Bộ Tài chính lý giải nhiều dự án đầu tư công "đội vốn"
Nhiều vấn đề liên quan đến việc các dự án đầu tư công bị đội vốn, tăng vốn rất nhiều so với mức đầu tư ban đầu cũng như các biện pháp kiểm soát chi đã được đưa ra và làm rõ.
Theo ông Lê Tuấn Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính), pháp luật về đầu tư và xây dựng hiện hành (Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng) đã quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp trong lập, thẩm định và quyết định đầu tư dự án; đồng thời cũng quy định rõ điều kiện được điều chỉnh dự án.Đối với đầu tư công, Bộ trưởng và Chủ tịch UBND là người quyết định đầu tư.
Do vậy, quá trình thực hiện nếu có điều chỉnh không đúng thì trách nhiệm đầu tiên thuộc chủ đầu tư, cơ quan thẩm định và người phê duyệt điều chỉnh; các cá nhân, tổ chức nào sai phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ông Lê Tuấn Anh chỉ ra nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến việc "đội vốn". Với các nguyên nhân khách quan theo luật định thì việc điều chỉnh dự án và tăng vốn là cần thiết.Đối với các nguyên nhân chủ quan cần có phân tích, đánh giá cụ thể đối với từng dự án để xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện, từ đó quy đúng trách nhiệm. Song nhìn chung là do chất lượng ở khâu lập dự án ban đầu kém, dự án được lập sơ sài, thiếu thực tế (khảo sát, lập dự án).
Chất lượng thẩm định không cao hay như khâu tổ chức thực hiện không đồng bộ dẫn đến kéo dài thời gian (giải phóng mặt bằng chậm, vốn bố trí không đủ, nhà thầu không đủ năng lực, thi công kéo dài....).
Đặc biệt, thiếu kiên quyết trong chỉ đạo, thực hiện của các cấp quản lý, theo dõi và thực hiện.
Để ngăn chặn được tình trạng này, ông Lê Tuấn Anh cho rằng phải tăng cường phản biện độc lập trong lựa chọn quyết định đầu tư, giám sát, kiểm tra nghiêm túc, chế tài xử lý mạnh... Một vấn đề khác được đưa ra tại cuộc họp báo là vấn đề chi ngân sách. Theo dự toán chi ngân sách Nhà nước năm 2018, cơ cấu chi đầu tư phát triển chiếm 26,2%, chi trả nợ lãi chiếm 7,39%, chi thường xuyên chiếm 61,76%. Ông Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước cho biết, qua kết quả thực hiện 4 tháng đầu năm 2018, diễn biến chi thường xuyên đạt 32,1%, tăng 5,4% so cùng kỳ năm trước là phù hợp với dự toán và thực tế triển khai nhiệm vụ của các đơn vị sử dụng ngân sách. Đáng chú ý, trong thực tế cơ cấu chi thường xuyên, chi hoạt động các cơ quan quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể chiếm khoảng 14,47%, còn lại là chi phát triển các sự nghiệp y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Đây là các lĩnh vực chi ưu tiên theo Nghị quyết của Đảng, Nhà nước. Trong khi đó, tiến độ chi đầu tư phát triển 4 tháng đầu năm chỉ đạt 16,3% dự toán, giảm 5,2% so cùng kỳ. Một trong những biện pháp kiểm soát chi mà Bộ Tài chính đưa ra là khoán xe công, quản lý trụ sở công. Ông Trần Đức Thắng, Cục trưởng Cục quản lý Công sản, Bộ tài chính cho rằng, quy định việc khoán kinh phí sử dụng xe ô tô theo phương thức tự nguyện, nhưng đã quy định rõ hơn cách xác định mức khoán kinh phí theo hướng dễ thực hiện, đảm bảo phương tiện cho đối tượng nhận khoán.Đồng thời Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương xây dựng phương án khoán xe
Thực tế cho thấy, có khá nhiều Bộ, ngành, địa phương đã và đang từng bước thực hiện phương án khoán kinh phí sử dụng xe ô tô, như: Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long, Lai Châu, Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên, Phú Yên, Lâm Đồng... Trong đó, một số Bộ, địa phương áp dụng khoán mở rộng cho nhiều đối tượng như Bộ Tài chính, Hà Nội, TP.HCM... Việc khoán kinh phí sử dụng xe ô tô đã góp phần giảm đáng kể số lượng xe ô tô công, kinh phí sử dụng, chi phí vận hành xe, số lượng nhân viên lái xe, tăng hiệu suất sử dụng xe ô tô công..., tạo hiệu ứng tích cực từ nhân dân và các cơ quan truyền thông. Về quản lý trụ sở, ông Trần Đức Thắng cũng cho biết đã đạt được những kết quả quan trọng như nắm được tổng thể trụ sở làm việc, tổng số nhà, đất đã được phê duyệt phương án là 128.256 cơ sở nhà, đất với diện tích đất là 1.989.813.742 m2, diện tích nhà là 118.202.686 m2.Trong đó, giữ lại tiếp tục sử dụng là 117.579 cơ sở, chuyển giao chính sách nhà ở, đất ở là 621 cơ sở, điều chuyển 2.785 cơ sở, bán 3.036 cơ sở, thu hồi 641 cơ sở, chuyển mục đích sử dụng đất 402 cơ sở, di dời 80 cơ sở và phương án khác là 3.155 cơ sở nhà, đất.
