Kinh tế Trung Quốc chỉ đạt mức tăng trưởng 3% trong năm 2022
Số liệu thống kê chính thức công bố ngày 17/1 cho thấy nền kinh tế Trung Quốc chỉ đạt mức tăng trưởng 3,0% trong năm 2022. Đây là một trong những tốc độ tăng trưởng thấp nhất của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này trong 40 năm qua, chủ yếu là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, cũng như các tác động từ khủng hoảng thị trường bất động sản.
Trước đó, Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2022 là 5,5% - thấp hơn nhiều so với những gì nước này đạt được trong năm 2021 khi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả nước tăng hơn 8%.
Tính riêng trong tháng 12/2022, sản lượng công nghiệp của Trung Quốc chỉ đạt mức tăng trưởng khiêm tốn 1,3% so với cùng kỳ năm trước đó, giảm đáng kể so với mức tăng trưởng 2,2% ghi nhận tháng 11/2022. Nguyên nhân của tình trạng này là do hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự lây lan của đại dịch COVID-19.
Doanh số bán lẻ sụt giảm tháng thứ 3 liên tiếp, xuống mức 1,8%, ngay cả trong bối cảnh Trung Quốc đã nới lỏng các biện pháp hạn chế để phòng ngừa dịch COVID-19.
Đầu tư vào tài sản cố định trong năm 2022 của Trung Quốc đã tăng 5,1%, nhỉnh hơn chút ít so với mức dự báo 5,0% trước đó, mặc dù vẫn giảm so với mức tăng trung bình 5,3% ghi nhận trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 11/2022./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Quan chức Indonesia nhận định lạc quan về tăng trưởng kinh tế năm 2022
09:28' - 17/01/2023
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati bày tỏ lạc quan rằng tăng trưởng kinh tế của quốc gia này trong năm 2022 sẽ đạt 5,2–5,3%, trong đó riêng quý IV dự kiến đạt 5%.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Ấn Độ có thể là đối trọng lớn với Trung Quốc
07:04' - 17/01/2023
Các chuyên gia dự báo, với tiềm năng kinh tế, Ấn Độ có đủ khả năng vượt qua Trung Quốc nếu nước này đưa ra những chính sách và cải cách hợp lý.
-
Chứng khoán
Tâm lý lạc quan về kinh tế Trung Quốc hỗ trợ chứng khoán châu Á chiều 16/1
16:51' - 16/01/2023
Chứng khoán châu Á chủ yếu tăng điểm trong chiều 16/1 nhờ nhà đầu tư lạc quan hơn về triển vọng kinh tế toàn cầu khi Trung Quốc mở cửa trở lại với thế giới
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Áp lực giảm phát đối với nền kinh tế Trung Quốc gia tăng
14:27' - 09/11/2024
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc trong tháng 10/2024 vẫn ở mức thấp và chỉ số giá sản xuất (PPI) tiếp tục giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Dân chủ trước nguy cơ “trắng tay”
14:26' - 09/11/2024
Tính đến ngày 8/11, đảng Cộng hòa của ông Donald Trump vẫn đang chiếm ưu thế trước đảng Dân chủ.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị gói kích thích mới cho nền kinh tế
14:25' - 09/11/2024
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đang chuẩn bị một gói kích thích mới cho nền kinh tế, bao gồm trợ cấp hóa đơn tiện ích và tiền mặt cho các hộ gia đình thu nhập thấp.
-
Kinh tế Thế giới
Thụy Điển siết chặt quy định tịch thu tài sản
13:46' - 09/11/2024
Thụy Điển đã chính thức ban hành luật mới cho phép cảnh sát thu giữ tài sản xa xỉ từ những người không thể chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của tài sản này.
-
Kinh tế Thế giới
Tồn kho gạo của Ấn Độ cao kỷ lục
13:03' - 09/11/2024
Lượng tồn kho gạo của Ấn Độ đã đạt mức cao kỷ lục, lên đến 29,7 triệu tấn trong tháng 11 này, gần gấp 3 lần so với mục tiêu của chính phủ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thông qua luật năng lượng mới
21:15' - 08/11/2024
Ngày 8/11, Trung Quốc đã thông qua luật năng lượng mới nhằm thúc đẩy nỗ lực trung hòa carbon, hướng đến mục tiêu phi carbon hóa nền kinh tế vào năm 2060.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành thép Trung Quốc đối mặt nguy cơ lớn do thuế quan
21:00' - 08/11/2024
Ngành thép Trung Quốc đang phải đối mặt với tác động gián tiếp nếu Tổng thống đắc cử Donald Trump áp mức thuế quan 60% đối với hàng hóa Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
CPC: Temu vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng của EU
20:59' - 08/11/2024
Theo Mạng lưới Hợp tác bảo vệ người tiêu dùng (CPC), một số hoạt động kinh doanh của Temu đã vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng của Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
APEC 2024: Vượt qua thách thức, hướng tới thịnh vượng chung
18:59' - 08/11/2024
Tháng 11/2024, các nhà lãnh đạo APEC sẽ hội tụ tại Lima, Peru để thảo luận về những thách thức và cơ hội định hình tương lai khu vực châu Á-Thái Bình Dương.