Kinh tế Nga duy trì động lực tăng trưởng tích cực
Nền kinh tế Nga đã phải đối mặt với những cú sốc lớn từ bên ngoài sau khi nổ ra xung đột tại Ukraine vào đầu năm 2022. Đó là một số thị trường xuất khẩu truyền thống đóng cửa, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, việc tiếp cận thị trường tài chính toàn cầu gặp trở ngại, giá hàng hóa và tỷ giá biến động mạnh. Tuy nhiên, nền kinh tế Nga cho đến nay nhìn chung vẫn duy trì được động lực tăng trưởng tích cực.
Tại một cuộc họp về các vấn đề kinh tế vào tháng 7/2024, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết tăng trưởng GDP của nước này đạt 5% trong 5 tháng đầu năm 2024, cao hơn đáng kể so với dự báo. Trong tháng 5/2024, tăng trưởng GDP nhích nhẹ so với tháng 4/2024, lên 4,5%.
Ông Mishustin cho biết động lực tăng trưởng của kinh tế Nga vẫn cao. Theo ông, các con số trong lĩnh vực kinh tế thực cũng khá tích cực. Trong giai đoạn từ tháng 1-5/2024, lĩnh vực sản xuất của Nga tăng gần 9%. Chế tạo máy được đánh giá như một trong những động lực chủ chốt trong lĩnh vực này với tốc độ tăng trưởng 2 chữ số.Thủ tướng Nga nhấn mạnh điều rất quan trọng là đầu tư tiếp tục tăng, đặt cơ sở tốt cho tương lai. Cuối quý I/2024, đầu tư tăng gần 15%, chủ yếu vào các lĩnh vực máy móc, thiết bị, tài sản trí tuệ.
Thủ tướng Nga cho biết thêm, hoạt động tiêu dùng ở mức rất cao, chủ yếu do thu nhập của người dân tăng. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến lạm phát tăng. Cụ thể, từ đầu năm đến ngày 1/7, lạm phát của Nga tăng lên 4,5%.Ông nhấn mạnh vấn đề lạm phát cần phải được giải quyết vì các tiêu chuẩn sống của người dân phụ thuộc vào điều này. Ông yêu cầu giám sát chặt chẽ tình hình vĩ mô và nếu cần, điều chỉnh tức thời kế hoạch hành động trong vấn đề lạm phát với sự phối hợp của Ngân hàng trung ương Nga (CBR).
Trong bối cảnh có những lo ngại về lạm phát dai dẳng và các cảnh báo về tình trạng "quá nóng" của nền kinh tế, số liệu mới nhất của Cơ quan Thống kê Rosstat cho thấy tốc độ tăng trưởng của kinh tế Nga chậm lại trong quý II/2024. Tăng trưởng GDP của Nga giảm từ 5,4% trong quý I/2024 xuống 4% trong quý II/2024 , mức thấp nhất kể từ đầu năm 2023. Trong khi đó, lạm phát chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, khi tăng lên 9,13% trong tháng 7/2024, so với mức 8,59% trong tháng 6/2024 và là mức cao nhất kể từ tháng 2/2023. Việc Chính phủ Nga tăng chi tiêu cho quốc phòng kể từ khi nổ ra xung đột với Ukraine vào tháng 2/2022 đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhờ đó tránh được suy thoái như các dự báo ban đầu vào năm 2022 do các lệnh trừng phạt của phương Tây. Tuy nhiên, việc tăng mạnh chi tiêu đã khiến lạm phát trong nước leo thang, buộc CBR phải tăng lãi suất. Ngân hàng trung ương Nga đã tăng lãi suất quyết liệt trong nỗ lực hạ nhiệt nền kinh tế đang tăng trưởng với tốc độ không bền vững do việc chính phủ tăng chi ngân sách. CBR đã tăng lãi suất chủ chốt lên 18% trong tháng 7/2024, mức cao nhất kể từ khi tăng khẩn cấp lên 20% vào tháng 2/2022. Thống đốc CBR Elvira Nabiullina đã nói nền kinh tế có dấu hiệu "quá nóng" và nêu lên những khó khăn trong thanh toán quốc tế, do ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt của phương Tây, cho đây là một yếu tố khác khiến lạm phát tăng. Tuyên bố của Ngân hàng trung ương Nga nhấn mạnh, lạm phát đã tăng nhanh và đang tăng đáng kể so với dự báo của ngân hàng đưa ra vào tháng 4/2024. Ngân hàng này đã nâng dự báo lạm phát năm 2024 lên 6,5-7%. CBR lưu ý rằng lạm phát sẽ giảm "chậm hơn so với dự kiến trước đó", nhưng có khả năng sẽ quay trở lại mục tiêu vào cuối năm 2025, khi giảm xuống 4-4,5%. Theo CBR, tăng trưởng nhu cầu trong nước tiếp tục vượt đáng kể so với khả năng tăng trưởng nguồn cung hàng hóa và dịch vụ. Nhằm đưa lạm phát giảm, việc tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ là cần thiết Về tác động từ các lệnh trừng phạt của phương Tây, một nghiên cứu mới của Trung tâm Phân tích Kinh tế vĩ mô và Dự báo ngắn hạn cho thấy những tổn thất chính thuộc về các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu và được lợi là những công ty đảm bảo cho nhu cầu trong nước. Các chuyên gia nhận định, động lực hiện nay cho thấy sự phân chia này của các doanh nghiệp Nga sẽ còn tiếp tục. Sự hỗ trợ của chính phủ và nhu cầu trong nước sẽ vẫn là điều kiện then chốt cho tăng trưởng sản xuất. Một số ngành đã có những chuyển biến tích cực. Quá trình thay thế nhập khẩu được đẩy nhanh, các chương trình cho vay ưu đãi dành cho doanh nghiệp được triển khai, giúp bù đắp cho mức lãi suất cao trên thị trường. Giám đốc Bộ phận châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ông Alfred Kammer, cho biết IMF ghi nhận sự tăng trưởng khá mạnh mẽ của nền kinh tế Nga, nhờ hoạt động kinh tế tích cực do xuất khẩu dầu vẫn mạnh trong bối cảnh giá cao, tiêu dùng phục hồi, thị trường lao động ổn định và tiền lương thực tế đang tăng lên.- Từ khóa :
