Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV: Quốc hội thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi)
Luật Lưu trữ (sửa đổi) gồm 8 chương với 65 điều. Luật này quy định về quản lý tài liệu lưu trữ và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ; nghiệp vụ lưu trữ; tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ; lưu trữ tư; hoạt động dịch vụ lưu trữ và quản lý nhà nước về lưu trữ.
Trước đó, báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi), Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, đối với lưu trữ tài liệu điện tử, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định giao Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quy định cụ thể về tài liệu điện tử cần lưu trữ của ngành, lĩnh vực; bổ sung quy định xác định chủ thể được tiếp cận tài liệu điện tử.
Theo ông Hoàng Thanh Tùng, cũng như đối với tài liệu giấy, tài liệu điện tử hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức cần được đánh giá để xác định những tài liệu có giá trị lưu trữ, tài liệu không có giá trị lưu trữ. Nghiệp vụ lưu trữ đối với tài liệu điện tử đã được quy định cụ thể tại Mục 1 và Mục 3 Chương III của dự thảo Luật, gồm các nội dung về xác định giá trị tài liệu; thời hạn lưu trữ; hồ sơ, tài liệu nộp vào lưu trữ; cơ quan, tổ chức nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử; việc quản lý, sử dụng, khai thác thông tin trong tài liệu lưu trữ…
“Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý khoản 6 Điều 15 của dự thảo Luật theo hướng bổ sung nội dung giao người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định cụ thể danh mục hồ sơ, tài liệu lưu trữ của cơ quan, tổ chức (bao gồm tài liệu lưu trữ điện tử”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội báo cáo.
Về việc tiếp cận tài liệu lưu trữ là tài liệu điện tử, ông Hoàng Thanh Tùng cũng cho hay, vó ý kiến đề nghị tích hợp tài liệu điện tử và vấn đề cải cách thủ tục hành chính, theo đó những tài liệu phục vụ cho hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước thì cần mở rộng quyền tiếp cận đến tất cả cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với ý kiến của đại biểu Quốc hội và nhận thấy, thời gian qua Chính phủ, các Bộ, ngành và chính quyền địa phương đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa, kết nối, chia sẻ dữ liệu, đồng thời cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Nhiều tài liệu liên quan đến quy trình giải quyết thủ tục hành chính, bao gồm các tài liệu thuộc lưu trữ hiện hành đều được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức và mọi người đều có thể tiếp cận. Điều 42 của dự thảo Luật đã quy định lưu trữ lịch sử, cơ quan, tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ có trách nhiệm công khai danh mục hồ sơ, tài liệu lưu trữ trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi thực hiện quyền tiếp cận thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
“Vì vậy, đã đáp ứng yêu cầu như đề nghị của đại biểu Quốc hội”, ông Hoàng Thanh Tùng báo cáo. Đề cập có ý kiến đề nghị cân nhắc không quy định các hoạt động dịch vụ lưu trữ là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, vì các hoạt động này không ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng, theo ông Hoàng Thanh Tùng, hoạt động dịch vụ lưu trữ là hoạt động mang tính chuyên môn, nghiệp vụ chuyên sâu, liên quan đến tài liệu lưu trữ có giá trị bảo quản vĩnh viễn là tư liệu lịch sử của quốc gia, chứa đựng nhiều thông tin quan trọng về hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có những thông tin mà việc tiếp cận có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nên cần có sự quản lý chặt chẽ. Hơn nữa, đây không phải là quy định mới mà kế thừa Luật Lưu trữ năm 2011 quy định tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ lưu trữ phải đáp ứng các điều kiện nhất định, thực chất là điều kiện đầu tư kinh doanh. Do đó, việc quy định hoạt động dịch vụ lưu trữ là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là phù hợp- ông Hoàng Thanh Tùng báo cáo.