Ký kết CPTPP: Việt Nam ủng hộ những cơ chế tạo thuận lợi hơn cho dòng chảy thương mại
Nhân dịp 11 nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ngày 8/3 đã ký kết thỏa thuận tại Santiago, Chile, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh đã trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN đang có mặt tại Chile về ý nghĩa của sự kiện này.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, các nước tham gia đã phải nỗ lực rất lớn mới để có thể đi đến lễ ký kết CPTPP. Sau khi gặp nhau ở bang Utar (Mỹ), các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - tiền thân của CPTPP đã phải mất thêm 2 năm nữa để kết thúc hiệp định thương mại tự do toàn diện nhất với những cam kết sâu nhất từ trước đến nay.
Tuy nhiên, đến đầu năm 2017, chính quyền mới của Mỹ ra quyết định rút khỏi TPP. Bất chấp động thái trên của Mỹ, các nước còn lại trong TPP vẫn rất mong muốn tiếp tục hiệp định TPP vì đây vẫn là một hiệp định toàn diện, có chất lượng cao và có thể coi là hình mẫu cho thương mại trong những năm đầu của thế kỷ XXI bởi nó đề cập đến tất cả những vấn đề mới và sát sườn cho thương mại quốc tế hiện nay như thương mại điện tử, doanh nghiệp nhà nước cũng như mối quan hệ giữa thương mại và môi trường.
Chính vì lý do này, 11 nước còn lại đã quyết định gặp nhau tại Hà Nội vào tháng 5/2017 để tìm cách đưa TPP vào thực thi, theo đó, các bộ trưởng của 11 nước TPP đã quyết định sẽ khởi động lại hiệp định này, giao cho các quan chức ngồi lại với nhau để đàm phán và tìm cách đưa TPP vào thực thi. Các quan chức sau đó đã gặp nhau một vài lần và cuối cùng là tại Đà Nẵng, các bên đã ra được kết quả rất tốt đẹp, đồng ý tiếp tục hiệp định TPP trên cơ sở tạm hoãn thực thi một số nghĩa vụ khó trong hiệp định TPP trước đây. Trên tinh thần đó, các nước cũng đã đạt được một thỏa thuận nguyên tắc tại Đà Nẵng và mở đường cho lễ ký kết hiệp định CPTPP vào ngày 8/3 tại Chile.
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, việc 11 nước còn lại trong CPTPP nhất trí tạm hoãn khoảng 20 điều khoản của TPP đã tạo ra sự khác biệt lớn nhất giữa 2 hiệp định này. Bên cạnh đó, các nước cũng có 1 số thỏa thuận song phương với nhau để bảo đảm sự cân đối mới giữa quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia CPTPP.
Nhìn chung, đại đa số điều khoản được tạm hoãn thực thi rơi vào chương sở hữu trí tuệ bởi việc thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là rất khó, đòi hỏi một nguồn lực rất lớn. Mặc dù 1 số nước rất muốn duy trì tiêu chuẩn cao về sở hữu trí tuệ, đặc biệt là Nhật Bản, Australia, song dưới sự thuyết phục của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, các nước CPTPP cuối cùng đã thống nhất tạm hoãn thực thi 11 nghĩa vụ trong chương sở hữu trí tuệ, trong đó có 9 nghĩa vụ phù hợp với các đề xuất của Việt Nam.
Cũng theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, tuyên bố chung được đại diện 11 nước đưa ra tại Santiago về cơ bản cũng giống với các tuyên bố chung khác, song có một điểm đáng chú ý trong tuyên bố chung lần này là việc sử dụng từ ngữ của đại diện các nước.
Trước đây khi nói về các nước khác bày tỏ ý định, mong muốn tham gia hiệp định, các bộ trưởng thường dùng “hoan nghênh sự tham gia của các nước vào hiệp định TPP” nhưng trong tuyên bố chung này, đại diện các nước đã sửa thành “hoan nghênh sự gia nhập của các nước vào hiệp định CPTPP”.
Ông cho rằng ẩn ý của đại diện các nước khi dùng từ "gia nhập" chính là việc các nước CPTPP hoan nghênh sự quan tâm của các nước khác đối với hiệp định này. Tuy nhiên, nếu tham gia thì các nước này phải tham gia dưới hình thức "gia nhập" nghĩa là phải đồng ý với các tiêu chuẩn của hiệp định CPTPP, không thể bày tỏ mong muốn tham gia nhưng lại yêu cầu đàm phán lại các điều khoản của hiệp định.
Về triển vọng Mỹ có thể gia nhập trở lại CPTPP, theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, các nước có thể hoan nghênh sự trở lại của Mỹ, song vấn đề đặt ra ở đây là sẽ rất khó nếu Mỹ vẫn muốn đàm phán lại hiệp định đã có. Tuy nhiên, Việt Nam cũng như tất cả các nước CPTPP đều sẵn sàng bàn bạc với Mỹ về một biện pháp hay hình thức nào đó có lợi cho tất cả các bên, giúp Mỹ có thể quay trở lại với TPP.
Đề cập đến vai trò của Việt Nam trong việc "hồi sinh" TPP, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh Việt Nam đã làm tất cả những gì có lợi cho đất nước. Do là một nền kinh tế "mở", nên Việt Nam ủng hộ tất cả những cơ chế có thể đem lại điều kiện thuận lợi hơn cho dòng chảy thương mại giữa Việt Nam với các nước cũng như giữa các nước với nhau.Đây là quan điểm nhất quán trước sau như một của Việt Nam, song cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam không phải là nước đi đầu trong việc duy trì hiệp định TPP. Xét về quy mô nền kinh tế, về ý tưởng cũng như về quan điểm, theo ông, Nhật Bản mới là nước đóng vai trò đi đầu trong việc duy trì hiệp định TPP giữa 11 nước. Trong số 11 nước, Nhật Bản là nước thể hiện quan điểm rất rõ ràng trong chuyện ủng hộ thương mại tự do, ủng hộ hệ thống thương mại mở. Bên cạnh đó, có thể là Australia và New Zealand./
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Toàn văn hiệp định CPTPP
14:17' - 09/03/2018
Hiệp định CPTPP sẽ được ký kết chính thức tại Chi Lê vào ngày 8/3/2018.
-
Kinh tế Thế giới
Ký kết CPTPP: Chuyên gia đánh giá tích cực cơ hội hợp tác giữa Canada và Việt Nam
13:51' - 09/03/2018
CPTPP sẽ mang lại những lợi thế nhất định cho Canada tại thị trường Việt Nam và thông qua Việt Nam để tiến vào thị trường của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Kinh tế Việt Nam
WB: CPTPP sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế to lớn cho Việt Nam
11:59' - 09/03/2018
Theo WB, trường hợp của Việt Nam" cho thấy, Hiệp định này sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế to lớn cho Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: CPTPP giúp Việt Nam có điều kiện tiếp tục cất cánh ở mức độ mới
07:48' - 09/03/2018
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, việc Việt Nam tham gia ký kết CPTPP cũng chính là một bước cụ thể hóa chiến lược về đa phương hóa và đa dạng hóa các mối quan hệ hợp tác.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Huế tăng trưởng cao nhất khu vực Bắc Trung Bộ
16:27'
Theo Chi cục Thống kê thành phố Huế, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2025 trên địa bàn tăng 9,39% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khu vực dịch vụ dẫn đầu tăng trưởng tại Tuyên Quang
16:16'
Ngày 7/7, Chi cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang thông tin, tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh năm 2010) trên địa bàn tỉnh tăng 7,79% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảng giá đất mới: Cần kiểm soát để tránh gây “sốc” cho thị trường
16:02'
Khi các địa phương triển khai xây dựng bảng giá đất mới, giá đất sẽ biến động với biên độ lớn tùy từng vùng, ảnh hưởng trực tiếp đến giá nhà ở và thị trường bất động sản nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 16.000 nhân lực, thiết bị thi công sân bay Long Thành
15:55'
Ngày 7/7, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cho biết, hiện trên công trường sân bay Long Thành các đơn vị huy động gần 16.000 nhân lực, thiết bị triển khai hàng trăm mũi thi công các hạng mục.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị AIIB hỗ trợ các dự án phát triển hạ tầng Việt Nam
14:37'
Ngày 6/7 (giờ địa phương), nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) Kim Lập Quần.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025
14:36'
Sáng 7/7 (giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao về chủ đề: "Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo".
-
Kinh tế Việt Nam
Cảnh báo thủ đoạn tinh vi mới trong buôn lậu, hàng giả công nghệ cao
14:35'
Hội nghị tại Đà Nẵng cảnh báo hàng giả ngày càng tinh vi, sử dụng AI, in 3D, giả mạo thương hiệu xe máy, đòi hỏi hành động quyết liệt và đồng bộ hơn từ các lực lượng chức năng.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút hơn 3,7 tỷ USD vào các khu công nghiệp sau hợp nhất
14:35'
Các khu chế xuất, khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh mới đặt mục tiêu thu hút đầu tư kể cả cấp mới và điều chỉnh đạt 3,73 tỷ USD trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc WHO
14:33'
Ngày 6/7 (giờ địa phương), tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus.