Kỳ họp thứ 8 HĐND Tp Hồ Chí Minh xem xét và quyết định nhiều vấn đề quan trọng
Sáng 7/12, HĐND Thành phố Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc Kỳ họp thứ 8, kỳ họp thường lệ cuối năm, xem xét, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh của Thành phố năm 2022, đề ra phương hướng nhiệm vụ phát triển năm 2023, xem xét và quyết định nhiều vấn đề quan trọng khác.
Các Ủy viên Bộ Chính trị: Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thiện Nhân cùng dự phiên khai mạc.
Phát biểu chỉ đạo, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, trong năm 2022, cùng với cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh đã phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, sáng tạo, nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và đạt kết quả đáng mừng về các chỉ tiêu kinh tế. An sinh xã hội, đời sống của nhân dân được đảm bảo; quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đối ngoại được tăng cường. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đạt nhiều kết quả quan trọng. Từ những kết quả đó có thể khẳng định, những thành tựu đạt được có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với Thành phố mà tác động quan trọng đến phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Biểu dương, ghi nhận, đánh giá cao tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu và những kết quả đạt được của Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2022, ông Trần Thanh Mẫn đề nghị các cấp, các ngành của Thành phố tập trung thực hiện thật tốt một số nhiệm vụ trọng tâm, trong đó cần nắm chắc, kịp thời thể chế hóa, triển khai hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; đặc biệt là những nội dung rất quan trọng mà đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã quán triệt tại 5 Hội nghị triển khai các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của 5 Vùng trong cả nước.
Đồng thời, cần có những giải pháp đột phá; trước mắt, tích cực chuẩn bị các nội dung Bộ Chính trị đã cho ý kiến, tiếp tục thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố Hồ Chí Minh, nếu kịp và đảm bảo chất lượng có thể trình Quốc hội khóa XV trong kỳ họp gần nhất. Sự bứt phá đi lên của thành phố có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với Thành phố Hồ Chí Minh mà tác động rất lớn trong quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Các cấp, ngành Thành phố cần thường xuyên theo dõi, nắm tình hình khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, của từng địa phương để tháo gỡ kịp thời, nhất là những vấn đề cấp bách của Thành phố; tập trung cao độ để phát triển sản xuất, kinh doanh; tăng cường giải ngân vốn đầu tư công, quản lý thu chi ngân sách nhà nước, kiên quyết cắt giảm kế hoạch vốn của các dự án không có khả năng giải ngân hoặc chậm giải ngân để điều chuyển cho các dự án có tỷ lệ giải ngân cao, tập trung đầu tư cho phát triển…
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội yêu cầu HĐND Thành phố tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động; bám sát nội dung Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh; Nghị quyết số 594 ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hướng dẫn hoạt động giám sát của HĐND; thực hiện thật tốt vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban, Tổ đại biểu, đại biểu HĐND theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định liên quan.
Đại biểu HĐND phải nghiên cứu kỹ lưỡng, nắm chắc chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và tình hình cụ thể của Thành phố; có ý kiến góp ý thẳng thắn, sắc sảo, chất lượng cao; gần dân, sát dân hơn, để lắng nghe, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, phối hợp giải quyết kịp thời, thấu đáo ý kiến của nhân dân; chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của người dân Thành phố.
Ông Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, với truyền thống đoàn kết, nghĩa tình, năng động, sáng tạo, kiên cường cách mạng, vì cả nước, cùng cả nước, vì hạnh phúc của nhân dân; tin tưởng rằng, với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy; quyết định đúng đắn, phù hợp và giám sát chặt chẽ của HĐND; sự điều hành quyết liệt, hiệu quả của UBND; sự đoàn kết thống nhất, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ 11, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Theo bà Nguyễn Thị Lệ - Chủ tịch HĐND Thành phố Hồ Chí Minh, Kỳ họp dự kiến diễn ra trong 3 ngày làm việc, xem xét, cho ý kiến và quyết định các nội dung quan trọng như tập trung đánh giá khách quan, toàn diện tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội và quốc phòng an ninh năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ năm 2023; thảo luận, xem xét thông qua các Nghị quyết liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, đô thị, văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế, biên chế - tổ chức trong những năm tới…
Kỳ họp cũng sẽ xem xét, quyết định về Kế hoạch đầu tư công năm 2023 một số dự án cấp bách như dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài; quyết định chủ trương đầu tư dự án Nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến sông Vàm Thuật) quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp; cho ý kiến về hệ số điều chỉnh giá đất năm 2023 trên địa bàn; thông qua danh mục dự án thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Tp. Hồ Chí Minh: Kết nối khuyến mại tại Hội chợ Xúc tiến tiêu dùng năm 2022
21:49' - 06/12/2022
Tối 6/12, Trung tâm Phát triển Công nghiệp hỗ trợ, Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh đã tổ chức khai mạc Hội chợ Xúc tiến tiêu dùng năm 2022, với chủ đề “Sự kiện kết nối các hình thức khuyến mại”.
-
Kinh tế & Xã hội
TP Hồ Chí Minh: Sẽ "mạnh tay" với phòng khám tư nhân sai phạm nhiều lần
21:49' - 06/12/2022
Theo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều phòng khám đa khoa tư nhân, trong đó có các phòng khám có yếu tố nước ngoài liên tục vi phạm các quy định về hoạt động khám, chữa bệnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn” – Lan tỏa tầm vóc và ý nghĩa Đại thắng mùa xuân 1975
22:53' - 27/04/2025
Chương trình cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn” có quy mô hoành tráng với sự xuất hiện của hơn 1.200 nghệ sĩ tại 3 điểm cầu Bắc-Trung-Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày hội kết nối giao thương Hải Dương thu hút 500 doanh nghiệp
20:58' - 27/04/2025
Ngày hội kết nối giao thương năm 2025 đã tạo môi trường giúp các doanh nghiệp kết nối trực tiếp, chia sẻ ngành hàng kinh doanh, kết nối khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Số chuyến bay qua Tân Sơn Nhất dịp 30/4 -1/5 sẽ tăng 10%
20:57' - 27/04/2025
Dịp Lễ 30/4 và 1/5 năm nay, các chuyến bay qua sân bay Tân Sơn Nhất tăng 10% so với ngày thường. Ngày cao điểm nhất có khoảng 126.000 lượt khách qua sân bay.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định mới về thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp
20:27' - 27/04/2025
Mức độ c thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm tại Quảng Trị
19:45' - 27/04/2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm tại tỉnh Quảng Trị gồm: Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy và dự án Cảng hàng không Quảng Trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng rà soát, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
18:48' - 27/04/2025
Bộ Xây dựng đang tập trung rà soát, hoàn thiện để đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn (TCVN) và quy chuẩn quốc gia (QCVN) trong các lĩnh vực quản lý nhà nước; lập kế hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố 80 thủ tục hành chính trong trồng trọt và bảo vệ thực vật
17:54' - 27/04/2025
Có 80 thủ tục hành chính chuẩn hoá lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn đầu tư vào trí tuệ nhân tạo tăng 8 lần
16:50' - 27/04/2025
Việt Nam vẫn ghi nhận 2,3 tỷ USD vốn đầu tư được giải ngân qua 141 thương vụ trong năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết hàng giả: Không chỉ dừng ở khâu “đuổi bắt”
15:35' - 27/04/2025
Việc chống hàng giả không thể chỉ dừng ở “đuổi bắt” mà cần phòng ngừa tận gốc; trong đó, siết chặt quản lý chất lượng và cấp phép được ví như giải pháp nền tảng.