Kinh tế Việt Nam trên quỹ đạo phục hồi
Giữa bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo giảm sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và tác động từ cuộc xung đột Nga – Ukraine, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 vẫn tăng 6,42%. Riêng trong quý 2/2022, GDP bật tăng lên mức 7,72%, mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2021, điều này cho thấy kinh tế Việt Nam đang trên đường "bứt tốc" tăng trưởng trở lại sau đại dịch COVID-19 nhất là khi triển khai Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.
Bài 1: Trên quỹ đạo phục hồi
Sản xuất công nghiệp, dịch vụ tăng mạnh; số doanh nghiệp thành lập mới tăng cao; nhiều địa phương tăng trưởng trở lại.... Trong khi đó, trước những khó khăn bên trong và bên ngoài nhưng tình hình kinh tế vĩ mô vẫn ổn định, lạm phát không quá cao, công tác an sinh xã hội được triển khai tích cực...
Đây là những tín hiệu khả quan minh chứng nền kinh tế Việt Nam đang trên đường "bứt tốc" tăng trưởng trở lại nhờ những dấu ấn nổi bật từ vai trò điều hành của Chính phủ.
*Tín hiệu phục hồi rõ nét
Công ty CP may Việt Thành, huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre, những ngày này không khí sản xuất kinh doanh trở nên tấp nập. Thời điểm hiện tại, doanh nghiệp đã có đơn hàng xuất khẩu đến quý cuối năm do thị trường nhập khẩu chính là Mỹ và EU đã mở cửa trở lại, đặc biệt là Việt Nam đã có chính sách thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19". Hiện hầu hết số lượng lao động của doanh nghiệp đã đi làm trở lại nhưng vẫn chưa đáp ứng được cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để đáp ứng được các đơn hàng, doanh nghiệp đã tổ chức chia ca sản xuất nhằm đẩy mạnh công suất.
Không chỉ doanh nghiệp Việt Thành ở trên, nhiều doanh nghiệp khác cũng đang phục hồi sản xuất mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói chung trên cả nước.
Trong khi đó, tại đầu tàu kinh tế của cả nước, Tp. Hồ Chí Minh, ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, sản xuất hàng hóa, xuất khẩu đều tăng trưởng trở lại là những tín hiệu cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế Tp. Hồ Chí Minh sau dịch bệnh, đóng góp vào bức tranh kinh tế chung của cả nước.
Các ngành công nghiệp chủ yếu của Thành phố như công nghiệp chế biến, chế tạo có chỉ số tăng cao hơn so với bình quân toàn ngành cho thấy đây là những ngành động lực góp phần phát triển kinh tế địa phương. Riêng trong tháng 6, ở lĩnh vực thương mại và dịch vụ đạt 99.657 tỷ đồng, tăng 41,1% và 6 tháng đầu năm đạt 556.488 tỷ đồng, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cho biết, thu hút đầu tư toàn Tp. Hồ Chí Minh cả đầu tư tư nhân và FDI đều tăng. Số doanh nghiệp trở lại hoạt động và số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tại Tp. Hồ Chí Minh đều tăng khá cao so với cuối năm 2021. Trong khi số lượng doanh nghiệp giải thể và phá sản giảm mạnh.
*Dấu ấn điều hành
Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, để Chương trình thực sự là ‘phao cứu sinh’ giúp phục hồi và vực dậy nền kinh tế, đòi hỏi nỗ lực của tất cả các bên, từ Nhà nước đến người dân và doanh nghiệp. Bản thân mỗi doanh nghiệp trước hết tự thay đổi để thích ứng với thay đổi trong bối cảnh mới.
Doanh nghiệp cần năng động, chủ động, sáng tạo hơn, quản trị tốt hơn để thích ứng tốt hơn với xu hướng kinh doanh mới, thói quen tiêu dùng mới và công nghệ mới.
Đối với Chương trình phục hồi kinh tế, để tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương xác định đây là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại cuối năm đối với tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu. Các cấp, các ngành để đẩy nhanh tiến độ triển khai, sớm đưa chính sách đi vào cuộc sống; theo dõi sát sao, kịp thời xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo./.
Xem thêm:
>>Bứt tốc tăng trưởng: Bài 2 - Sức bật từ "bình oxy" đầu tư công
>>Bứt tốc tăng trưởng: Bài 3 - Doanh nghiệp trở lại guồng quay
>>Bứt tốc tăng trưởng: Bài cuối - Lực cản tăng trưởng từ vòng xoáy suy giảm toàn cầu
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
6 tháng, CPI cả nước tăng 2,44%
10:06' - 29/06/2022
CPI bình quân quý II/2022 tăng 2,96% so với quý II/2021. Bình quân 6 tháng đầu năm, CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,25%.
-
Kinh tế Việt Nam
GDP cả nước quý II tăng 7,72%
09:41' - 29/06/2022
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II năm 2022 ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý II các năm trong giai đoạn 2011-2021.
-
Ý kiến và Bình luận
Nhiều chỉ số kinh tế Việt Nam tăng trưởng và phục hồi mạnh mẽ
19:31' - 13/06/2022
Ngày 13/6 tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) chính thức công bố bản tin Cập nhật Tình hình Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 6 năm 2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phát động thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu
18:09'
Chiều 9/7, tại Ban Chỉ huy công trường, Đồng Tháp phát động phong trào thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu thành phần 2, hướng tới mốc hoàn thành vào quý III/2026.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang: Cơ hội để doanh nghiệp Việt kết nối giao thương vào thị trường Australia
18:07'
Lần đầu tiên, An Giang tổ chức kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến với doanh nhân Việt tại Australia, mở ra cơ hội đưa hàng nông sản, dược phẩm, công nghệ cao vươn ra toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội cho phép khai thác đất nông nghiệp bãi sông làm nông nghiệp kết hợp du lịch
17:52'
Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi tuyến sông có đê, mở lối phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Lạc Đạo (Hưng Yên): khuyến kích phát triển công nghiệp xanh, sạch
17:29'
Để giải quyết tồn đọng trong quá trình phát triển công nghiệp trên địa bàn, xã Lạc Đạo tỉnh Hưng Yên kiên quyết đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi các dự án chậm tiến độ, sử dụng đất không hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Phấn đấu từ ngày 27/7 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát
17:21'
Trưa 9/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội cho ngành xây dựng, nội thất mở rộng không gian phát triển
17:02'
Sau hợp nhất Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh mới có không gian phát triển rộng lớn với nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng, giao thông, nhà ở… tăng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An bố trí tái định cư gần 2.000 hộ dân dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
16:28'
Để thuận lợi cho việc thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, tỉnh Nghệ An đang khẩn trương triển khai các khu tái định cư phục vụ tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đoạn qua địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạ tầng nhiều cảng cá ở TP. Hồ Chí Minh chưa được đầu tư đồng bộ
16:28'
Nhiều ngư dân mong mỏi, thành phố sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế để tàu cá của bà con ngư dân có thể thuận lợi ra, vào cảng, không phải di chuyển tàu cá đi qua cảng cá của địa phương khác.
-
Kinh tế Việt Nam
HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định chính sách ưu đãi miễn tiền thuê đất
16:14'
HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách ưu đãi miễn tiền thuê đất đối với dự án sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh...