Kinh tế Nhật Bản sẽ ra sao nếu đồng yen tiếp tục rớt giá?
Theo phân tích của Giáo sư Yukio Noguchi, Đại học Hitotsubashi trên Tạp chí Tokyo Keizai, đồng yen Nhật Bản đang giảm giá mạnh và xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp diễn, đẩy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người của Nhật Bản xuống vị trí thấp hơn Hàn Quốc và chỉ bằng một nửa so với Mỹ. Điều này thậm chí có thể đến sớm hơn nhiều so với dự báo trước đó là chỉ số này của Nhật Bản sẽ bị Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) vượt qua lần lượt vào năm 2027 và năm 2028.
Đồng yen mất giá với tốc độ khó tinĐầu năm 2022, đồng yen Nhật giao dịch ở mức 115 yen đổi 1 USD, nhưng đến ngày 14/7, con số này là 139 yen đổi 1 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 9/1998. So với các loại tiền tệ khác cũng mất giá so với đồng USD thì đồng yen là nghiêm trọng nhất. Điều này kéo theo sự suy giảm vị thế của Nhật Bản trên bản đồ kinh tế thế giới.Chỉ số hiệu quả thực chất thể hiện sức mua của đồng yen vào tháng 5/2022 là 61,77, tương đương mức năm 1971. Hiện nay chỉ số này chỉ còn 50, tức là bằng một nửa so với mức cao nhất vào năm 2010 là 100. Trường hợp đồng yen tiếp tục sụt giảm xuống mức 140 yen đổi 1 USD, chỉ số này có thể rơi xuống mức tương đương năm 1960.Sự hoán đổi vị trí giữa Nhật Bản và Hàn QuốcBảng xếp hạng về GDP danh nghĩa bình quân đầu người, vốn được xem là tiêu chí đánh giá mức độ giàu có của một quốc gia, bị chi phối mạnh bởi biến động tỷ giá hối đoái. Nếu sử dụng tỷ giá giữa tháng 7/2022 với 1 USD đổi được 139 yen, GDP danh nghĩa bình quân đầu người của Hàn Quốc là 31.902 USD, trong khi Nhật Bản là 32.010 USD, cao hơn một chút so với Hàn Quốc. Tuy nhiên, nếu đồng yen giảm xuống mức 140 yen đổi 1 USD thì GDP danh nghĩa bình quân đầu người của Nhật Bản sẽ là 31.782 USD, thấp hơn Hàn Quốc. Với tốc độ tăng thu nhập người dân ở Hàn Quốc, các chuyên gia dự báo sớm muộn GDP bình quân đầu người của quốc gia này sẽ sớm vượt Nhật Bản, nhưng đồng yen thậm chí mất giá nhanh hơn tiến trình này. Điều tương tự cũng đang xảy ra tại Đài Loan.Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong 10 năm gần nhất, Nhật Bản trở nên “nghèo đi” kể từ khi thực hiện chính sách kinh tế Abenomics. Nếu năm 2012, GDP bình quân đầu người của Nhật Bản tương đương Mỹ thì dự kiến năm 2022, chỉ còn bằng khoảng 40% so với Mỹ, và sẽ thấp hơn cả Hàn Quốc nếu tính tỷ giá hối đoái 140 yen đổi 1 USD.Không chỉ thua kém về GDP bình quân đầu người mà thu nhập bình quân theo năm của Nhật Bản cũng thấp hơn Hàn Quốc. Theo số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), thu nhập bình quân năm 2021 của Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ lần lượt là 4,44 triệu yen, 42,54 triệu won và 74.737 USD (tính theo đồng nội tệ). Nếu quy đổi theo tỷ giá 140 yen đổi 1 USD, thì thu nhập bình quân năm của Nhật Bản chỉ là 31.714 USD, thấp hơn Hàn Quốc với mức 32.316 USD. Như vậy, thu nhập thực tế của người Hàn Quốc đang cao hơn Nhật Bản và sự chênh lệch này có thể sẽ tiếp tục được nới rộng.Cùng với tiến trình này, giá trị vốn hóa của các doanh nghiệp Nhật Bản cũng giảm mạnh trên thị trường quốc tế. Đơn cử tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp lớn nhất Nhật Bản là Toyota Motor Corporation, hiện đứng thứ 39 thế giới với 211 tỷ USD nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với Tập đoàn sản xuất chất bán dẫn TSMC của Đài Loan, hiện đứng thứ 11 thế giới với 433,9 tỷ USD và hãng điện tử Samsung của Hàn Quốc, hiện đứng thứ 25 thế giới với 299,1 tỷ USD.