Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV: Nhiều ý kiến khác nhau về Luật Đầu tư công
Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 23/10, đại biểu Quốc hội đã nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công.
Theo báo cáo của Chính phủ, Luật Đầu tư công có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ và hoàn chỉnh để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý hoạt động đầu tư và sử dụng vốn đầu tư công; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư theo đúng mục tiêu, định hướng của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; chống thất thoát, lãng phí; bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý đầu tư công.
Đồng thời, Luật Đầu tư công đã thể hiện và cụ thể hóa được chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với công tác quản lý nhà nước về đầu tư công, đã tạo ra hệ thống pháp luật đồng bộ để quản lý toàn bộ quá trình đầu tư công.
Triển khai thực hiện Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương cơ sở nhận thức rõ hơn trách nhiệm của cơ quan, đơn vị mình; quán triệt các yêu cầu tăng cường quản lý đầu tư phát triển trong toàn bộ quá trình đầu tư công, từ chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công, lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch đầu tư, triển khai thực hiện kế hoạch, theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch đầu tư công.
Đồng thời, với những quy định pháp lý rõ ràng, cụ thể của Luật là một bước tiến lớn bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng nguồn lực của Nhà nước, góp phần và tạo điều kiện để đẩy mạnh công cuộc phòng chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm trong đầu tư xây dựng cơ bản.
Sau hơn 3 năm thực hiện Luật Đầu tư công, tuy đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng trong quá trình triển khai thực hiện Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn còn tồn tại một số hạn chế."Việc hình thành nhiều quy trình mới, thủ tục phức tạp, dẫn tới các cơ quan, địa phương thực hiện khó nắm vững và thực hiện thống nhất các quy định của Luật, nhiều cơ quan, địa phương vẫn còn lúng túng, triển khai thực hiện một số quy định còn chưa phù hợp, một số nội dung không đúng với các quy định của pháp luật, trái thẩm quyền, mất nhiều thời gian để hoàn thiện thủ tục do hồ sơ dự án phải thông qua nhiều cấp nhiều cơ quan từ trung ương đến địa phương, thủ tục hành chính phức tạp, phân cấp trách nhiệm chưa triệt để...”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết.
Theo Bộ trưởng, một số quy định trong Luật Đầu tư công còn cứng nhắc, hoặc chưa đầy đủ nên dẫn tới tình trạng các quy định đã không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
Điển hình là trong công tác thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, bố trí vốn không phù hợp với các nguyên tắc, tiêu chí được cấp có thẩm quyền quy định, tồn tại nhiều bất cập trong điều chỉnh dự án, điều chỉnh kế hoạch, giao vốn nhiều lần và kéo dài thời gian giao vốn; khó theo dõi, đánh giá, kiểm tra kế hoạch, chương trình, dự án.
Bên cạnh đó, còn tồn tại một số điểm chưa thống nhất giữa Luật Đầu tư công với các luật khác như Luật Ngân sách nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Quy hoạch...Điều này đã gây sự lúng túng trong việc áp dụng các quy định pháp luật, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng công tác chuẩn bị dự án, xây dựng dự án.
Trong một số trường hợp, dự án chuẩn bị đầu tư và phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư dự án, quyết định đầu tư dự án mang tính hình thức để có điều kiện được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
Thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội cũng cho rằng Luật Đầu tư công đã bộc lộ một số hạn chế, đặc biệt là về quy trình, thủ tục thẩm định nguồn, khả năng cân đối vốn, giao vốn, điều chỉnh kế hoạch vốn đang gây khó khăn, kéo dài thời gian, chậm tiến độ giải ngân vốn, do đó cần thiết phải sửa đổi Luật này.Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, đa số ý kiến trong Ủy ban đề nghị giữ phạm vi sửa đổi như quy định tại Nghị quyết số 57/2018/QH14 và Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo đó chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, chưa sửa đổi toàn diện vì: Quá trình triển khai thực hiện có phát sinh vướng mắc do quy định của Luật Đầu tư công, song nguyên nhân chủ yếu là do tổ chức thực hiện Luật chưa nghiêm.
Mặt khác, Luật mới có hiệu lực 3 năm; thời gian áp dụng quá ngắn, chưa đủ điều kiện tổng kết kỹ lưỡng, đánh giá chính xác tính hiệu quả của luật.