Đồng thời, tạo quỹ đất để xây dựng các công trình công cộng; đầu tư, phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại, khách sạn, dịch vụ... góp phần chỉnh trang đô thị, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.Cùng đó, khai thác được nguồn lực tài chính từ đất đai cho đầu tư hiện đại hóa công sở tại các cơ quan, đơn vị, đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh kết quả đạt được, thực tế triển khai vẫn còn một số tồn tại như các cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhà đất dôi dư so với tiêu chuẩn, định mức; sử dụng lãng phí, bỏ trống, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định.Việc khắc phục tình trạng sử dụng trụ sở làm việc, nhà, đất sai quy định diễn ra còn chậm, kéo dài, thiếu chế tài xử lý từ khâu chính sách đến tổ chức thực hiện; một số Bộ, ngành không thực hiện bàn giao lại trụ sở cũ khi xây dựng trụ sở mới.
Ông Trần ĐứcThắng cho rằng, thời gian tới các Bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương ban hành định mức sử dụng diện tích chuyên dùng trong trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp để làm cơ sở đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, bố trí sử dụng, xử lý nhà, đất; tuân thủ theo tiêu chuẩn, định mức đối với diện tích chuyên dùng.../. Xem thêm:>>>Tăng cường kiểm soát buôn lậu, gian lận thương mại
>>>Bộ Tài chính: Công khai việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản công
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Điều tiết phương thức quản lý, đảm bảo nguồn thu ngân sách Trung ương
14:08' - 25/05/2018
Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, Chính phủ cần có những điều tiết về phương thức quản lý, nhằm phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo nguồn ngân sách Trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2016
19:23' - 21/05/2018
Quốc hội đã nghe các thành viên Chính phủ trình bày Báo cáo Quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2016; Báo cáo Kiểm toán quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2016...
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2016
18:30' - 14/05/2018
Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 14/5, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2016.
-
Tài chính
Thu ngân sách Nhà nước 4 tháng tăng hơn 12%
12:48' - 11/05/2018
Ngày 11/5, Bộ Tài chính cho biết, lũy kế thu ngân sách Nhà nước 4 tháng ước đạt 446,4 nghìn tỷ đồng, bằng 33,8% dự toán năm, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Tín dụng TP.HCM phục hồi: Vốn chảy mạnh vào sản xuất – kinh doanh
17:22' - 03/04/2025
Dù khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ, tuy nhiên điểm tích cực là dòng tín dụng có xu hướng chảy mạnh vào các lĩnh vực sản xuất – kinh doanh.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hà Nội thu ngân sách quý I đạt gần 50% kế hoạch năm 2025
16:26' - 03/04/2025
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Hà Nội trong quý I/2025 đạt 250,1 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 49,5% dự toán pháp lệnh năm và tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2024.
-
Tài chính & Ngân hàng
Dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc nhích tăng, đồng won vẫn chịu áp lực
08:17' - 03/04/2025
Phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc dẫn báo cáo của BoK cho biết, tính đến cuối tháng Ba, dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc đạt 409,66 tỷ USD, tăng 450 triệu USD so với tháng trước đó.
-
Tài chính & Ngân hàng
Goldman Sachs: Thuế quan thúc đẩy xu hướng chính sách tiền tệ nới lỏng
07:45' - 02/04/2025
Ngân hàng Goldman Sachs vừa điều chỉnh dự báo về chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
-
Tài chính & Ngân hàng
Thuế quan của Mỹ đặt ECB vào thế khó
13:34' - 01/04/2025
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang chuẩn bị đối mặt với những bất ổn kinh tế mới khi Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến áp đặt một loạt thuế quan mới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc: Nhà đầu tư tiền số nữ trên 50 tuổi ngày càng tăng
07:00' - 01/04/2025
Mặc dù chỉ có 14.000 nhà đầu tư nữ ở độ tuổi 40 có tài sản tiền điện tử trên 100 triệu won, nhưng hơn 20.000 nhà đầu tư nữ ở độ tuổi 50 đã tích lũy được tài sản ở mức đó.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan đảm bảo ổn định tài chính sau động đất tại Myanmar
16:01' - 31/03/2025
Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan Roong Mallikamas cho biết các tổ chức tài chính vẫn cung cấp dịch vụ như thường lệ cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp mà không bị gián đoạn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng quốc doanh Trung Quốc tăng vốn giữa áp lực lợi nhuận giảm và nợ xấu gia tăng
07:00' - 31/03/2025
Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh của hệ thống ngân hàng sau khi ban hành một loạt các chính sách kích thích, bao gồm cắt giảm lãi suất thế chấp và lãi suất chính sách.
-
Tài chính & Ngân hàng
EIB tài trợ 110 triệu USD giúp Chile đẩy nhanh chuyển đổi xanh
09:53' - 30/03/2025
Khoản đầu tư này được kỳ vọng sẽ tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế Chile, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời góp phần vào quá trình chuyển đổi xanh của quốc gia.