Kinh tế Việt Nam có nhiều điểm sáng trong bối cảnh toàn cầu khó khăn
Vào thời điểm kinh tế thế giới gặp khó khăn và đà phục hồi đang bị ảnh hưởng bởi các "cơn gió ngược", nhiều tổ chức quốc tế vẫn tiếp tục đánh giá cao về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2023 nhờ các nỗ lực thúc đẩy phục hồi kinh tế-xã hội của Chính phủ Việt Nam.
Từ những nhận định lạc quan của các tổ chức quốc tế
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ phục hồi vào nửa cuối năm 2023, đạt khoảng 4,7% cho cả năm, nhờ xuất khẩu phục hồi và các chính sách trong nước nới lỏng. Lạm phát dự kiến sẽ được kiểm soát dưới mức mục tiêu 4,5% của Ngân hàng Nhà nước.
Trong trung hạn, Việt Nam có thể quay trở lại đạt được tốc độ tăng trưởng cao khi các cải cách cơ cấu được thực thi. Con số này thấp hơn năm 2022, nhưng so với tăng trưởng toàn cầu thì nền kinh tế Việt Nam vẫn đang tăng trưởng tốt.
Đó là đánh giá của ông Paulo Medas - Trưởng đoàn công tác Điều khoản 4 của IMF - khi trả lời phỏng vấn báo điện tử VietnamPlus của Thông tấn xã Việt Nam trong chuyến công tác và làm việc với các cơ quan quản lý, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam để đưa ra khuyến nghị về các chính sách kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính và ngân hàng.
Các chuyên gia của đoàn công tác đánh giá cao sức chống chịu của nền kinh tế Việt Nam và kêu gọi sự phối hợp chính sách tốt hơn để ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh hiện nay.
Về triển vọng kinh tế Việt Nam, giới chuyên gia tại Maybank Research Pte Ltd có văn phòng tại Singapore giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 ở mức 4% và 6% cho năm 2024, đồng thời cho rằng sự sụt giảm xuất khẩu sẽ tiếp diễn trong nửa cuối năm 2023 do tăng trưởng toàn cầu chậm lại, nhưng sẽ có sự cải thiện nhẹ trong quý cuối năm. Tiêu dùng trong nước có thể giảm trong những tháng tới trong bối cảnh thị trường lao động yếu.
Phát biểu tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), sáng 6/6 tại thủ đô Paris, Pháp, ông Mathias Cormann, Tổng Thư ký OECD, bày tỏ ấn tượng trước những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong thời gian qua.
Ông khẳng định OECD sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng xanh và bền vững, sẵn sàng cử chuyên gia hỗ trợ Việt Nam để triển khai các quy định liên quan đến thuế tối thiểu toàn cầu.
Trong buổi đối thoại với các nước thành viên Liên hợp quốc (LHQ) tại New York, Mỹ, đầu tháng Sáu để trao đổi các bài học kinh nghiệm về phát triển vượt qua khủng hoảng, biến khát vọng quốc gia thành kết quả cụ thể, Đại diện Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) và các nước đánh giá cao kết quả mà Việt Nam đã đạt được trong phục hồi kinh tế sau đại dịch, đảm bảo an sinh xã hội và ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua các chính sách hợp lý và kịp thời.
Các nước cũng chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam xây dựng sự tự chủ và độc lập trên con đường phát triển, thúc đẩy quan hệ đối tác chặt chẽ và hiệu quả với UNDP trong nhiều khía cạnh khác nhau.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ, được mời làm diễn giả chính để chia sẻ bài học thành công của Việt Nam. Đại sứ cho rằng tăng cường quan hệ đối tác trên cơ sở tôn trọng, chia sẻ lẫn nhau là yếu tố không thể thiếu để đạt được các kết quả cụ thể trong phát triển bền vững.
Trong khi đó, các đại biểu tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 14 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Thiên Tân, Trung Quốc, nhận định Việt Nam là một trong những điểm sáng phục hồi kinh tế của khu vực, là hình mẫu thành công trong phòng chống dịch bệnh, đóng vai trò tiên phong trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cam kết chuyển đổi năng lượng.
Nhiều doanh nghiệp ấn tượng với việc Chính phủ Việt Nam luôn dành sự quan tâm, ủng hộ rất cao cho cộng đồng doanh nghiệp, nhờ đó có nhiều chính sách theo hướng gỡ khó, tạo điều kiện kinh doanh tốt hơn cho doanh nghiệp.
Các đại biểu đánh giá cao sự tham gia của Việt Nam tại hội nghị các nhà tiên phong của WEF năm nay, khẳng định sẽ đến Việt Nam để tiếp tục trao đổi với các bộ, ngành, địa phương nhằm hiện thực hóa các kế hoạch hợp tác với Việt Nam.
"Thỏi nam châm" hút dòng vốn FDI
Trang portfolio-adviser.com (Anh) đăng bài viết nhận định Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á. Theo bài viết, Việt Nam ghi nhận tăng trưởng GDP cao trong nhiều năm, nhờ sự ổn định chính trị và định hướng phát triển thị trường lành mạnh của Chính phủ. Việt Nam đã thành công trong việc giảm tỷ lệ nghèo từ 17% xuống dưới 5% trong thập kỷ qua.
Động lực tăng trưởng nổi bật nhất đối với Việt Nam được cho là mức tăng mạnh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ xuất khẩu gia tăng. Việt Nam đang chuyển hướng sang sản xuất các sản phẩm có giá trị cao hơn, chú trọng sản xuất hàng điện tử nhiều hơn so với hàng dệt may. Nhà đầu tư FDI quan trọng nhất của Việt Nam hiện nay là Samsung Electronics. Samsung tuyển dụng hàng trăm nghìn công nhân tại Việt Nam và 50% thiết bị cầm tay của hãng trên toàn cầu được sản xuất tại đây.