Bên cạnh đó, một số ý kiến tán thành với đề nghị của Chính phủ về việc sửa đổi toàn diện Luật Đầu tư công vì cho rằng: nhiều quy định trong Luật Đầu tư công chưa phù hợp thực tiễn, cần sớm sửa đổi toàn diện nhằm tạo cơ sở pháp lý ổn định, khắc phục triệt để những khó khăn, yếu kém trong quản lý nhà nước về đầu tư công. Ủy ban Tài chính - Ngân sách cơ bản nhất trí với các quan điểm, mục tiêu do Chính phủ trình, đồng thời nhấn mạnh quan điểm dự án Luật phải thể chế hóa đường lối của Đảng về cơ cấu lại nền kinh tế, bảo đảm đổi mới, nâng cao hiệu quả đầu tư công theo Nghị quyết số 05-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.Cần tạo khuôn khổ pháp lý ổn định, khả thi, phù hợp với thực tiễn, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật; nâng cao tính công khai, minh bạch, cải cách thủ tục hành chính.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhận thấy, trong dự thảo Luật, một số quy định chưa bảo đảm thống nhất với một số luật, đề nghị rà soát, chỉnh lý để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Về tiêu chí dự án đầu tư công, Điều 7 dự thảo Luật quy định dự án quan trọng quốc gia là dự án sử dụng vốn đầu tư công từ 35.000 tỷ đồng trở lên, nhưng theo Tờ trình của Chính phủ thì mới chỉ nêu mức này tương đương 0,6% GDP mà chưa đưa ra cơ sở điều chỉnh, đánh giá tác động.Đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, mức độ điều chỉnh tiêu chí là quá lớn (gấp 3,5 lần mức hiện hành), chưa đủ căn cứ để xem xét sửa đổi.
Quy định mức vốn của Dự án quan trọng quốc gia là từ 10.000 tỷ đồng trở lên hiện vẫn phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, với khả năng cân đối nguồn vốn của ngân sách nhà nước.
Về các dự án không phải quyết định chủ trương đầu tư, Ủy ban này cho rằng, quy định tại khoản 6 Điều 18 chưa chặt chẽ, sẽ dẫn đến rất nhiều dự án có thể áp dụng thủ tục rút gọn, không cần quyết định chủ trương đầu tư vì về cơ bản, hầu hết dự án đều có trong quy hoạch; dự thảo Luật mở quá rộng tiêu chí xác định dự án khẩn cấp; đồng thời, tiêu chí các dự án “đặc biệt” chưa được làm rõ trong dự thảo Luật.Như vậy, quy định này sẽ dẫn đến thiếu tính công khai, minh bạch, có thể tạo ngoại lệ; đề nghị điều chỉnh lại theo hướng chặt chẽ, cụ thể, minh bạch.
Để đảm bảo thống nhất với Luật Quản lý nợ công, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị quy định: Bộ Tài chính chủ trì xây dựng định hướng hợp tác, lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA; chủ trì báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất tài trợ chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, không quy định cả hai Bộ cùng thực hiện./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ vọng tạo được sự thông thoáng trong quản lý đầu tư công
14:16' - 23/10/2018
Khi Luật Đầu tư công được Quốc hội xem xét và thông qua, Luật sẽ tạo được sự cởi mở và thông thoáng rất nhiều đối với việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ giải ngân.
-
Kinh tế Việt Nam
Thường trực Chính phủ thảo luận về ngân sách nhà nước và đầu tư công
18:20' - 28/08/2018
Chiều nay 28/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ thảo luận một số nội dung về tình hình kinh tế xã hội, ngân sách nhà nước và đầu tư công.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bộ Tài chính lý giải nhiều dự án đầu tư công "đội vốn"
20:05' - 25/05/2018
Chiều 25/5, tại Hà Nội, Bộ Tài chính đã tổ chức họp báo chuyên đề về tăng cường kỷ luật, kỷ cương Ngân sách nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
PTT Vương Đình Huệ: Cần công khai tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công
17:23' - 16/05/2018
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường cần làm rõ những dự án, công trình nào đến nay chưa được triển khai, ách tắc ở điểm nào?
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Bộ Công Thương phải phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho địa phương
21:59' - 23/05/2025
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã họp với Bộ Công Thương về vấn đề phân cấp, phân quyền tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ này
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN xây dựng niềm tin vào tương lai kinh tế số
21:57' - 23/05/2025
Với quá trình số hóa trao quyền cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, không có gì ngạc nhiên khi nền kinh tế số của ASEAN được dự đoán sẽ đạt gần 2.000 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46
21:42' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần tạo điều kiện cho đơn vị y tế tự chủ về tài chính được chủ động mua sắm, đấu thầu
21:13' - 23/05/2025
Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu những vấn đề chính trong dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), đặc biệt là vấn đề chỉ định thầu và đấu thầu trong các lĩnh vực y tế, đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội chốt bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 4.300 tỷ đồng cho năm 2025
19:32' - 23/05/2025
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh đối thoại để sớm đạt tiến triển trong đàm phán
19:31' - 23/05/2025
Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ nhằm hướng tới một hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, cân bằng lợi ích, phù hợp với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương
19:30' - 23/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới hợp tác kinh tế - thương mại ổn định và lâu dài
17:43' - 23/05/2025
Việt Nam có nhu cầu lớn, ổn định đối với các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ có thế mạnh của Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng.