Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: “ Nóng” tại Nghị trường các vấn đề an sinh xã hội
*Tránh tình trạng “trên nóng, dưới nóng, giữa lạnh”
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) tán thành việc Chính phủ đề ra và duy trì phương châm 10 chữ: “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo và hiệu quả”, trong đó, đặt kỷ cương lên hàng đầu.Chính phủ cần tiếp tục thực hiện phương châm hành động và kiểm soát bộ máy hành chính bằng "10 chữ vàng" khuôn phép đã đề ra. Đó là triết lý của hành động, nền tảng của thành công.
Thủ tướng cần quan tâm hơn đến công tác chỉ đạo, rà soát việc thực hiện các kết luận, ý kiến chỉ đạo với các bộ, ngành, địa phương; tránh tình trạng “trên nóng, dưới nóng, giữa lạnh” như hiện nay. Đại biểu ủng hộ cao việc Thủ tướng sử dụng thẩm quyền nhân dân và Quốc hội giao là đứng đầu hệ thống cơ quan hành pháp, triển khai luật pháp, kiên quyết xử lý cán bộ theo thẩm quyền.Trước hết có thể tạm đình chỉ công việc những cán bộ, lãnh đạo “hành” dân, “hành” doanh nghiệp, thiếu trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, tham nhũng, lãng phí, nhất là trong: Thu – chi ngân sách, sử dụng vốn ODA, xử lý cát tặc, lâm tặc, xử lý sai phạm trong công tác cán bộ, đặc biệt là nạn bằng giả, thăng tiến "thần tốc", bổ nhiệm, nâng đỡ không trong sáng, các dự án nghìn tỷ đắp chiếu...
Bên cạnh đó, Chính phủ tiếp tục triển khai giải quyết chính sách cho người di cư, bởi bà con dân tộc thiểu số vì kế sinh nhai nên từ miền bắc di cư vào Tây Nguyên, phá rừng làm nương rẫy. Họ không phải lâm tặc.Hiện, bà con không có giấy tờ tùy thân, không có chế độ chính sách, không được học hành... Vì vậy, Quốc hội, Nhà nước có chính sách đối với đồng bào di cư.
*Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng Về phòng, chống tham nhũng, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Long An) cho biết, cử tri lo ngại tình trạng tham nhũng xảy ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, gây thiệt hại tiền của của Nhà nước và nhân dân. Thời gian qua, việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện sự kiên quyết của Đảng, sự điều hành của Chính phủ.Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, chưa bị đẩy lùi, kết quả chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc xử lý một số đối tượng chưa đủ sức răn đe, thu hồi tài sản đạt rất thấp.
“Cử tri đã so sánh người lao động nông thôn một nắng hai sương, góp nhặt vài nghìn đồng, vài chục nghìn đồng, có khi mất trắng do thiên tai dịch bệnh. Những gia đình chính sách, cách mạng, hộ nghèo, hộ khó khăn…
Lương cán bộ ở cơ sở một tháng chỉ 1,3 triệu đồng, dù thấp vẫn vui vẻ hăng hái góp công cùng Nhà nước xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Bảo sao người dân không chua xót khi nghe đến các đại án tham nhũng nghìn tỷ, các dự án thua lỗ nghìn tỷ”, đại biểu Dung nói.
Đại biểu Dung cho rằng cần hoàn thiện thể chế và nhanh chóng thông qua Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi vào Kỳ họp thứ 6, sớm đưa vào thực thi. *Chung tay triệt nạn bạo hành trẻ em và bạo lực học đường Theo đại biểu Dương Minh Tuấn (Bà Rịa Vũng Tàu), thời gian qua còn tồn tại một hiện tượng làm nhức nhối trái tim và lương tri của nhiều người đó là vấn nạn bạo hành trẻ em trong các cơ sở nuôi dạy trẻ mầm non.Dư luận xót xa khi xem các video clip, các giáo viên bảo mẫu hành hạ trẻ em tại nhóm trẻ Phương Anh, hoặc đầu năm 2017 xã hội phẫn nộ khi bảo mẫu bạo hành đày đọa các em bé trong giờ ăn, tìm mọi cách để tống thức ăn vào miệng.
Dư luận cũng phẫn nộ với hành động đánh trẻ ở Trường mầm non Sen Vàng với hành vi dùng dép đánh vào đầu trẻ; vụ bạo hành trẻ ở cơ sở Mầm Xanh và gần đây nhất là vụ bào hành trẻ em ở nhóm trẻ độc lập Mẹ Mười.
Các vụ bạo hành trẻ em ở mức độ nghiêm trọng, liên tục xảy ra trong thời gian gần đây đã, đang khiến dư luận lo ngại. Đây cũng là tiếng chuông cảnh báo cho ngành chức năng để có những thay đổi tích cực. Đã đến lúc cần chung tay triệt nạn bạo hành trẻ em.
