Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khoá XV: Thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nhờ sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị, nhân dân và doanh nghiệp dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà thường xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nước ta đã hoàn thành thắng lợi, toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu (trong đó có 12 chỉ tiêu vượt). Nhiều chỉ tiêu, chỉ số quan trọng đạt kết quả nổi bật, cao hơn số ước thực hiện đã báo cáo Trung ương và Quốc hội, được nhân dân và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, năm tăng tốc, bứt phá, về đích, đồng thời là năm tập trung tổ chức đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng và củng cố, chuẩn bị tốt các yếu tố nền tảng để thực hiện thắng lợi Chiến lược 10 năm 2021-2030, đánh dấu thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới. Chỉ tiêu 2021-2025 nào chưa đạt thì phải quyết tâm hoàn thành; chỉ tiêu nào đạt rồi thì phải nâng cao chất lượng, hiệu quả.
Do đó, tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 cần đạt 8% trở lên, góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong thời gian đủ dài (bắt đầu từ năm 2026). Tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; phát triển hài hòa giữa kinh tế với xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng an ninh.
Theo Báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày, Ủy ban Kinh tế cơ bản thống nhất với mục tiêu, yêu cầu, kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 trong Tờ trình, Báo cáo của Chính phủ. Việc trình Quốc hội điều chỉnh tăng mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 thể hiện quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, góp phần củng cố, tạo nền tảng vững chắc để đạt tăng trưởng 2 con số trong thời gian đủ dài, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên phát triển thịnh vượng.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, tình hình sản xuất, kinh doanh đầu năm 2025 chưa có nhiều khởi sắc, do vậy, đề nghị tập trung phân tích, đánh giá các điều kiện thực hiện để bảo đảm tính khả thi của Đề án, đặc biệt cần chú trọng các giải pháp bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, an toàn nợ công.
Về chỉ tiêu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5 - 5%, Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc điều chỉnh chỉ tiêu chỉ số giá tiêu dùng là cần thiết nhằm tạo không gian trong điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, lạm phát cơ bản tháng 1/2025 tăng 3,07%, cao hơn bình quân chung năm 2023 (2,71%), cho thấy áp lực lạm phát là đáng kể. Cơ quan chủ trì thẩm tra đề nghị có các giải pháp kiểm soát lạm phát phù hợp với mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô...
Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, theo Ủy ban Kinh tế, để thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt từ 8% trở lên, cần tiếp tục tập trung thực hiện tốt Kết luận số 97-KL/TW ngày 5/10/2024 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về kinh tế - xã hội năm 2024 - 2025 đã được thể chế hóa cụ thể trong Nghị quyết số 158/2024/QH15 của Quốc hội, đặc biệt là triển khai quyết liệt, hiệu quả Kết luận số 123-KL/TW của Trung ương và tùy tình hình thực tế có các giải pháp điều hành phù hợp.
Đồng thời, Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp như: Bám sát mục tiêu tăng trưởng bảo đảm hành lang pháp lý cho việc đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 và các năm tiếp theo; tăng cường năng lực nội sinh, quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng nhưng giữ vững nền tảng để phát triển bền vững, lâu dài, đặc biệt là ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh; có giải pháp cụ thể, gắn trách nhiệm thực hiện để đổi mới quản lý đầu tư công; bảo đảm giải ngân được số vốn đầu tư công đã giao dự toán và bổ sung thêm; nghiên cứu, bổ sung các chính sách cụ thể về tiền tệ, tài khóa để hỗ trợ tăng sức mua, kích cầu tiêu dùng, du lịch nội địa; tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính...
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 12/2
20:38' - 11/02/2025
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày 12/2/2025 và dự kiến bế mạc vào ngày 19/2/2025 theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 42 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Cần thiết bổ sung vốn điều lệ cho Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc
19:28' - 10/02/2025
Chiều 10/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 của Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
17:44' - 10/02/2025
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, chiều 10/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng (Dự án).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xem xét đề xuất 280 tỷ đồng xây dựng đường gom cao tốc Liên Khương – Prenn
14:33'
UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã giao các sở, ngành và địa phương liên quan xem xét đề xuất chủ trương đầu tư đường gom cao tốc Liên Khương – Prenn các đoạn còn lại với tổng kinh phí 279,7 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát quỹ đất 20% dành để xây nhà ở xã hội
13:35'
Đối với các dự án đã khởi công xây dựng, phải đôn đốc các chủ đầu tư dự án tập trung nguồn lực để thực hiện, quyết tâm hoàn thành trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển kinh tế tư nhân cần tháo gỡ điểm nghẽn về nhận thức và thể chế
12:13'
Thực tiễn cho thấy, kinh tế tư nhân ngày càng đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc dân. Theo thống kê, khu vực này hiện chiếm khoảng 51% GDP, đóng góp hơn 30% ngân sách nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng rà soát các dự án lãng phí, kéo dài
11:58'
Các cơ quan, đơn vị theo chức năng nhiệm vụ được giao, tiếp tục rà soát, khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống lãng phí
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hút nhiều "sếu đầu đàn" vào các khu công nghiệp
10:40'
Tỉnh Ninh Thuận đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp tăng cường thu hút các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để phát triển sản xuất, kinh doanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Ngoại giao Brazil: Chương mới trong quan hệ Việt Nam-Brazil
07:56'
Nhân dịp Tổng thống Brazil Lula da Silva thăm cấp nhà nước đến Việt Nam từ ngày 27-29/3, phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Ngoại giao Brazil, Đại sứ Mauro Vieira.
-
Kinh tế Việt Nam
Khuyến cáo không phát triển ồ ạt nuôi cá trong ao tôm
12:07' - 23/03/2025
Vì dịch bệnh, giá cả không ổn định nên nhiều hộ ở vùng chuyên canh nuôi tôm nước lợ chuyển dần sang mô hình nuôi cá nước ngọt, cá nước lợ mang lại thu nhập ổn định.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều ngân hàng lớn đẩy mạnh kế hoạch tăng vốn năm 2025
12:07' - 23/03/2025
Bước vào mùa Đại hội Đồng cổ đông thường niên, nhiều ngân hàng đã công bố tài liệu dự kiến trình cổ đông với kế hoạch tăng vốn quy mô lớn để củng cố năng lực tài chính và mở rộng hoạt động.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam phát triển nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao
12:06' - 23/03/2025
Chỉ trong thời gian ngắn, Việt Nam đã tạo được những bước đi ấn tượng trong việc hợp tác về bán dẫn với các quốc gia, nền kinh tế...