự 2010" để giúp nâng cao khả năng cạnh trang của kinh tế Đức. Nhiều cải cách đã được tiến hành, nền kinh tế phát triển năng động hơn, thị trường lao động linh hoạt hơn và nhiều việc làm hơn được tạo ra.Thời điểm hiện tại, theo lãnh đạo Viện IW Michael Hüther, kinh tế Đức cần có các điều kiện khung đáng tin cậy hơn. Ông ủng hộ việc cải cách “phanh nợ” theo hai bước. Một là thực hiện một khoản vay đặc biệt, ngắn hạn và đảm bảo tính pháp lý, tương tự như quỹ đặc biệt 100 tỷ euro dành cho quân đội Đức. Khoản vay này có thể đầu tư cho bảo vệ khí hậu, kích thích các doanh nghiệp trong nhiều ngành công nghiệp và nền kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động đầu tư dài hạn. Hai là tiến hành cải cách cơ cấu nhằm nâng giới hạn tối đa cho khoản nợ mới hàng năm từ mức 0,35% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hiện tại lên 0,5% hoặc thậm chí 1% GDP.Điều này sẽ làm tăng nợ của chính phủ và do đó cũng kéo dãn chính sách thuế. Điều này rất cần thiết, đặc biệt là đối với lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng công cộng, như mạng lưới đường sắt hay cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về lượng dữ liệu và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo.Chuyên gia Frank Liebold từ công ty Atradius cho rằng nền kinh tế đang nỗ lực để duy trì các địa điểm sản xuất và việc làm ở Đức, nhưng "các chính trị gia phải tạo ra các điều kiện khung đáng tin cậy cho điều này".Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Tín hiệu mới cho khả năng tự cường năng lượng của quốc gia lớn nhất ASEAN
06:30' - 30/11/2024
Một trong những chương trình hành động hàng đầu của Tổng thống Indonesia là đạt được khả năng tự cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, nước này đang phải đối mặt với những khó khăn về tiềm lực tài chính.
-
Phân tích - Dự báo
Tác động của khủng hoảng kinh tế Đức đối với tam giác công nghiệp châu Âu
05:30' - 30/11/2024
Nước Đức thời kỳ hậu Thủ tướng Angela Merkel đang gặp nhiều khó khăn và sẽ sớm phải tổ chức cuộc bầu cử mới. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới hai quốc gia láng giềng Pháp và Italy.
-
Phân tích - Dự báo
Tương lai thị trường tài chính Mỹ: Lợi ích đi kèm rủi ro
06:30' - 29/11/2024
Do cách tiếp cận chính trị và kinh tế của Tổng thống đắc cử Donald Trump rất phi truyền thống, thị trường đang cố hấp thụ những khả năng có thể xảy ra từ quá trình chuyển giao quyền lực ở Nhà Trắng.
-
Phân tích - Dự báo
"Trận cuồng phong" đang đến với ngành ô tô Đức
05:30' - 29/11/2024
Chỉ trong vòng một năm, tình hình ngành công nghiệp ô tô Đức đã quay ngoắt 180 độ, từ tâm lý lạc quan với lợi nhuận cao sang tới sự bi quan về triển vọng ảm đạm phía trước.
-
Phân tích - Dự báo
Giải mã việc đề cử ông Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ
06:30' - 28/11/2024
Bộ trưởng Tài chính tương lai của Mỹ là cố vấn thân cận nhất của ông Donald Trump, nhờ việc bổ sung chiều sâu cho các đề xuất kinh tế và bảo vệ chính sách thương mại bảo hộ hơn của Tổng thống đắc cử.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành hóa dầu Hàn Quốc bên bờ khủng hoảng
05:30' - 28/11/2024
Cạnh tranh từ Trung Quốc và Trung Đông đang khiến ngành hóa dầu Hàn Quốc lâm vào "thế khó", thể hiện qua hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hóa dầu lớn và giá cổ phiếu sụt giảm.
-
Phân tích - Dự báo
Những thách thức kinh tế đối với châu Âu
06:30' - 27/11/2024
Lạm phát của châu Âu vẫn ở mức cao, chịu ảnh hưởng bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng và giá năng lượng tăng vọt. Bên cạnh đó, bất ổn địa chính trị cũng góp phần cản đà phục hồi tăng trưởng của khu vực.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên vàng của bitcoin đã bắt đầu?
05:30' - 27/11/2024
Giá bitcoin, vốn bắt đầu năm 2024 ở mức 38.000 USD, hiện đang tiệm cận ngưỡng 100.000 USD. Đồng bitcoin đã tăng vọt trong những tuần gần đây phần lớn nhờ "hiệu ứng Donald Trump".
-
Phân tích - Dự báo
Các nhà máy ô tô Mexico lo ngại chính sách thuế mới của Mỹ
06:30' - 26/11/2024
Theo tờ The New York Times bằng tiếng Tây Ban Nha, chính sách thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai của ông Donald Trump có thể giáng đòn mạnh vào các nhà máy sản xuất ô tô tại Mexico.