Về nguyên nhân, đại biểu cho rằng, phía gia đình có sự buông lỏng hoặc có phương pháp sai lầm trong quan tâm, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em. Việc ban hành chính sách nhiều nhưng việc giải quyết vi phạm chưa tương xứng. Việc tuyên truyền chưa sâu rộng. Công tác thanh, kiểm tra vi phạm chưa kịp thời, quyết liệt.
Bàn về vấn nạn bạo lực học đường, đại biểu Dương Minh Tuấn cho biết, trung bình trong một năm học có khoảng 1.600 vụ học sinh đánh nhau ở trong, ngoài nhà trường; tức là khoảng 5 vụ/ngày. Điều đáng lưu ý là thái độ hờ hững, vô tâm của các học sinh chứng kiến, ghi hình cổ súy thay vì can ngăn. Theo đại biểu, bạo lực học đường và bạo hành trẻ em đã, đang diễn ra phức tạp cả về tính chất, quy mô, hình thức, gây bức xúc trong dư luận và trở thành nỗi lo lắng, ám ảnh của nhiều gia đình, nhà trường, xã hội.Cơ quan chức năng cần có cái nhìn mạnh mẽ hơn, xác thực hơn để từ đó có “liều thuốc” đặc trị trước mắt cũng như bài toán lâu dài ngăn ngừa.
Đồng thời, tăng cường sự tương tác giữa gia đình và nhà trường, giữa nhà trường và các lực lượng chức năng để không xảy ra những hậu quả khôn lường.
Cũng tại phiên thảo luận sáng nay, nhiều đại biểu đã cho ý kiến về việc bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, phân bổ nguồn lực đầu tư hợp lý; tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, cho nông dân, ngư dân, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ; tăng cường quản lý các trang mạng xã hội, có chế tài để xử lý nghiêm các trường hợp đưa thông tin sai sự thật, bôi nhọ danh dự uy tín của người khác; vấn đề bảo tồn các di sản thiên nhiên và các di sản văn hóa, lịch sử .../. Xem thêm:>>>Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng của khu vực và thế giới
>>>Bên lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIV: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã có sự bứt phá
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm việc xét xử vụ tai biến khi chạy thận
11:33' - 26/05/2018
Phiên tòa xét xử vụ án làm 9 người tử vong khi chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đã được một đại biểu Quốc hội nêu ra và ba đại biểu tranh luận tại phiên thảo luận ở hội trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Quốc hội bàn cách tăng năng suất lao động
11:09' - 26/05/2018
Tiếp tục phiên thảo luận kinh tế - xã hội sáng 26/7, nhiều đại biểu thể hiện sự quan tâm về giải pháp phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tăng năng suất lao động, bảo đảm an sinh xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay Quốc hội tiếp tục thảo luận các vấn đề kinh tế - xã hội
07:40' - 26/05/2018
Ngày 26/5, theo chương trình Kỳ họp thứ 5, các đại biểu Quốc hội sẽ tiếp tục dành buổi sáng để thảo luận về các vấn đề kinh tế xã hội.
-
Kinh tế & Xã hội
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Phiên thảo luận thu hút sự quan tâm của cử tri
21:15' - 25/05/2018
Phiên thảo luận về tình hình phát triển kinh tế-xã hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV được tường thuật trực tiếp trên sóng phát thanh và truyền hình, thu hút sự quan tâm theo dõi của cử tri,
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với các điều kiện vượt trội
20:37' - 22/05/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng; hạ tầng hiện đại, thông suốt...
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
20:10' - 22/05/2025
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp, phân quyền triệt để trong lĩnh vực xây dựng, giao thông
19:58' - 22/05/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện dự thảo các nghị định, xác định rõ phạm vi phân cấp, phân quyền từ thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước
19:29' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Định hình lại cuộc chơi trên thương mại điện tử
19:27' - 22/05/2025
Các đối tượng đã nhắm tới khoảng hơn 80% người dùng Internet mua sắm trực tuyến, lợi dụng những kẽ hở để tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ hai của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
19:15' - 22/05/2025
Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến 16 giờ ngày 22/5/2025, đã có 10.760.937 người dân, với tổng 70.946.231 lượt, trong đó 70.913.737 ý kiến tán thành (bằng 99,95%), 32.494 không tán thành (0,05%).
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
19:06' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
5 chính sách đột phá trong dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)
18:40' - 22/05/2025
Ngày 22/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc triển khai xây dựng dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) với 5 chính sách đột phá.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn học phí, bước tiến quan trọng đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục công bằng
18:21' - 22/05/2025
Các ý kiến đại biểu Quốc hội hoan nghênh chủ trương miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông.