Kỳ tích của “chiến sĩ áo trắng” 2 lần giành lại sự sống cho sản phụ
Ngừng tim 2 lần, lần lâu nhất là 120 phút nhưng khi thoát khỏi tử thần, người mẹ trẻ tên T vẫn nhớ mình có 3 con, vẫn biết cháu bé sơ sinh đã được về nhà, nhớ mình bị ngất từ trước khi sinh...
Điều đó chứng tỏ não bộ của bệnh nhân không bị thương tổn. Đây là một trong những kỳ tích của nền y học Việt Nam và kỳ tích này được lập nên nhờ sự nỗ lực, tập trung trí tuệ tập thể của các chuyên gia đầu ngành tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) ngay trong những ngày phải cách ly y tế, ngăn ngừa dịch COVID-19 lây lan ra cộng đồng.
Sự hồi sinh đầy kỳ tích của sản phụ T và nhiều bệnh nhân khác cũng khẳng định rằng quyết định của Bộ Y tế là chính xác khi giao cho Bệnh viện Bạch Mai dù bị phong tỏa, cách ly vẫn tiếp nhận bệnh nhân rất nặng từ các tuyến chuyển về.Dù trong hoàn cảnh khó khăn, Bệnh viện Bạch Mai vẫn luôn khẳng định vị trí không thể thiếu trong hệ thống y tế Việt Nam.
Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai: Trưa 3/4/2020, Khoa Cấp cứu A9 nhận được yêu cầu hỗ trợ của Bệnh viện đa khoa Hà Đông về sản phụ 30 tuổi, sinh con thứ 3 được chẩn đoán: Sốc mất máu, rối loạn đông máu nặng, suy tạng sau mổ cắt tử cung do rau bong non, chưa loại trừ tắc mạch ối.Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai đã nhanh chóng hội chẩn trực tuyến và đồng ý tiếp nhận người bệnh, hướng dẫn vận chuyển an toàn, chuẩn bị tiếp nhận bệnh nhân nặng tại Bệnh viện Bạch Mai theo quy trình.
Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng ngừng tuần hoàn. Dây chuyền cấp cứu ngừng tuần hoàn được khởi động.Kíp cấp cứu nhanh chóng ép tim ngay trên cáng, hỗ trợ hô hấp, khẩn cấp đưa bệnh nhân vào khu can thiệp cao trong Khoa Cấp cứu. Sau 15 phút, bệnh nhân đã tái lập tuần hoàn và được điều trị tại khu vực cách ly đặc biệt của Khoa Cấp cứu.
Nhưng các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân ở mức vô cùng thấp: Sốc nặng, huyết áp kiểm soát khó khăn với các thuốc vận mạch liều cao, ống dẫn lưu ổ bụng ra máu đỏ, rối loạn đông máu...
Bệnh nhân được thực hiện các kĩ thuật hồi sức chuyên sâu, một khối lượng hồng cầu lớn cùng các chế phẩm máu khác (khối tiểu cầu, plasma tươi đông lạnh, cryo) được truyền cho người bệnh.
Tiến sỹ Dương Đức Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện đã chủ trì cuộc hội chẩn liên khoa, quy tụ các chuyên gia đầu ngành của các lĩnh vực để tìm phương án tối ưu bởi đây là một trường hợp sốc nặng, nguy cơ tử vong cao. Các kịch bản, phương án điều trị tích cực nhất cho bệnh nhân, kể cả ECMO – tuần hoàn ngoài cơ thể cũng được sẵn sàng sử dụng; tập trung mọi nguồn lực cao nhất để hồi sức chuyên sâu…Sản phụ T được các bác sĩ theo dõi sát sao, đưa ra các phác đồ điều trị linh hoạt, bám sát thực tiễn diễn biến của bệnh. Đến 16h20 ngày 3/4/2020, bệnh nhân T ngừng tuần hoàn lần 2. Kíp cấp cứu tiếp tục thực hiện ép tim liên trục trong 15 phút, 30 phút, 45 phút rồi 60 phút nhưng trái tim của sản phụ T vẫn không có nhịp.Với quyết tâm “còn nước còn tát”, các biện pháp hồi sức tích cực vẫn được tiến hành dưới sự chỉ đạo của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Chi, Trưởng khoa Cấp cứu.
Sau hơn 120 phút ép tim liên tục, bằng sự kiên trì và quyết tâm của kíp cấp cứu A9, sản phụ T tái lập tuần hoàn trở lại. Tuy nhiên, các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân vẫn rất bấp bênh, nguy cơ tử vong rất cao...
Mọi nguồn lực được tập trung, đội ngũ chuyên môn kĩ thuật được huy động ở mức độ cao nhất. Các máy móc hiện đại nhất cũng được sử dụng để theo dõi, điều trị cho người bệnh...Sau 24 giờ điều trị tích cực, tình trạng huyết động của bệnh nhân dần ổn định, nhưng vẫn cần sự hỗ trợ của máy thở, tiếp tục truyền 4,8 l máu (6 đơn vị khối hồng cầu và các chế phẩm máu khác).
Sau 48 giờ điều trị, tình trạng bệnh nhân có xu hướng cải thiện dần nhưng tình trạng mất máu vẫn tiếp diễn, sonde dạ dày bệnh nhân ra máu đỏ tươi. Bệnh nhân lập tức được nội soi dạ dày cầm máu cấp cứu.Sau 72 giờ, huyết động bệnh nhân đã ổn định hơn, huyết áp 110/70 mmHg, không còn toan chuyển hoá...
