Kinh tế toàn cầu: Suy giảm, phục hồi hay phân kỳ?
Tờ “The Sydney Morning Herald” của Australia ngày 8/9 đăng bài phân tích về các xu hướng phát triển của kinh tế toàn cầu trong bối cảnh kinh tế Mỹ tăng tốc còn kinh tế Trung Quốc lại giảm tốc.
Điều gì sẽ xảy ra trong một thế giới có hai nền kinh tế lớn nhất đi theo hai hướng ngược nhau?
Vấn đề này được đưa ra một tuần trước khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cân nhắc khả năng tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2008 và khi tốc độ tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc đang làm chao đảo các thị trường toàn cầu.
Trưởng nhóm nghiên cứu của Citibank Mark Schofield cho rằng một số nước, đặc biệt là những nước xuất khẩu hàng hóa, đã nhận thấy triển vọng kinh tế của họ ngả theo hướng Trung Quốc hơn là với Mỹ - điều được cho là đang tạo ra một nền kinh tế toàn cầu đa dạng hơn với hai hướng chính chứ không phải một: tăng trưởng kinh tế của Mỹ và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Ông Schofield cho biết có bốn khả năng có thể xảy ra, mỗi một trong số đó sẽ gây ra những phản ứng chính sách riêng biệt và do vậy sẽ có tác động rất khác nhau đến nền kinh tế toàn cầu.
Những tác động này được nhận thấy rõ nhất là ở các nước láng giềng châu Á của Trung Quốc cũng như các nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào hàng hóa của Trung Quốc như Australia, New Zealand và Canada.
Bốn viễn cảnh có thể xảy ra là một nền kinh tế toàn cầu hai tốc độ; sự suy giảm trên toàn cầu do Trung Quốc dẫn đầu; Trung Quốc ổn định tăng trưởng dẫn đến sự phục hồi toàn cầu; và Trung Quốc triển khai một chính sách kích thích kinh tế sâu rộng và tốn kém. Mỗi viễn cảnh này đều phụ thuộc vào sự mạnh hay yếu của nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc.
Nếu các xu hướng hiện nay tiếp tục với kinh tế Mỹ mạnh lên, trong khi kinh tế Trung Quốc yếu đi, các nhà phân tích của Citibank nhận định rằng thế giới có khả năng sẽ trải qua một sự phân kỳ đáng kể. Nhà kinh tế Schofield cho biết đây là kết quả dựa trên những dự báo hiện nay của Citibank, điều vẫn gây lo ngại là xác suất của khả năng này đang giảm dần.
Tuy nhiên, nếu kinh tế Trung Quốc vẫn tiếp tục giảm sút và đánh bẫy Mỹ thông qua các vấn đề thương mại, giá hàng hóa, thị trường tài chính biến động, thì sự suy giảm kết hợp của hai nền kinh tế này sẽ gây ra một cuộc suy thoái toàn cầu.
Ông Schofield cho rằng một cuộc suy thoái như vậy sẽ chủ yếu xảy ra ở các nước mới nổi và những nước sản xuất hàng hóa, nhưng những nền kinh tế tiên tiến khác cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
Còn trong trường hợp chính quyền trung ương Trung Quốc có khả năng ổn định nhịp độ tăng trưởng kinh tế của nước họ một cách hiệu quả, thì cả kinh tế Mỹ và Trung Quốc có thể giải quyết hiệu quả một số biến động gần đây đang tác động mạnh tới các nền kinh tế mới nổi và dựa nhiều vào hàng hóa.
Và việc Trung Quốc triển khai chính sách kích thích kinh tế lớn được các chuyên gia của Citibank cho là ít có khả năng xảy ra nhất, bởi nó đòi hỏi một nền kinh tế Trung Quốc mạnh hơn đồng thời khi kinh tế Mỹ yếu đi. Tuy nhiên, chuyên gia Schofield lại coi đây là lựa chọn hấp dẫn nhất. Nó đòi hỏi Trung Quốc phải dành ưu tiên cho tăng trưởng thông qua các chính sách có thể làm hỏng hệ thống tài chính rộng hơn, đặc biệt là các nền kinh tế tiên tiến.
Trong khi triển vọng phân kỳ có khả năng xảy ra nhiều nhất vào giai đoạn hiện nay, được cho là phù hợp với xu thế, chuyên gia Schofield cho rằng ít có lý do về khả năng suy thoái toàn cầu, do cả kinh tế Mỹ và Trung Quốc phải cùng suy giảm, để phải cảnh báo các nhà đầu tư.
Ông nói nhiều khả năng phải chứng kiến sự sụt giảm hơn nữa của kinh tế Trung Quốc, một số thị trường mới nổi và những nước sản xuất hàng hóa, và sự giảm sút rất ít ở Mỹ và các nền kinh tế tương quan.
Khánh Linh (TTXVN tại Sydney)
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký ban hành Đạo luật giảm lạm phát
10:55'
Tổng thống Mỹ đã ký ban hành Đạo luật giảm lạm phát, một cột mốc quan trọng đối với chương trình nghị sự về kinh tế trong nước khi chỉ còn 3 tháng nữa là đến bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ.
-
Kinh tế Thế giới
100 ngày cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Hàn Quốc
10:54'
Sáng 17/8, tại Văn phòng Tổng thống ở quận Yongsan, thủ đô Seoul, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã tổ chức họp báo nhân 100 ngày cầm quyền đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Nợ công phình to trong khi hơn 30 tỷ USD ngân sách chưa được giải ngân
19:56' - 16/08/2022
Số liệu của Chính phủ Nhật Bản cho thấy ngân sách cho các dự án công trong 2 tài khóa 2020 và 2021 còn hơn 4.000 tỷ yen (30 tỷ USD) chưa được giải ngân, trong khi nợ công của nước này đang phình to.
-
Kinh tế Thế giới
Triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Dự án xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh
18:36' - 16/08/2022
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP, triển khai Nghị quyết số 57/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng công nghiệp của Đức sụt giảm vì mực nước sông Rhine thấp
15:27' - 16/08/2022
Viện Kinh tế thế giới Kiel của Đức cảnh báo nếu mực nước ở Kaub tiếp tục duy trì ở mức thấp tới hạn 78cm trong vòng 30 ngày thì sản lượng công nghiệp của Đức sẽ giảm khoảng 1%.
-
Kinh tế Thế giới
Quá tải đơn xin cấp hộ chiếu tại Canada
15:06' - 16/08/2022
Canada đang tìm cách cắt giảm thời gian chờ đợi hộ chiếu, vốn kéo dài gần 5 tháng, trong bối cảnh nhu cầu đi lại sau đại dịch tăng vọt gây áp lực đối với hệ thống.
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Mỹ D. Trump có thể bị điều tra về khả năng vi phạm luật gián điệp
11:06' - 16/08/2022
Báo Washington Post đưa tin Bộ Tư pháp Mỹ nghi ngờ cựu Tổng thống Donald Trump có thể vi phạm Đạo luật Gián điệp cùng một số cáo buộc liên quan đến vi phạm quy định bảo mật và xử lý tài liệu công.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ ủng hộ đối thoại với Triều Tiên
09:48' - 16/08/2022
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price ngày 16/8 cho biết Mỹ ủng hộ mạnh mẽ nỗ lực của Hàn Quốc tái khởi động đối thoại với Triều Tiên và phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Anh trong chuyển đổi số và chuyển dịch xanh
08:11' - 16/08/2022
Việt Nam - Anh có nhiều tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực đổi mới công nghệ, chuyển đổi số, chống biến đổi khí hậu và đa dạng hóa chuỗi cung ứng.