Kinh tế Hong Kong (Trung Quốc) có thể tăng trưởng âm trong quý I/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong (Trung Quốc), ngày 13/3, Cục trưởng Tài chính Hong Kong Trần Mậu Ba cho biết, làn sóng dịch bệnh thứ 5 bùng phát từ tháng Một đến nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân, các hoạt động kinh tế và xã hội.
Hơn nữa tình hình dịch bệnh nghiêm trọng còn gây áp lực suy giảm lớn đối với nền kinh tế Hong Kong hiện nay.
Dự báo, kinh tế quý I/2022 của Hong Kong rất có thể sẽ tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm trước tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên đáng kể.
Ông Trần Mậu Ba nhấn mạnh, trước những biến động và bất ổn bên ngoài, cũng như thách thức dịch bệnh lặp đi lặp lại, cần phải thận trọng hơn trong việc sử dụng ngân sách, đồng thời cần dự phòng nguồn lực tài chính để ứng phó với những thay đổi bất ngờ, ổn định niềm tin thị trường.Theo ông Trần Mậu Ba, muốn ổn định nền kinh tế, trước hết cần phải bắt tay vào phòng chống dịch bệnh và là nhiệm vụ cấp thiết nhất hiện nay. Cùng với nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh, chính quyền Hong Kong cũng cố gắng ổn định kinh tế.
Mặc dù kinh tế quý I/2022 của Hong Kong rất có thể sẽ tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên đáng kể, nhưng kinh tế Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định là chỗ dựa và niềm tin vững chắc của Hong Kong, chỉ cần Hong Kong phòng chống dịch bệnh thành công thì sẽ nhanh chóng lấy lại động lực tăng trưởng.
Hiện nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 98% tổng số doanh nghiệp của Hong Kong, sử dụng 45% lực lượng lao động của khu vực doanh nghiệp tư nhân.
Ông Trần Mậu Ba cho rằng, để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong dự toán ngân sách mới nhất đã đưa ra một loạt biện pháp, bao gồm giảm thuế và phí, nới lỏng hơn nữa điều kiện và hạn ngạch của chương trình tín dụng ưu đãi bảo đảm 100%, đồng thời tạm hoãn thanh toán các khoản nợ thuê nhà.
Liên quan đến kiến nghị bảo lưu tạm hoãn thanh toán tiền thuê nhà, đồng thời mong muốn chính quyền trợ cấp tiền thuê nhà cho các hộ kinh doanh, ông Trần Mậu Ba nhấn mạnh, trong bối cảnh xã hội và nền kinh tế bị dịch bệnh tác động sâu rộng, nhiều người dân khó khăn hơn trong xã hội cũng chịu áp lực sinh hoạt và thanh toán tiền thuê nhà, việc sử dụng ngân sách để trợ cấp tiền thuê mặt bằng cho các hộ kinh doanh có thể không được toàn xã hội chấp nhận.
Khi chính quyền ban hành các biện pháp hỗ trợ, về nguyên tắc đã cố gắng trực tiếp mang lại lợi ích nhiều nhất cho người dân hoặc doanh nghiệp nhỏ và vừa, cân nhắc đằng sau chính là phải đảm bảo tối đa dân sinh, việc làm, sức sống kinh tế và niềm tin, đây là nguồn gốc cơ bản để ổn định tình hình xã hội.
Bên cạnh đó, ông Trần Mậu Ba còn cho biết, tình hình Ukraine là tiêu điểm quan tâm của toàn cầu trong thời gian gần đây, có thể tác động đến những thay đổi của tình hình địa chính trị và lộ trình phát triển kinh tế toàn cầu trong tương lai. Đối với Hong Kong, rủi ro của giai đoạn hiện nay có thể kiểm soát.
Về phương diện thương mại, Ukraine và Nga chỉ lần lượt chiếm 0,05% và 0,78% hàng hóa xuất khẩu của Hong Kong năm 2021.
Về phương diện lạm phát, Hong Kong chủ yếu dựa vào ngành dịch vụ, mức độ phụ thuộc năng lượng không cao, hơn nữa tỷ trọng chi tiêu cho năng lượng trong chỉ số giá cả tiêu dùng (CPI) của Hong Kong chỉ khoảng 3%, do đó ngay cả khi giá năng lượng quốc tế tăng mạnh thì ảnh hưởng đối với lạm phát Hong Kong cũng tương đối ôn hòa./.
- Từ khóa :
- Hong Kong
- kinh tế Hong Kong
- lạm phát
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng tại Ukraine tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Pháp
11:28' - 14/03/2022
Ngân hàng trung ương Pháp (BoF) cảnh báo, tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm nay sẽ chậm lại, trong khi lạm phát tăng, do tác động từ căng thẳng tại Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Morgan Stanley hạ dự báo tăng trưởng GDP của Ấn Độ
17:49' - 13/03/2022
Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley đã giảm 50 điểm cơ bản dự báo tăng trưởng GDP của Ấn Độ trong năm tài chính 2022-2023 (bắt đầu từ 1/4) xuống còn 7,9%, đồng thời tăng dự báo lạm phát bán lẻ lên 6%.
-
Kinh tế Thế giới
“Giải mã” mục tiêu tăng trưởng GDP của Trung Quốc
05:30' - 13/03/2022
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay của Trung Quốc sẽ thúc đẩy chính phủ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, kích thích nhu cầu bất động sản và nới lỏng chính sách tiền tệ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.