Bệnh nhân được ngừng an thần, đánh giá ý thức. Điều đáng mừng là sau thời gian dài ngừng tim nhưng các dấu hiệu về tri giác của bệnh nhân có biểu hiện phục hồi.
Tới chiều 7/4/2020, sau khi đã ngừng tất cả các thuốc an thần, sản phụ T đã hoàn toàn tỉnh táo, không cần đến các máy hỗ trợ hô hấp và một số thiết bị chuyên sâu hỗ trợ tuần hoàn.Lúc này anh Hoàng Văn Toàn, chồng bệnh nhân vào gặp vợ sau 5 ngày thập tử nhất sinh, hai lần chạm lưỡi hái tử thần.
Khoảnh khắc gặp nhau, hai vợ chồng chỉ biết cầm tay nhau khóc. Đến ngày 9/4/2020, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, ý thức và vận động hồi phục hoàn toàn…
Anh Hoàng Văn Toàn chia sẻ: Các bác sĩ Bệnh viện Hà Đông đã giải thích là vợ anh nguy kịch, phải chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai.Anh đã đồng ý ngay vì anh biết đến Bệnh viện Bạch Mai là vợ anh có cơ hội sống. Đêm 5/4, bác sĩ trưởng khoa gọi anh thông báo tình trạng vô cùng nguy kịch của vợ, gia đình phải chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất…
Đến bây giờ, vợ anh đã hồi sinh sau thời gian thập tử nhất sinh, anh và gia đình đều hết sức mừng vui.Từ tận đáy lòng, anh Toàn và gia đình chân thành cảm ơn các bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý của Khoa Cấp cứu A9 đã giúp vợ chồng anh được đoàn tụ, gia đình vẫn đầy đủ các thành viên, các con anh vẫn còn có mẹ chăm lo trong cuộc sống…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Dịch COVID-19: Đã rà soát được trên 52.000 người liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai
10:30' - 08/04/2020
Thông tin Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, tính đến 21 giờ ngày 7/4/2020 đã rà soát được 52.239 người liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai.
-
Kinh tế tổng hợp
Hà Nội cơ bản đã rà soát kỹ những người có liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai
21:37' - 01/04/2020
Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, hai nguồn lây nhiễm COVID-19 cao nhất hiện nay là từ nhóm ở nước ngoài về và từ Bệnh viện Bạch Mai nên cần rà soát, lấy mẫu xét nghiệm nhanh.
-
Kinh tế tổng hợp
Dịch COVID-19: 4 bước tiếp nhận, điều trị bệnh nhân cấp cứu của Bệnh viện Bạch Mai
19:11' - 01/04/2020
Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Dương Đức Hùng cho biết, để tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu trong giai đoạn thực hiện cách ly, Bệnh viện đã xây dựng quy trình 4 bước tiếp nhận, điều trị bệnh nhân cấp cứu.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Một phụ nữ nhập viện sau khi dùng thuốc giảm cân thải độc, collagen không rõ nguồn gốc
16:46'
Các sản phẩm được quảng cáo có tác dụng giảm cân, thải độc, tăng cường miễn dịch và cải thiện làn da.
-
Đời sống
Không gian văn hóa mới hút hồn du khách tại Đà Nẵng
15:59'
Từ ngày 4/7/2025, Bảo tàng Đà Nẵng chính thức bán vé phục vụ du khách tham quan, trải nhiệm lịch sử, văn hóa thành phố trong suốt chiều dài lịch sử.
-
Đời sống
Điểm chuẩn lớp 10 Hà Nội năm 2025 chính thức
15:57'
Dưới đây là danh sách đầy đủ điểm chuẩn lớp 10 các trường THPT tại Hà Nội năm 2024.
-
Đời sống
Quy hoạch mã vùng điện thoại cố định sau sắp xếp tỉnh, thành phố
14:42'
Nghị quyết số 202/2025/QH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
-
Đời sống
Trợ lý AI hỗ trợ tra cứu đơn vị hành chính mới
11:46'
Từ máy tính cá nhân, máy tính bảng, điện thoại thông minh, người dân có thể dễ dàng tra cứu hoàn toàn miễn phí mọi thông tin về đơn vị hành chính mới.
-
Đời sống
Khuổi My lấp lánh mùa nước đổ
10:57'
Từ bao đời nay, ruộng bậc thang không chỉ là nơi canh tác phù hợp với địa hình miền núi, mà còn là biểu tượng sống động cho sự kết tinh giữa con người và thiên nhiên nơi địa đầu Tổ quốc.
-
Đời sống
Cấp cứu thành công bệnh nhi 1 tháng tuổi ngộ độc sái thuốc phiện
10:36'
Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình thông tin, Khoa Cấp cứu của bệnh viện đã tiếp nhận và cấp cứu thành công trường hợp bệnh nhi 1 tháng tuổi ngộ độc sái thuốc phiện.
-
Đời sống
Nắng nóng khắc nghiệt bao trùm Italy
09:24'
Một đợt nắng nóng dai dẳng và khắc nghiệt đã và đang bao trùm phần lớn nước này, khiến các thành phố lớn phải đưa ra cảnh báo đỏ, gây căng thẳng cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
-
Đời sống
Xem lại điểm chuẩn vào lớp 10 Hà Nội 2024: Trường nào cao nhất?
09:24'
Dưới đây là danh sách đầy đủ điểm chuẩn lớp 10 Hà Nội 2024, giúp phụ huynh và học sinh tham khảo để dự đoán xu hướng năm 2025 và lựa chọn trường phù hợp.