Kỹ năng “mềm” cho nguồn nhân lực - Bài 2: Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp
Nhận rõ tầm quan trọng của các kỹ năng mềm, nhiều cơ sở giáo dục đã đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường trang bị các kỹ năng, coi đây là một trong những chuẩn “đầu ra”, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động, góp phần nâng cao sức cạnh tranh về nguồn nhân lực.
* Linh hoạt trong giảng dạy Từ năm học 2016-2017, Trường Đại học Bà Rịa- Vũng Tàu đã thành lập Trung tâm Đào tạo Đại cương- Phát triển kỹ năng mềm và hiện nay là Trung tâm phát triển kỹ năng mềm. Trung tâm có nhiệm vụ xây dựng nội dung và trực tiếp đào tạo kỹ năng mềm, đào tạo, trang bị cho sinh viên đảm bảo theo chuẩn “đầu ra” của nhà trường. Bên cạnh đó, Trung tâm còn tổ chức các chương trình bồi dưỡng về kỹ năng mềm cho cộng đồng và thực hiện một số dịch vụ liên quan đến kỹ năng mềm. Theo Thạc sỹ Lê Thị Hiếu Thảo, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm phát triển kỹ năng mềm (Đại học Bà Rịa- Vũng Tàu), nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường đã đưa một số học phần về kỹ năng mềm vào giảng dạy, coi đây là học phần bắt buộc, đảm bảo chuẩn “đầu ra” cho sinh viên hệ chính quy bên cạnh các tiêu chuẩn về chuyên môn, trình độ tin học và ngoại ngữ.Nội dung chương trình giảng dạy được thiết kế linh hoạt mang tính ứng dụng cao, phương pháp giảng dạy chú trọng thực hiện các bài tập tình huống, trải nghiệm thực tế, thảo luận nhóm, trò chơi, từ đó giúp sinh viên hình thành và rèn luyện các kỹ năng tạo ấn tượng trong giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, linh hoạt sáng tạo giải quyết một vấn đề cụ thể, kiểm soát sự căng thẳng... Phương châm trong mỗi tiết học về kỹ năng mềm là “ vui vẻ, cởi mở, chân thành và hiệu quả” để sau mỗi tiết học sẽ là “thấu hiểu và áp dụng”, tự tin làm chủ trong môi trường học tập, làm việc.
Việc đổi mới chương trình đào tạo, chú trọng trang bị, tạo điều kiện để sinh viên rèn luyện các kỹ năng mềm ở trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu đã mang lại những kết quả khả quan. Theo lãnh đạo nhà trường, chẳng hạn đối với chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng- ngành học được trường đưa vào đào tạo từ năm 2012, nhà trường đã xây dựng chương trình giảng dạy theo khung chương trình chuyên ngành Kỹ sư Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đồng thời cập nhật, bổ sung các nội dung phù hợp với xu hướng phát triển xã hội, tiếp cận chương trình của Hiệp hội Logistics trong nước và quốc tế. Đặc biệt, trường coi trọng trang bị cho sinh viên ngành Kỹ sư Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng về trình độ ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, các kỹ năng như tính kỷ luật, quản lý thời gian, sắp xếp công việc, sự linh hoạt, nhanh nhạy trong xử lý tình huống.Nhờ vậy, trường đã cung ứng được nguồn nhân lực vững về chuyên môn, có trình độ ngoại ngữ, tin học, các kỹ năng mềm đáp ứng yêu cầu công việc của một ngành quản trị và thực hành các dịch vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đến tháng 7/2019, hơn 250 sinh viên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng của trường đã tốt nghiệp, 100% sinh viên được các đơn vị tiếp nhận làm việc với mức lương rất cao bởi đáp ứng được các yêu cầu của đơn vị tuyển dụng về cả năng lực chuyên môn và ứng dụng các kỹ năng để xử lý công việc được hiệu quả.
Trường Đại học Trà Vinh cũng là một trong những cơ sở giáo dục đào tạo đã sớm thực hiện chương trình đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên, coi đây là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo. Với phương pháp giảng dạy là qua hình thức trải nghiệm, xử lý tình huống cụ thể, đàm thoại, thực địa, các chuyên đề trong học phần được nhà trường tập trung trang bị cho sinh viên rất thiết thực như: kỹ năng tìm kiếm tài liệu, ghi nhớ tài liệu, tư duy sáng tạo, giao tiếp, phản biện, quản lý thời gian và tổ chức công việc, xây dựng hồ sơ năng lực điện tử... Bên cạnh đó, việc giáo dục kỹ năng mềm còn được các giảng viên tích hợp, lồng ghép hướng dẫn, tạo điều kiện cho sinh viên rèn luyện qua từng môn chuyên ngành. Theo một số giảng viên Trường Đại học Trà Vinh, ngoài việc tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng thiết yếu trong môi trường đại học và sau khi ra trường, việc lồng ghép trong quá trình giảng dạy chuyên môn được đặc biệt quan tâm. Chẳng hạn, đối với sinh viên ngành Luật, trong các tiết học, giảng viên chú ý gợi mở, hướng dẫn để sinh viên rèn luyện kỹ năng lập luận, phản biện, thuyết trình thông qua việc tổ chức làm việc nhóm, xây dựng phiên tòa giả định. Còn đối với sinh viên ngành Công nghệ thông tin, các giảng viên tăng cường lồng ghép để sinh viên có các kỹ năng như quản lý, vượt qua áp lực, đàm phán, thuyết phục và giải quyết xung đột, cách hoạt động nhóm và quản lý quá trình làm việc. * Chủ động lĩnh hội để ứng dụng Nhiều chuyên gia, giảng viên cho rằng, kỹ năng mềm được hình thành trong quá trình học tập, trưởng thành, rèn luyện, khác hẳn với năng khiếu bẩm sinh. Do đó, việc trang bị kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên trong nhà trường, để hiệu quả đòi hỏi phải có sự tích cực từ cả người hướng dẫn và người học. Giảng viên có trách nhiệm giúp sinh viên hình thành động lực tích cực, nhu cầu hoàn thiện các kỹ năng.Còn sinh viên cần có nhận thức đúng về vai trò của kỹ năng mềm đổi với sự thành công của bản thân trong học tập, làm việc và cuộc sống, từ đó nỗ lực và chủ động lĩnh hội, thực hành phát triển các kỹ năng. Bên cạnh đó, việc tham gia các các chương trình ngoại khóa, hoạt động đoàn thể cũng là cơ hội để sinh viên rèn luyện và phát tiển các kỹ năng mềm cần thiết.
Từ thực tiễn công việc, ông Cao Văn Dương, Phó Trưởng phòng Nhân sự, Công ty Trách nhiệm hữu hạn KPMG Vietnam chia sẻ: Để có được các kỹ năng mềm mà nhà tuyển dụng mong muốn, khi còn học tập ở nhà trường, các sinh viên cần chủ động rèn luyện các phương pháp học tập mới như thuyết trình, làm việc nhóm, thảo luận nhóm; tham gia các hoạt động đoàn, hội, các hoạt động thi đua để tích lũy các kỹ năng. Các sinh viên cũng có thể tham gia làm một số công việc bán thời gian phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp để tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng làm việc hỗ trợ cho công việc tương lai của mình. Bên cạnh đó, trong bất kỳ giai đoạn nào, dù còn là sinh viên hay đã tốt nghiệp, bước vào thị trường lao động đều cần có ý thức chủ động lĩnh hội, rèn luyện để thích nghi với môi trường làm việc và nâng cao kỹ năng mềm một cách nhanh nhất. Môi trường lao động trong giai đoạn hiện nay rất cạnh tranh. Bên cạnh các kỹ năng cứng, nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao kỹ năng mềm của ứng viên để đưa ra quyết định tuyển chọn. Khi được trang bị đầy đủ những kỹ năng, người lao động sẽ giành chiến thắng tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng. Còn theo chuyên gia Trần Anh Tuấn, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh: Cách mạng công nghiệp 4.0 có rất nhiều thách thức nhưng cũng không ít cơ hội để nguồn nhân lực Việt Nam nói chung, mỗi người lao động nói riêng tích cực nắm bắt cơ hội và phấn đấu. Một trong những vấn đề quan trọng với cả cơ sở đào tạo và người học để có thể thành công là bên cạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn cần coi trọng việc xây dựng, trang bị và và ứng dụng, thực hành các kỹ năng mềm./. (Hết) Xem thêm:>> Kỹ năng “mềm” cho nguồn nhân lực - Bài 1: Yêu cầu từ chính thị trường
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỹ năng “mềm” cho nguồn nhân lực - Bài 1: Yêu cầu từ chính thị trường
09:45' - 10/08/2020
Nền kinh tế số cùng xu hướng hội nhập đang tác động đến thị trường lao động, sự dịch chuyển, cạnh tranh lao động đòi hỏi các trường đại học, cao đẳng cần nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn.
-
Kinh tế tổng hợp
“Tiếp sức” cho người lao động mùa dịch: Bài 1- Muôn nẻo khó khăn
07:51' - 09/08/2020
Nhiều giải pháp hỗ trợ đã được chính quyền, Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh và doanh nghiệp triển khai, nhằm duy trì sinh kế cho người lao động vượt qua khó khăn trong mùa dịch COVID-19.
-
Đời sống
Xây dựng quan hệ lao động hài hòa trong tình hình mới
14:27' - 08/08/2020
Từ đầu năm đến nay, tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, biến động giá đầu vào sản xuất của các doanh nghiệp đã tác động không nhỏ đến kinh tế Thủ đô.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Để xuất khẩu cao su đạt 3,3 tỷ USD
17:14'
Để hoàn thành kế hoạch này, ngành hàng cao su cần thực hiện nhiều giải pháp, phù hợp với đặc điểm từng thị trường; trong số đó là mục tiêu tiến sâu vào thị trường EU bằng sản phẩm chất lượng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội phân luồng tổ chức giao thông trên Quốc lộ 1A
16:28'
Sở Xây dựng Hà Nội thông báo phân luồng tổ chức giao thông cấm phương tiện lưu thông qua khu vực Km192+799 Quốc lộ 1A, thuộc địa bàn xã Thường Tín, Thành phố Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hưng Yên ngày mới: Hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng
16:15'
Hưng Yên mới sẽ tập trung phát triển theo ba trụ cột: công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xanh thông minh và đô thị hóa bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Ưu tiên các nhiệm vụ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số có tính đột phá, lan tỏa
15:35'
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, chuyển đổi số chính là hệ thần kinh Trung ương, là cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng công ty Phát điện 1 tăng tốc đầu tư Nhiệt điện Quảng Trị và điện mặt trời nổi
14:49'
Bước vào 6 tháng cuối năm 2025, Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) đặt ưu tiên hàng đầu cho việc chuẩn bị đầu tư các dự án nguồn điện mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam phục vụ hiệu quả quản lý các cấp
12:47'
Sáng 2/7, Hội thảo tham vấn "Kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam" được tổ chức tại Hà Nội nhằm tham vấn các bên liên quan về nhu cầu sử dụng thông tin khí hậu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tin chi tiết về 34 tỉnh, thành phố trên cả nước từ 1/7/2025
12:14'
Từ ngày 1/7/2025, 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức đi vào hoạt động. Dưới đây là thông tin chi tiết về 34 tỉnh, thành phố trên cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng hướng dẫn kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy công trình
11:25'
Trình tự kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy có thể được kết hợp với kiểm tra nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng theo trình tự được quy định.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương lập hồ sơ cắm mốc chỉ giới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
11:11'
Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục chỉ đạo Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với địa phương để kịp thời cung cấp các hồ sơ dự án, hồ sơ cắm cọc giải phóng mặt bằng, mốc chỉ giới đường sắt.