Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV: Làm rõ đối tượng được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 11/6, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết. Sau đó, Quốc hội thảo luận tại tổ về nội dung này.
Vì vậy, để các doanh nghiệp có quy mô nhỏ có thêm nguồn lực tài chính duy trì, khôi phục sản xuất kinh doanh, vượt qua khó khăn, góp phần đạt mục tiêu cao nhất có thể về tăng trưởng kinh tế của năm 2020, cần thiết phải có giải pháp kịp thời trình Quốc hội ban hành Nghị quyết để quy định giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với nhóm doanh nghiệp có quy mô nhỏ và sớm đưa chính sách này vào thực tiễn.
Theo dự thảo Nghị quyết, giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với trường hợp doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 50 tỷ đồng và có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm 2020 không quá 100 người.Nếu đề xuất này được áp dụng sẽ làm giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 15.840 tỷ đồng và nếu tiếp tục mở rộng giảm thuế cho cả doanh nghiệp có quy mô vừa có thể làm giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 22.440 tỷ đồng.
Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Ủy ban nhất trí về sự cần thiết ban hành chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp như Tờ trình của Chính phủ nhằm hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế bị tác động tiêu cực của dịch COVID-19; đồng thời cụ thể hóa một phần các Điều 10, Điều 16 của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 đã được Quốc hội thông qua. Đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhất trí việc giảm số thuế phải nộp (30%) và áp dụng hai tiêu chí xác định là doanh thu (dưới 50 tỷ đồng), kết hợp với tiêu chí về lao động (dưới 100 lao động) để thực hiện chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các đối tượng này.Đây là các đối tượng gặp nhiều khó khăn nhất do ảnh hưởng của dịch bệnh; khả năng tiếp cận vốn, trình độ quản lý và áp dụng công nghệ còn hạn chế trong khi nhóm đối tượng này chiếm đa số trong tổng số các đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Việc quy định giảm 30% cho các đối tượng này sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tăng cường nguồn lực để phát triển. Đồng thời, việc hạn chế đối tượng theo doanh thu và người lao động như dự thảo Nghị quyết cũng không gây áp lực quá lớn lên thu ngân sách nhà nước trong năm 2020.
*Bảo đảm sự bình đẳng Thảo luận tại tổ, các đại biểu cho rằng, dự thảo Nghị quyết quy định theo hướng chung cho tất cả đối tượng mà chưa phân loại rõ các tiêu chí về doanh thu, lao động và thiệt hại thực tế, dẫn đến tình trạng cào bằng.Một số đối tượng có doanh thu và lợi nhuận tăng cao trong giai đoạn dịch bệnh lại được hưởng chính sách giảm thuế này là chưa hợp lý, trong khi mục tiêu của việc ban hành Nghị quyết này là hướng tới nhóm đối tượng thực sự gặp khó khăn cần hỗ trợ trong giai đoạn xảy ra dịch bệnh.
Do đó, một số đại biểu đề nghị làm rõ những đối tượng được hưởng và thời hạn áp dụng cho năm tính thuế của năm 2020. Đồng thời khi xác định tiêu chí để các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi giảm thuế thì ngoài những tiêu chí về doanh thu, tiêu chí về số lao động cũng cần phải quy định cả thêm tiêu chí, đó là: doanh thu năm 2020 bị sụt giảm so với năm trước liền kề. Điều đó mới thể hiện được đúng là doanh nghiệp bị thiệt hại do dịch bệnh.
Nhiều ý kiến băn khoăn về áp dụng tiêu chí xác định là doanh thu kết hợp với tiêu chí về lao động để thực hiện chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các đối tượng này. Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, chỉ giảm thuế cho doanh nghiệp có doanh thu dưới 50 tỷ đồng, có dưới 100 lao động là chưa hợp lý.Theo đại biểu, doanh nghiệp có doanh thu dưới 50 tỷ đồng mà số lao động trên 100 người, ví dụ như có 200 lao động sẽ khó khăn hơn rất nhiều. “Họ đang rất vất vả để giữ chân người lao động mà không được giảm thuế này thì rất tiếc”, đại biểu chỉ rõ.
Về ước tính nếu tiếp tục mở rộng giảm thuế cho cả doanh nghiệp có quy mô vừa, có thể làm giảm thu ngân sách nhà nước từ 15.840 tỷ đồng lên khoảng 22.440 tỷ đồng, đại biểu cho rằng "con số này chỉ là ước tính, có khả năng ảo vì doanh nghiệp rất khó khăn thì làm sao có lợi nhuận". “Trên tinh thần thông qua để vừa hỗ trợ, động viên vừa giúp doanh nghiệp cầm cự, chờ cơ hội vượt qua khó khăn hiện nay thì chỉ nên sử dụng tiêu chí dưới 50 tỷ đồng”, đại biểu đề nghị. Đại biểu Trần Hoàng Ngân liệt kê lại nhiều chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch COVID-19 đã được ban hành như: cơ cấu lại nợ, giãn nợ, giảm lãi, giảm phí; gia hạn thời gian nộp thuế tiền sử dụng đất; hỗ trợ an sinh xã hội…Tuy nhiên, công tác triển khai và hướng dẫn gây khó khăn cho đối tượng thụ hưởng. Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ tăng cường công tác hậu kiểm, rà soát lại để các chính sách sớm đi vào cuộc sống. Đại biểu Hoàng Văn Hùng (Thái Nguyên) nhận định, cần có sự cân nhắc, tính toán để đưa ra các cơ chế, chính sách đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Theo đại biểu, trong cơ cấu doanh nghiệp của Việt Nam, doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, chỉ có 3% còn lại là doanh nghiệp lớn.“Doanh nghiệp có 100 lao động đã được giảm thuế 30%, trong khi các doanh nghiệp lớn sử dụng tới 200.000 – 300.000 lao động lại không được miễn giảm gì liệu có công bằng? Các doanh nghiệp lớn liệu có băn khoăn mình không được Đảng, Nhà nước quan tâm, mặc dù sử dụng nhiều lao động, đóng góp lớn cho ngân sách”, đại biểu nêu vấn đề.
Đại biểu Trần Thị Diệu Thúy (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, nếu xác định tiêu chí như Chính phủ đề xuất, các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và cả nước sẽ rất khó. “Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố rất khó khăn, không có đơn hàng mới, chỉ sản xuất cầm chừng trên các đơn hàng cũ có từ trước. Do đó, những doanh nghiệp nào không cắt giảm lao động, vẫn duy trì sản xuất, có nghĩa là đang rất cố gắng ”, đại biểu cho biết và đề nghị Chính phủ xem xét trên tổng thể những doanh nghiệp đang sử dụng lượng lớn lao động trên các địa bàn để có chính sách phù hợp./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia
09:56' - 11/06/2020
Theo chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 11/6, Quốc hội tiếp tục tiến hành công tác nhân sự.
-
Kinh tế Việt Nam
Sáng 11/6, Quốc hội tiếp tục tiến hành công tác nhân sự
07:46' - 11/06/2020
Theo chương trình làm việc, sáng 11/6, Quốc hội tiếp tục tiến hành công tác nhân sự.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp
16:50' - 10/06/2020
Chiều 10/6, với 94,41% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2025.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng rà soát, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
18:48'
Bộ Xây dựng đang tập trung rà soát, hoàn thiện để đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn (TCVN) và quy chuẩn quốc gia (QCVN) trong các lĩnh vực quản lý nhà nước; lập kế hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố 80 thủ tục hành chính trong trồng trọt và bảo vệ thực vật
17:54'
Có 80 thủ tục hành chính chuẩn hoá lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn đầu tư vào trí tuệ nhân tạo tăng 8 lần
16:50'
Việt Nam vẫn ghi nhận 2,3 tỷ USD vốn đầu tư được giải ngân qua 141 thương vụ trong năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết hàng giả: Không chỉ dừng ở khâu “đuổi bắt”
15:35'
Việc chống hàng giả không thể chỉ dừng ở “đuổi bắt” mà cần phòng ngừa tận gốc; trong đó, siết chặt quản lý chất lượng và cấp phép được ví như giải pháp nền tảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tấn xã Việt Nam - nơi chảy mãi dòng tin chiến thắng
15:33'
Trụ sở TTXVN - địa chỉ lịch sử 50 năm trước giờ khang trang, rực rỡ hơn để hòa cùng niềm vui, niềm tự hào và tinh thần độc lập của người Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh đèn tín hiệu, biển báo tại các nút giao phức tạp
15:18'
Dịp lễ 30/4 và 1/5 các địa phương và các cơ quan chức năng đang thực hiện điều chỉnh đèn tín hiệu, biển báo tại các nút giao phức tạp.
-
Kinh tế Việt Nam
Khúc ca khải hoàn trên tàu Thống Nhất
14:05'
Tháng 5, một chuyến tàu mang tên Thống Nhất chở theo người lính cụ Hồ sẽ đi từ thành phố mang tên Bác về quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại muôn vàn kính yêu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nam Định thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính
12:50'
Ngày 27/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Nam Định khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 27 để giải quyết các công việc phát sinh đột xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
12:49'
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: "NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.