Kinh tế Việt Nam vẫn được đánh giá với nhiều lạc quan
Báo cáo cập nhật về Triển vọng phát triển châu Á (ADO) 2020 do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố mới đây đã nhấn mạnh điều này.
Cho dù vậy, nền kinh tế Việt Nam vẫn được đánh giá là nhiều lạc quan và có thể duy trì được triển vọng tăng trưởng ở mức độ không lớn.
Ông Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia kinh tế của ADB cho biết, giữa bối cảnh đại dịch COVID-19, tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ đạt mức 1,8% trong năm 2020 và sẽ gia tăng ở mức 6,3% trong năm 2021.
Trước mắt, triển vọng kinh tế Việt Nam ở thời điểm này và tới đây sẽ có nhiều khó khăn; nhất là trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu và sự suy giảm tổng cầu trong nước đang cho thấy diễn biến xấu hơn so với dự kiến.
Tuy nhiên, theo ông Cường, Việt Nam đang thể hiện khả năng phục hồi mạnh mẽ hơn hầu hết các nền kinh tế tương tự khác; đặc biệt là nhờ những lợi ích mang lại từ việc tham gia nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương.
Cùng với đó là tín hiệu tốt của xu hướng thương mại, đầu tư và sản xuất trên toàn cầu sẽ tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế Việt Nam trong tương lai gần.
Báo cáo cập nhật Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2020 dự báo rằng, trong năm nay, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước đang phát triển thuộc khu vực châu Á sẽ ở mức âm 0,7% – đánh dấu lần đầu tiên tăng trưởng âm kể từ đầu thập niên 1960 và nhiều khả năng sẽ đạt tăng trưởng trở lại ở mức 6,8% trong năm 2021; trong đó, khoảng 3/4 các nền kinh tế trong khu vực dự kiến sẽ có mức tăng trưởng âm trong năm 2020.
Tình hình lạm phát của các nước đang phát triển thuộc khu vực châu Á cũng được dự báo sẽ giảm còn 2,9% trong năm 2020, thấp hơn so với mức từng được dự báo trước đây là 3,2% vào hồi tháng 4 vừa qua. Nguyên nhân được cho là vì giá dầu sẽ tiếp tục giảm xuống mức thấp vì cầu yếu. Thêm nữa, lạm phát năm 2021 toàn khu vực châu Á có thể sẽ giảm còn 2,3% trong năm tới.
Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Yasuyuki Sawada, nhận định: "Phần lớn các nền kinh tế ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương có thể mong đợi con đường tăng trưởng khó khăn trong thời gian còn lại của năm 2020. Nguy cơ kinh tế do đại dịch COVID-19 vẫn rất lớn, khi làn sóng bùng phát thứ nhất kéo dài hoặc các đợt bùng phát trở lại có thể thúc đẩy hơn nữa các biện pháp ngăn chặn. Những bước đi nhất quán và có phối hợp để giải quyết đại dịch, cùng với các ưu tiên chính sách tập trung vào bảo vệ mạng sống và sinh kế của những người dễ bị tổn thương nhất, cũng như bảo đảm an toàn khi trở lại làm việc và bắt đầu lại các hoạt động kinh doanh. Điều này sẽ tiếp tục có vai trò then chốt trong việc bảo đảm rằng sự phục hồi cuối cùng của khu vực là toàn diện và bền vững”.
Để giảm thiểu rủi ro, Chính phủ các nước trong khu vực đã đưa ra những chính sách đa dạng, bao gồm các gói hỗ trợ; trong đó, chủ yếu là hỗ trợ thu nhập, với mức khoảng 3,6 nghìn tỷ USD, tương đương với 15% GDP của khu vực.
Dẫn chứng cụ thể, Báo cáo ADO 2020 chỉ ra rằng, Trung Quốc là một trong số ít nền kinh tế trong khu vực thoát khỏi sụt giảm.
Quốc gia này được dự kiến tăng trưởng 1,8% trong năm nay và 7,7% trong năm 2021, với các biện pháp y tế cộng đồng thành công tạo ra nền tảng cho tăng trưởng.
Tại Ấn Độ, nơi các lệnh phong tỏa đã làm ngưng trệ chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp, GDP giảm mức kỷ lục 23,9% trong quý đầu tiên trong năm tài chính và được dự báo sẽ thu hẹp 9% trong năm tài chính 2020, trước khi phục hồi 8% trong năm tài chính 2021.
Còn lại, đa số các nước đang phát triển khác thuộc tiểu vùng châu Á được dự báo có mức tăng trưởng âm trong năm nay.
Riêng khu vực Đông Á được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 1,3% trong năm 2020 và sẽ phục hồi mạnh mẽ ở mức 7% trong năm 2021.
Một số nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào thương mại và du lịch thuộc khu vực Nam Á và phần lớn các quốc gia đang phát triển thuộc khu vực châu Á sẽ sớm hồi phục vào năm tới, trừ một số nền kinh tế thuộc Thái Bình Dương gồm Quần đảo Cook, Liên bang Micronesia, Quần đảo Marshall, Palau, Samoa và Tonga./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam
14:30' - 16/09/2020
Biến đổi khí hậu tác động đa diện tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như gián đoạn sản xuất, kinh doanh, giảm năng suất, giảm doanh thu, tăng chi phí sản xuất, đình trệ mạng lưới phân phối...
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệp định EVFTA: Cơ hội thu hút đầu tư và phát triển kinh doanh Việt Nam – Hà Lan
19:24' - 09/09/2020
Chiều 9/9, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Liên đoàn Công nghiệp và Hiệp hội giới chủ Hà Lan (VNO-NCW) tổ chức diễn đàn trực tuyến giới thiệu về Hiệp định Thương mại từ do Việt Nam-EU (EVFTA).
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển thị phần và quảng bá gạo Việt Nam tại thị trường EU
17:11' - 09/09/2020
Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân xuất khẩu gạo tổ chức thực hiện giải pháp nhằm phát triển thị phần, quảng bá gạo Việt Nam tại EU.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý nhà “siêu méo siêu mỏng” tại đường vành đai 2
15:34'
Đường vành đai 2 là công trình giao thông trọng điểm. Tuy nhiên, sau giải phóng mặt bằng để lại một số tồn tại về nguy cơ vi phạm trật tự xây dựng, nhà “siêu méo siêu mỏng”.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi động dự án tăng cường thể chế và năng lực phát triển đô thị Việt Nam
15:18'
Ngày 13/4, hội thảo khởi động dự án “Tăng cường thể chế và nâng cao năng lực cho phát triển đô thị ở Việt Nam” đã diễn ra tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
9/19 địa phương hoàn thành việc tiêm vaccine COVID-19 đợt 1
08:00'
Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính từ 18 giờ ngày 12/4 đến 6 giờ ngày 13/4, Việt Nam ghi nhận thêm hai ca mắc mới, đều là công dân Việt Nam, đã được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP. HCM.
-
Kinh tế Việt Nam
Xác định nhiều vi phạm của doanh nghiệp khai thác cát trên sông Đa Nhim
20:04' - 12/04/2021
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng có báo cáo số 179/BC-STNMT về kết quả kiểm tra, xác minh thông tin vụ việc doanh nghiệp tự ý chặn dòng Đa Nhim gây ô nhiễm nguồn nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Xung quanh đề xuất cơ chế đặc thù cấp phép mỏ vật liệu dự án cao tốc Bắc – Nam
19:20' - 12/04/2021
Về kiến nghị cần cơ chế đặc thù trong cấp phép các mỏ vật liệu cho dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội tiếp thu và sẽ có báo cáo để xem xét, tháo gỡ.
-
Kinh tế Việt Nam
Quỹ bình ổn giá Petrolimex tiếp tục giảm 370 tỷ đồng
18:27' - 12/04/2021
Tính đến 16 giờ 30 ngày 12/4, Quỹ bình ổn giá xăng dầu của Petrolimex có 1.730 tỷ đồng, tiếp tục giảm 370 tỷ đồng so với thời điểm điều chỉnh giá xăng dầu trước đó vào ngày 27/3/2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Đỗ Văn Chiến giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
14:04' - 12/04/2021
Sáng 12/4, ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn MTTQ Việt Nam được cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2019 - 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về bầu Tổng Kiểm toán Nhà nước
14:02' - 12/04/2021
Sáng 12/4, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về bầu Tổng Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Bầu cử QH và HĐND: Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri
12:21' - 12/04/2021
Theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi thường trú hoặc tạm trú.