Đồng yen mất giá trong khi lương không tăng đã khiến cuộc sống của người dân Nhật Bản trở nên khó khăn hơn khi giá của các sản phẩm không được sản xuất tại Nhật Bản đang tăng đều đặn. Ví dụ giá của sản phẩm điện thoại iPhone 13 Pro Max thời điểm mở bán là 134.800 yen đã tăng lên 150.800 yen vào ngày 1/7, bất chấp việc Apple sắp cho ra mắt sản phẩm iPhone mới. Tức là tốc độ tăng giá của iPhone tại thị trường Nhật Bản là 18,5%, tương đương tốc độ mất giá của đồng yen.Về triển vọng tình hình kinh tế Nhật Bản trong thời gian tới, trong một động thái mới nhất, Hội đồng Chính sách Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) ngày 21/7 khẳng định vẫn giữ nguyên chính sách tiền tệ siêu lỏng. Nhưng một thực tế là nếu đồng yen còn sụt giá thì tình hình kinh tế Nhật Bản sẽ trở nên trầm trọng hơn. Do đó, không quá lời khi nói rằng tương lai kinh tế Nhật Bản phụ thuộc vào chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ nước này trong 6 tháng cuối năm./.Phạm Tuân (TTXVN tại Tokyo)Tin liên quan
-
Chứng khoán
Những tác động tới nền kinh tế Nhật Bản khi vật giá tăng cao
13:08' - 25/07/2022
Theo báo Asahi của Nhật Bản, giá hàng hóa thực phẩm đang đồng loạt tăng giá tại Nhật Bản và gây ra những bất an về cuộc sống cũng như triển vọng phát triển trong tương lai.
-
Công nghệ
Nhật Bản phát triển điện toán đám mây chính phủ ngăn chặn virus máy tính
09:27' - 25/07/2022
Chính phủ Nhật Bản sẽ phát triển dự án “Điện toán đám mây chính phủ” cho phép lưu trữ và chia sẻ trực tuyến dữ liệu thông tin hành chính cho người dùng theo phân quyền.
-
Tài chính
Lạm phát ở Nhật Bản tăng mạnh nhất trong 7 năm
08:28' - 22/07/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 22/7, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản (MIC) thông báo trong tháng 6/2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản của nước này tăng 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Ngân hàng
Nhật Bản nâng dự báo lạm phát nhưng vẫn giữ chính sách tiền tệ siêu lỏng
16:28' - 21/07/2022
Ngày 21/7, Hội đồng Chính sách Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã quyết định nâng dự báo lạm phát trong tài khóa 2022 nhưng vẫn giữ nguyên chính sách tiền tệ siêu lỏng.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài cuối: “Bóng ma” lạm phát quay về?
06:02' - 18/11/2024
Các biện pháp được ông Trump công bố "sẽ có thể gây thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 33 tỷ euro chỉ riêng ở Đức", theo tính toán của Viện nghiên cứu kinh tế (IFO).
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài 1: Hiệu ứng đảo ngược
05:30' - 18/11/2024
Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, dự kiến sẽ có nhiều chính sách kinh tế lớn của Mỹ sẽ có sự điều chỉnh, làm ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế và có thể gây gia tăng bất ổn toàn cầu.