Kỳ họp khóa XVII, HĐND tỉnh Hà Giang thông qua 17 nghị quyết quan trọng
Trong ba ngày 17 - 19/7, Hội đồng nhân dân tỉnh (HĐND) Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2016-2021 đã tổ chức kỳ họp thứ 9, để đánh giá kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ sáu tháng đầu năm, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm sáu tháng cuối năm về phát triển kinh tế-xã hội; xem xét các tờ trình của Thường trực HĐND, UBND tỉnh trình tại kỳ họp và thông qua các nghị quyết của HĐND tỉnh.
Bên cạnh đó, thực hiện các quyết định của Bộ Chính trị và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về công tác tổ chức cán bộ, HĐND tỉnh sẽ xem xét, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu đối với một số đại biểu do chuyển công tác và nghỉ hưu.
Rà soát kết quả thực hiện các chỉ tiêu Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, trong sáu tháng đầu năm các ngành, các cấp ở tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; quyết liệt trong ngăn chặn dịch bệnh và khắc phục hậu quả thiên tai; đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá thực tế ước đạt 10.412,7 tỷ đồng, tăng 9,08% so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất nông nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, các sản phẩm được sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng tiêu chuẩn chất lượng an toàn, phát triển hàng hóa theo nhu cầu thị trường...
Cũng theo ông Nguyễn Văn Sơn, so với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của tỉnh Hà Giang trong sáu tháng đầu năm vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: tăng trưởng kinh tế đạt 5,03%, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước và chưa đạt kế hoạch đề ra (cùng kỳ năm 2018 là 7,8%); còn 5/14 chỉ tiêu đánh giá thường kỳ đạt dưới 50% (trong đó có hai chỉ tiêu quan trọng là thu ngân sách nhà nước đạt 37,6% kế hoạch năm và tổng đầu tư toàn xã hội). Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 0,67% so với cùng kỳ, trong đó ngành công nghiệp khai khoáng giảm 24,42%; kết quả giải ngân một số nguồn vốn chậm.Cùng với đó, việc triển khai thực hiện các dự án thu hút đầu tư gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa đạt tiến độ theo kế hoạch; tình hình hoạt động của doanh nghiệp có xu hướng chững lại; số doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể còn lớn so với doanh nghiệp thành lập mới.
Đặc biệt, kết quả thi Trung học phổ thông Quốc gia 2019 cho thấy Hà Giang là một trong 10 tỉnh có kết quả thấp nhất. Tình hình tai nạn, tệ nạn xã hội trong tỉnh cũng gia tăng so với cùng kỳ, đặc biệt là tai nạn giao thông tăng cả ba tiêu chí...
Để triển khai thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nghị quyết đã đề ra, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết: Năm 2019 được tỉnh Hà Giang xác định là năm “nước rút”, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm giai đoạn 2016-2020.Vì vậy, trong sáu tháng cuối năm UBND tỉnh Hà Giang sẽ chỉ đạo các ngành, các địa phương thực hiện tốt công tác sản xuất nông nghiệp; triển khai quyết liệt và có hiệu quả các giải pháp ngăn chặn, dập dịch tả lợn châu Phi.
Đồng thời, tỉnh huy động toàn bộ hệ thống chính trị trong công tác xây dựng nông thôn mới; tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng đối với 38 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới. Phấn đấu hết năm 2019, Hà Giang có thêm năm xã hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2020 là 43 xã.
Hà Giang tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác thu hút đầu tư; phát huy các chính sách tín dụng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải cách thủ tục vay vốn để khơi thông nguồn vốn tín dụng thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp đỡ người dân thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tỉnh tăng cường các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch; đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, kết nối cung - cầu nhân lực trong tỉnh gắn với thị trường lao động khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc... Hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩmTại kỳ họp, trên cơ sở thảo luận, xem xét toàn diện, kỹ lưỡng, HĐND tỉnh Hà Giang đã thông qua 17 nghị quyết điều chỉnh các lĩnh vực về kinh tế, xã hội và các nội dung khác theo chương trình kỳ họp. Các nghị quyết được thông qua tại kỳ họp đã bám sát chủ trương, nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, tiếp tục cụ thể hóa các văn bản của Trung ương vào điều kiện thực tế của địa phương, tạo cơ sở pháp lý và động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Việc ban hành Nghị quyết phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn Hà Giang là rất cần thiết. Theo ông Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang, những năm qua trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp, hợp tác xã xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Việc liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh là yêu cầu tất yếu, khách quan phù hợp với quy mô, tính chất cạnh tranh của nền kinh tế và ngày càng chặt chẽ hơn, tạo chuỗi giá trị sản phẩm theo chiều tăng dần, bền vững. Theo đó, nội dung của chính sách sẽ hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết cụ thể như: chủ trì liên kết được Nhà nước hỗ trợ 100% chi phí xây dựng liên kết, tối đa không quá 300 triệu đồng; hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết, dự án liên kết được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30% vốn đầu tư máy móc trang thiết bị, xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết. Đặc biệt, chính sách còn hỗ trợ công tác khuyến nông, đào tạo, tập huấn và giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm. Phát biểu bế mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang đánh giá cao sự tích cực, năng động, quyết liệt của UBND tỉnh, các ngành, các cấp trong công tác chỉ đạo, điều hành; tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang cũng yêu cầu UBND tỉnh, các cấp, các ngành có các giải pháp đột phá, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2019 đặt ra. Đồng thời ông đề nghị, ngay sau kỳ họp UBND tỉnh, các cấp, ngành, địa phương khẩn trương triển khai, tổ chức thực hiện các nghị quyết vừa được HĐND tỉnh thông qua để nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống. Cũng tại kỳ họp này, HĐND tỉnh Hà Giang đã xem xét, cho thôi nhiệm vụ đại biểu đối với ông Triệu Tài Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, do được Bộ Chính trị quyết định điều động về công tác tại Ban Kinh tế Trung ương, và ông Ly Mí Lử, nguyên Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Giang, nghỉ chế độ hưu trí./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nguồn lực cho nông thôn mới ở Hà Giang còn hạn chế
17:02' - 11/07/2019
Hà Giang là tỉnh nghèo nên việc bố trí nguồn lực rất hạn chế, việc bố trí lồng ghép các nguồn lực và huy động xã hội hóa cũng đạt không cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Chân dung tân Bí thư tỉnh uỷ Hà Giang - Đặng Quốc Khánh
10:05' - 07/07/2019
Ông Đặng Quốc Khánh, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang
14:31' - 06/07/2019
Ngày 6/7, tại Hà Giang, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Hà Giang tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Giang phát triển các sản phẩm chủ lực gắn với thế mạnh địa phương
15:49' - 13/05/2019
Với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng đa dạng, nên Hà Giang có điều kiện phát triển nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, chất lượng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.