- nga
- kinh tế nga
- tăng trưởng kinh tế nga
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Dự luật hạn chế sinh viên quốc tế và tác động đối với nền kinh tế Australia
05:30' - 10/08/2024
Việc Chính phủ Australia dự định áp đặt mức trần số lượng sinh viên quốc tế sẽ gây tổn thất đáng kể về doanh thu và việc làm, bao gồm cả những tác động lan tỏa nói chung lên nền kinh tế nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ năm thế giới trước bước ngoặt lịch sử
08:10' - 09/08/2024
Ấn Độ là đối tác quan trọng của New Zealand. Chính phủ New Zealand cam kết đạt được bước tiến lớn hơn trong mối quan hệ song phương.
-
Ý kiến và Bình luận
JPMorgan Chase: Kinh tế Mỹ “không hề” suy thoái
10:59' - 08/08/2024
Giám đốc điều hành Ngân hàng JPMorgan, Chase Jamie Dimon, nhận định nền kinh tế Mỹ "không hề" rơi vào suy thoái, và kêu gọi thị trường bình tĩnh trước sự biến động trong tuần này,
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Quân cờ chiến lược của chính sách "Nước Mỹ trên hết"
06:30' - 15/05/2025
Tổng thống Donald Trump đã đến Saudi Arabia để bắt đầu chuyến thăm Trung Đông kéo dài bốn ngày, một chuyến đi được cho là sẽ thể hiện đầy đủ những tính toán của chính sách “Nước Mỹ trên hết".
-
Phân tích - Dự báo
Điều chỉnh giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc năm 2025
21:37' - 14/05/2025
Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) ngày 14/5 đã cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng năm 2025 của Hàn Quốc do bất ổn thương mại toàn cầu gia tăng và xuất khẩu suy yếu.
-
Phân tích - Dự báo
Giải mã chiến lược của Mỹ trong "cuộc chiến" thuế quan với Trung Quốc
17:38' - 14/05/2025
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung bất ngờ hạ nhiệt đã phần nào hé lộ chiến lược của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
-
Phân tích - Dự báo
Thỏa thuận tại Geneva – Bài cuối: Điều gì sẽ xảy ra sau 90 ngày?
06:30' - 14/05/2025
Bên cạnh những nhận định tích cực về thỏa thuận cắt giảm thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc, một số chuyên gia đã đặt câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra sau 90 ngày giảm thuế?
-
Phân tích - Dự báo
Thỏa thuận tại Geneva – Bài 1: Tác động đối với hai siêu cường
05:30' - 14/05/2025
Truyền thông quốc tế (các tờ Wall Street Journal, The Economist và trang mạng Caixin) đồng loạt đăng các bài viết nhận định về thỏa thuận bất ngờ vừa đạt được giữa Mỹ và Trung Quốc tại Geneva.
-
Phân tích - Dự báo
Thỏa thuận Mỹ-Trung "bơm oxy" cho ngành vận tải biển và bán lẻ trực tuyến
15:11' - 13/05/2025
Thỏa thuận thuế quan tạm thời giữa Mỹ và Trung Quốc đã mang lại luồng sinh khí mới cho ngành vận tải biển container và các nhà bán lẻ trực tuyến.
-
Phân tích - Dự báo
Những tác động khi Mỹ vá lỗ hổng "De Minimis"
06:30' - 13/05/2025
Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chịu mức giá cao hơn và nguy cơ giao hàng chậm trễ khi chính quyền Tổng thống Donald Trump chấm dứt miễn thuế đối với hàng nhập khẩu giá trị thấp từ Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Vai trò của khoáng sản chiến lược trong định hình trật tự kinh tế quốc tế
05:30' - 13/05/2025
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu đối mặt với nhiều bất ổn, khoáng sản chiến lược đã nổi lên như một yếu tố then chốt, mang cả rủi ro lẫn cơ hội định hình lại trật tự kinh tế quốc tế.
-
Phân tích - Dự báo
Triển vọng về một mạng lưới kết nối thanh toán của Đông Nam Á
06:30' - 12/05/2025
Việc nhanh chóng áp dụng thanh toán kỹ thuật số cũng sẽ góp phần thúc đẩy triển khai Dự án Nexus, một hệ thống thanh toán đa phương của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS).