Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Bảo đảm tính minh bạch và đồng bộ trong quy hoạch
Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, chiều 10/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về các nội dung: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Qua thảo luận, các ý kiến phát biểu nhấn mạnh, cả ba dự án luật này đều là luật sửa đổi và đã được các cơ quan của Chính phủ chuẩn bị nội dung sửa đổi hết sức kỹ lưỡng và các cơ quan thẩm tra của Quốc hội cũng đã tiến hành thẩm tra và trình bày tại các báo cáo gửi cho Quốc hội. Những nội dung được đề xuất sửa đổi, bổ sung tại 3 dự thảo luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế; thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 và giải quyết các vấn đề trong công tác quy hoạch có tính cấp bách cần xử lý ngay, nhất là những vấn đề phát sinh khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, khơi thông nguồn lực và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.*Đảm bảo quy hoạch không bị điều chỉnh tùy tiện
Tham gia thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, đây là các dự án luật rất quan trọng, nhất là dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch. Chủ tịch Quốc hội cho biết, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Luật Quy hoạch, sau đó Chính phủ có nghị định, bộ có thông tư triển khai tới các địa phương, nhưng đến nay xuất hiện nhiều vấn đề ách tắc. Theo Chủ tịch Quốc hội, hiện nay, chúng ta tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp, trong cấp xã có phường, đặc khu. Do đó, dự thảo luật mới phải quy định rõ cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương, tăng cường yếu tố phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quy hoạch. Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, lần này sửa đổi Luật Quy hoạch, phải đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; Quốc hội sẽ ban hành bộ khung, Chính phủ sẽ ban hành nghị định hướng dẫn, bộ sẽ có thông tư hướng dẫn, HĐND các địa phương sẽ ban hành nghị quyết hướng dẫn. Do quy hoạch liên quan tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, việc bổ sung quy hoạch cần được xem xét trong tương quan trong các luật khác (Luật Đất đai, Luật Đô thị và nông thôn, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Địa chất khoáng sản…). Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, đã là quy hoạch, tính minh bạch và đồng bộ phải cao. “Công khai thông tin quy hoạch, lấy ý kiến thực sự của nhân dân, đặc biệt là nhóm chịu ảnh hưởng trực tiếp, thiết lập cơ chế giám sát độc lập để đảm bảo quy hoạch không bị điều chỉnh tùy tiện”, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu và gợi ý, việc có cơ chế giám sát, Quốc hội, HĐND các địa phương, mặt trận, đoàn thể, nhân dân là những chủ thể giám sát quy hoạch. Lần này, Luật Quy hoạch sẽ đổi mới mạnh mẽ trong việc phân cấp, phân quyền quyết định hoặc phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch. Theo đó, sẽ phân cấp thẩm quyền của Quốc hội cho Chính phủ trong việc xác định các vùng cần lập quy hoạch vùng và quyết định quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; phân cấp thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ cho Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong kế hoạch thực hiện quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh; phân cấp thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ cho Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phê duyệt điều chỉnh quy hoạch ngành, quy hoạch tỉnh đối với quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 để đáp ứng yêu cầu về sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Cùng thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, theo đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh), việc quy định rõ các loại quy hoạch trong hệ thống là hợp lý. Song, theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội (2022), hiện vẫn chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung để kết nối giữa quy hoạch các ngành và các cấp, dẫn đến tình trạng “cát cứ dữ liệu" và thiếu liên thông. Do đó, đại biểu cho rằng, cần bổ sung quy định về chuẩn hóa và chia sẻ dữ liệu giữa các loại quy hoạch, đồng thời quy định rõ quy trình rà soát danh mục quy hoạch ngành, trong đó bắt buộc lấy ý kiến các cơ quan chủ quản chuyên ngành. Đề cập đến việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và chính quyền địa phương 2 cấp sắp tới, đại biểu Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho rằng, với quy hoạch cấp tỉnh, sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh theo hướng chỉ còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương, cần phải điều chỉnh lại toàn bộ quy hoạch cấp tỉnh hiện có để phù hợp với bản đồ hành chính mới. Cùng với đó, khi không còn cấp huyện, việc xác định quy hoạch cấp huyện cũng không còn cơ sở pháp lý, cần có hướng dẫn cụ thể để tránh việc cấp cơ sở tiếp tục thực hiện.*Khắc chế tình trạng “doanh nghiệp ma”, “vốn ảo”
Thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, dự thảo Luật đã bổ sung quy định về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp, với chủ sở hữu hưởng lợi là cá nhân thực tế nắm trực tiếp hoặc gián tiếp từ 25% vốn điều lệ trở lên, hoặc được hưởng trên 25% lợi nhuận, hay là cá nhân cuối cùng chi phối doanh nghiệp. Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng bổ sung các quy định về tăng giám sát, kiểm tra đăng ký kinh doanh của UBND cấp tỉnh, chế tài xử lý với doanh nghiệp không góp đủ vốn điều lệ cam kết, vốn ảo, khai khống... Đại biểu Trần Hoàng Ngân nhận định, bổ sung những điều này là nhằm tăng tính minh bạch trong hoạt động doanh nghiệp, đồng thời cơ quan quản lý Nhà nước cũng tăng trách nhiệm quản lý hậu kiểm trước tình trạng “doanh nghiệp ma”, “vốn ảo”, hoặc núp bóng góp vốn, mua cổ phần chi phối thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Những bổ sung quy định trên cũng góp phần hoàn thiện quy định về chủ sở hữu hưởng lợi, để Việt Nam đáp ứng yêu cầu thực hiện cam kết quốc tế về phòng chống rửa tiền. Đại biểu Trần Anh Tuấn (Thành phố Hồ Chí Minh) cũng đề nghị cần có những quy định rõ ràng, chi tiết để hạn chế tình trạng “doanh nghiệp ma”, tăng “vốn ảo”. Nhấn mạnh, lần sửa luật này đã chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm nhiều nội dung, đại biểu cho rằng điều chỉnh này rất tiến bộ, thể hiện qua việc phân cấp lớn cho Hội đồng thành viên, giao cho cơ quan đại diện chủ sở hữu xử lý một số các vấn đề liên quan tới doanh nghiệp nhà nước cũng như các doanh nghiệp cổ phần. Điều này đáp ứng được yêu cầu về huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển.- Từ khóa :
- luật doanh nghiệp
- luật quy hoạch
- quốc
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp thứ 45 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
17:30' - 10/05/2025
Chiều 10/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành Phiên họp thứ 45.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VX: Đại biểu Quốc hội nêu quan điểm về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện
15:42' - 10/05/2025
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân (Đoàn Bình Dương) cho rằng việc tăng giá bán điện là cần thiết để tái đầu tư, phát triển ngành điện, phục vụ cho việc phát triển nền kinh tế của đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Quảng cáo
07:52' - 10/05/2025
Sáng 10/5, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu quốc hội nói gì về chế tài xử lý sữa giả, thuốc giả hiện nay?
20:22' - 09/05/2025
Bên lề Quốc hội, chiều 9/5, bà Nguyễn Thị Việt Nga (Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương) đã chia sẻ ba nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng sữa giả, thực phẩm chức năng giả hiện nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phấn đấu cơ bản xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trước 31/10/2025
10:07'
Hiện nay 100% địa phương đã rà soát, xác định tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh hoàn thành trước ngày 31/10/2025 bảo đảm theo đúng mục tiêu Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:53'
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế Việt Nam. Dưới đây là các sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật do BNEWS/TTXVN tổng hợp.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống V. Putin chứng kiến Lễ trao các văn kiện hợp tác
09:05'
Chiều 10/5 (giờ địa phương), ngay sau Hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống V. Putin đã chứng kiến Lễ trao các văn kiện hợp tác giữa hai bên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin
08:43'
Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Học viện Hành chính công và kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga
08:33'
Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã gặp gỡ và phát biểu tại Học viện Hành chính công và kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga (RANEPA).
-
Kinh tế Việt Nam
Công điện của Thủ tướng về tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông
08:25'
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm toàn diện về Kỳ thi trên địa bàn, bảo đảm không vì sắp xếp bộ máy mà ảnh hưởng đến công tác tổ chức Kỳ thi.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính dự khánh thành cầu Liêm Chính (Hà Nam)
20:08' - 10/05/2025
Chiều 10/5, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức Lễ khánh thành cầu Liêm Chính, đơn nguyên 2 và các công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, thành phố Phủ Lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống Việt –Nga trong kỷ nguyên mới
19:56' - 10/05/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã gặp gỡ và phát biểu tại Học viện Hành chính công và Kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam phải có lối đi riêng, chính sách đột phá
19:53' - 10/05/2025
Tối 10/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương liên quan về xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.