Bài viết cũng cho rằng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam sẽ được thăng hạng từ vị thế thị trường cận biên hiện nay lên thị trường mới nổi. TTCK Việt Nam nói chung hiện đáp ứng các yêu cầu về quy mô và thanh khoản, với tỷ lệ tham gia của các nhà bán lẻ tăng gấp 4 lần trong 2-3 năm qua nhờ thanh toán kỹ thuật số.
Tờ The Business Times của Singapore nhận định trong nhiều thập kỷ, Việt Nam là “ngôi nhà” của các cơ sở sản xuất chi phí thấp và lao động giá rẻ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Chính phủ và khu vực tư nhân đã thúc đẩy mạnh mẽ việc thu hút nhân tài trong nỗ lực không ngừng để đưa Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất công nghệ khu vực. Điều này đã thu hút sự chú ý của hàng loạt “gã khổng lồ” về công nghệ trên toàn cầu và nhiều tập đoàn đã tăng đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam.
Tháng 12 năm ngoái, Samsung đã khánh thành trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) trị giá 220 triệu USD tại Thủ đô Hà Nội - trung tâm lớn nhất của tập đoàn này ở Đông Nam Á. Chỉ trong nửa đầu năm nay, một số tên tuổi lớn đã công bố các kế hoạch tăng cường sự hiện diện của họ tại Việt Nam. Tập đoàn công nghệ BOE, nhà cung cấp sản phẩm cho Apple, cho biết sẽ đầu tư 400 triệu USD để xây dựng hai nhà máy tại Việt Nam. Công ty bán dẫn Marvell Technology của Mỹ sẽ thành lập một trung tâm thiết kế mạch tích hợp tại Tp. Hồ Chí Minh. LG Electronics dự định mở rộng quy mô hoạt động R&D tại Việt Nam để tăng cường hoạt động kinh doanh phụ tùng xe điện đang ngày càng phát triển của công ty…
Trong khi đó, tờ The Nation (Thái Lan) dẫn lời ông Phusit Ratanakul Sereroengrit, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại quốc tế (DITP) thuộc Bộ Thương mại Thái Lan, đánh giá cao sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam và khuyến nghị các doanh nhân Thái Lan tập trung khai thác thị trường bán lẻ đang phát triển ổn định này. Trích dẫn số liệu của Trung tâm Thương mại Thái Lan tại Tp. Hồ Chí Minh, ông Phusit Ratanakul Sereroengr cho biết doanh số thị trường bán lẻ của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 350 tỷ USD vào năm 2025.
Theo ông Phusit Ratanakul Sereroengrit, thương mại điện tử là lựa chọn thú vị cho các doanh nghiệp Thái Lan muốn mở rộng giao thương tại thị trường Việt Nam nhờ chi phí vận hành thấp so với mở cửa hàng truyền thống./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự báo sẽ phục hồi vào nửa cuối năm 2023
12:05' - 03/07/2023
Các chuyên gia của đoàn công tác của IMF đánh giá cao sức chống chịu của nền kinh tế Việt Nam và kêu gọi sự phối hợp chính sách tốt hơn để ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh hiện nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế phục hồi, thu nhập lao động tăng hơn 10%
10:46'
Các chính sách an sinh và quản lý hỗ trợ người lao động đang dần phát huy hiệu lực, hiệu quả. Số người lao động được bảo đảm tốt hơn về thu nhập, phúc lợi, bảo hiểm đang tăng lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng nêu 5 đề xuất quan trọng vì môi trường, y tế toàn cầu tại Hội nghị BRICS
08:13'
Tại Phiên họp cấp cao về chủ đề “Môi trường, COP30 và Y tế toàn cầu” ngày 7/7 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu 5 đề xuất quan trọng vì môi trường, y tế toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị thúc đẩy ký Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Brazil và Mercosur
08:12'
Chiều 7/7 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế và tổ chức nghiệp đoàn doanh nghiệp Brazil để thúc đẩy ký FTA Việt Nam - Brazil và Mercosur.
-
Kinh tế Việt Nam
Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho dự án metro Bến Thành - Tham Lương
21:24' - 07/07/2025
Sau khi dừng sử dụng vốn ODA, dự án dự kiến chuyển sang đầu tư công từ ngân sách thành phố và bổ sung quy mô (bao gồm công trình kết nối đồng bộ tuyến metro số 1, số 2 tại ga Trung tâm Bến Thành).
-
Kinh tế Việt Nam
Mở rộng đoạn cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành theo công trình khẩn cấp
19:40' - 07/07/2025
Dự án mở rộng đường cao tốc đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành có phạm vi đầu tư mở rộng tuyến có tổng chiều dài gần 22km.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm tại Công ty ZHolding vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi
18:47' - 07/07/2025
Chiều 7/7, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức họp báo thông báo kết quả Phiên họp thứ 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
16:52' - 07/07/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu kịp thời xử lý dứt điểm các vụ án tham nhũng, lãng phí, tiêu cực còn tồn đọng trước thềm Đại hội XIV, tập trung hoàn thiện thể chế, thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Huế tăng trưởng cao nhất khu vực Bắc Trung Bộ
16:27' - 07/07/2025
Theo Chi cục Thống kê thành phố Huế, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2025 trên địa bàn tăng 9,39% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khu vực dịch vụ dẫn đầu tăng trưởng tại Tuyên Quang
16:16' - 07/07/2025
Ngày 7/7, Chi cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang thông tin, tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh năm 2010) trên địa bàn tỉnh tăng 7,79% so với cùng kỳ năm 2024.