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, có ý kiến đề nghị chỉnh lý khoản 2 Điều 3 để quy định rõ trường hợp tài liệu lưu trữ được công nhận là bảo vật quốc gia thì phải thực hiện theo quy định của Luật Di sản văn hóa để tránh chồng chéo, vướng mắc.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, tài liệu lưu trữ là đối tượng điều chỉnh của Luật Lưu trữ nên việc thực hiện các nghiệp vụ lưu trữ, trong đó có hoạt động bảo vệ, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ phải tuân thủ quy định của Luật Lưu trữ; trường hợp tài liệu lưu trữ được công nhận là bảo vật quốc gia hoặc công nhận, ghi danh hình thức khác thì ngoài việc thực hiện theo quy định của Luật Lưu trữ, còn phải tuân thủ quy định của Luật Di sản văn hóa và luật khác có liên quan như quy định tại khoản 2 Điều 3 của dự thảo Luật là phù hợp- ông Hoàng Thanh Tùng cho biết.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Quốc hội: Bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng trong các lĩnh vực lưu trữ
09:27' - 21/06/2024
Dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) đã được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại hai kỳ họp thứ 6 và thứ 7 và dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội: Xem xét tính đồng bộ giữa Quy hoạch Thủ đô với các quy hoạch khác
13:37' - 20/06/2024
Để Quy hoạch Thủ đô với các quy hoạch khác thật sự có ý nghĩa và có tính khả thi cao, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị rà soát để xem xét tính đồng bộ, thống nhất giữa các quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội: Thông tin kịp thời, chính xác, có trọng tâm về hoạt động của Quốc hội
09:30' - 20/06/2024
Chiều 19/6, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp mặt lãnh đạo các cơ quan báo chí nhân dịp Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
GM không đứng ngoài cuộc trong kỷ nguyên AI
14:10' - 18/07/2025
Công ty sản xuất ô tô General Motors (GM) hợp tác với doanh nghiệp tái chế pin và sản xuất vật liệu pin Redwood Materials để cung cấp năng lượng cho các trung tâm dữ liệu trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Công nghệ
Trung Quốc đưa “não người tí hon” lên trạm vũ trụ Thiên Cung
07:33' - 18/07/2025
Trung Quốc vừa đưa mô hình “não người tí hon” – một con chip kích thước bằng thẻ tín dụng chứa tế bào não người và mạch máu – lên trạm vũ trụ Thiên Cung.
-
Công nghệ
Camera AI thay cảnh sát: Quét vi phạm 24/7, gửi phạt trong 2 giờ
10:11' - 17/07/2025
Với việc sử dụng camera AI, nhiều hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông sẽ được phát hiện tự động, Cảnh sát giao thông không cần ra đường chặn bắt xe vi phạm.
-
Công nghệ
Baidu sẽ triển khai taxi tự lái trên nền tảng Uber
08:12' - 17/07/2025
“Gã khổng lồ” Internet Trung Quốc Baidu và ứng dụng gọi xe Uber ngày 15/7 cho biết Baidu có kế hoạch ra mắt xe tự lái trên Uber tại châu Á và Trung Đông trong năm nay.
-
Công nghệ
Bảo vệ bản quyền trên không gian số
14:00' - 16/07/2025
Xuất bản số được đánh giá là “mỏ vàng” toàn cầu, mở ra dư địa tăng trưởng lớn cho các doanh nghiệp nội dung.
-
Công nghệ
Công nghệ số giúp vận hành thông suốt chính quyền địa phương 2 cấp
07:30' - 16/07/2025
Thành phố Cần Thơ đang đẩy mạnh triển khai áp dụng chuyển đổi số như phương thức giúp chính quyền địa phương 2 cấp vận hành hiệu quả, minh bạch và phục vụ người dân tốt hơn.
-
Công nghệ
ChromeOS và Android sẽ về chung một mái nhà
15:56' - 15/07/2025
Google sẽ kết hợp Chrome OS và Android thành một nền tảng duy nhất.
-
Công nghệ
“Sứ giả” thanh niên trên hành trình chuyển đổi số
08:31' - 15/07/2025
Trước yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc phổ cập kiến thức và kỹ năng số càng trở nên cấp thiết.
-
Công nghệ
Đột phá trong công nghệ biến CO₂ thành đường ăn
20:10' - 14/07/2025
Phát triển công nghệ sản xuất đường “không cần cây trồng” được coi là hướng đi chiến lược.