Ký ức mùa len trâu
Riêng với người dân ở miền Tây Nam Bộ, con trâu gần như song hành, sẻ chia mọi nỗ lực của người nông dân trong công cuộc “khai hóa” vùng đất hoang vu, biến nơi đây thành trù phú, giàu có, là vựa lúa, cá lớn nhất cả nước.
Ngày nay, khi cuộc sống con người ngày càng phát triển, các loại máy móc nông nghiệp hiện đại thay cho sức kéo, cày của trâu thì hình ảnh cả đàn trâu hàng trăm băng qua những cánh đồng ngập nước mà như cách gọi của người miền Tây là “len trâu” gần như chỉ còn trong ký ức, trở thành những kỷ niệm khó quên đối với những ai đã từng đi qua "mùa nước nổi".
* Về vùng rốn lũ miền Tây
Lần tìm theo miêu tả trong hai truyện ngắn liên quan đến mùa nước nổi ở miền Tây Nam Bộ của nhà văn Sơn Nam là “Mùa len trâu” và “Một cuộc bể dâu”, chúng tôi tìm về vùng đất được gọi là Láng Linh thuộc 2 huyện Châu Phú và Châu Thành của tỉnh An Giang.
Theo ghi chép, Láng Linh là cánh đồng thấp trũng, ngập nước ngập lênh láng và có nhiều cá linh - loài cá đặc trưng của mùa nước nổi ở miền Tây Nam Bộ nên được gọi là Láng Linh. Nhà văn Sơn Nam trong truyện ngắn "Vùng Láng Linh" miêu tả: Láng Linh này rộng lắm, linh nhiều lắm, vì vậy gọi là Láng Linh; vào mùa lũ, bao nhiêu nước của trời của đất gom về đây rồi đổ ra biển Tây.
Thời nhà Nguyễn, Láng Linh thuộc huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang. Nay, Láng Linh thuộc các xã Thạnh Mỹ Tây, Đào Hữu Cảnh (huyện Châu Phú) và xã Vĩnh An (huyện Châu Thành).
Theo lời giới thiệu, chúng tôi ghé nhà ông Lê Văn Chiến (Hai Chiến), 80 tuổi, ngụ ở xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú– một lão nông sinh ra và gắn bó với vùng Láng Linh từ khi sinh ra đến nay. Vừa châm điếu thuốc rê, ông Hai Chiến vừa kể: Trước đây, vào mùa lũ, vùng Láng Linh này nước ngập mênh mông, nhìn mãi không thấy bờ như biển vậy, còn vào mùa khô, Láng Linh lại là cánh đồng thấp trũng, sình lầy đầy muỗi và lau sậy.
Ông Chiến cho biết, sở dĩ gọi là Láng Linh vì ngày xưa vùng này có nhiều cá linh hoặc là vùng nước ngập lênh láng,...cách giải thích nào cũng đúng.
Theo lão nông Hai Chiến, vùng Láng Linh nằm sau dãy núi Thất Sơn, phía đông lại tiếp giáp với sông Hậu nên vào mùa mưa, hay còn gọi là “mùa nước nổi”, nước từ sông Hậu tràn vào cộng với lượng nước từ dãy Thất Sơn đổ xuống nên Láng Linh như cái túi hứng nước. Vậy nên cứ cách 2 - 3 năm là vùng này gặp thiên tai ngập lụt, người ta phải tìm đến những gò đất cao để ở.
Bây giờ, vùng rốn lũ Láng Linh chỉ còn là ký ức trong lớp người cao tuổi như ông Chiến. Ngày xưa, bà con nông dân chỉ sản xuất được 1 hoặc 2 vụ lúa trong năm nên cuộc sống khó khăn, nhà cửa lụp xụp. Nay, thì nhà tường, nhà cao tầng đua nhau mọc lên phơi phới.
“Hơn 20 năm về trước, vào mùa nước nổi, muốn đi về vùng Láng Linh chỉ có thể di chuyển bằng thuyền, bởi tất cả mọi tuyến đường giao thông đều chìm trong biển nước. Còn bây giờ, Nhà nước làm đê bao 3 vụ, đường giao thông nâng cao nên nơi đây không còn là cánh đồng trũng, hứng lượng nước khổng lồ từ sông Hậu hay từ dãy Thất Sơn, trở thành vùng trồng lúa chuyên canh 3 vụ quanh năm” – ông Hai Chiến chia sẻ.
* Cánh đồng “mùa len trâu”
Từ vùng Láng Linh nhìn về dãy núi Thất Sơn, thấy thấp thoáng những ngọn núi hùng vĩ mờ mờ như ảo ảnh, xa xa là núi Ba Thê (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) - nơi mà nhà văn Sơn Nam miêu tả: “Đó là nơi vào mùa nước lụt, người ta len trâu cả bầy trăm con từ các nơi về, lên đền vua chúa xưa tìm cỏ ăn, do đất núi cao ít bị ngập”.
Thế hệ như tôi biết đến “mùa len trâu” và cuộc sống, cũng như khí chất hào sảng khí chất hào sảng của người miền Tây chủ yếu qua 2 truyện ngắn có liên quan đến mùa nước lũ của nhà văn Sơn Nam đó là “Mùa len trâu” và “Một cuộc bể dâu”. Sau này, 2 truyện ngắn này đã được đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh chuyển thể thành bộ phim điện ảnh cùng tên “Mùa len trâu”.
Phim khởi quay tháng 9/2003, sau đó bộ phim đã tham dự nhiều liên hoan phim, điện ảnh ở các nước trên thế giới, trình chiếu tại hơn 40 quốc gia và đoạt bốn giải thưởng quốc tế...
Cảnh trong phim “Mùa len trâu” của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh là cánh đồng ngập nước với núi đồi xa xa mờ ảo, bộ phim đã chuyển tải phần nào được hình ảnh mùa nước nổi ở miền Tây Nam Bộ vào thời điểm đó; người xem bị choáng ngợp giữa khung cảnh nước nổi mênh mông trong phim.
Cánh đồng trong phim không đâu xa lạ, nó nằm gần đồi Tà Pạ, một cánh đồng tuyệt đẹp thuộc xã núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang ngày nay.
Thời điểm đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh quay phim “Mùa len trâu”, cánh đồng gần đồi Tà Pạ còn là vùng đất thấp, vào mùa mưa trở thành điểm hứng nước từ các đồng cao đổ về, thành vùng ngập lụt.
Điều thú vị là đạo diễn đã chọn được đúng điểm để bấm máy. Sau này, do làm đê bao 3 vụ kết hợp làm đường giao thông nên cánh đồng trong phim không còn vì nước mưa bị đê bao ngăn lại.
Người dân nơi đây kể, hồi đó đoàn làm phim đã thuê 350 con trâu để quay cảnh đi len trâu nên chiều về hay sáng ra, tiếng trâu rống vang động cả vùng.
Đang miên man với những suy nghĩ vu vơ, anh đồng nghiệp dẫn tôi vào nhà của ông Nguyễn Văn Hải, 67 tuổi, nhà ở xã núi Tô, huyện Tri Tôn – một người có thâm niên hơn 40 năm làm nghề nuôi trâu, rồi lang bạt theo những đàn trâu len qua các cánh đồng ngập nước. Mấy năm nay do lũ nhỏ và người nuôi trâu ít dần nên ông “giải nghệ”, ở nhà làm vườn.
Theo ông Hải, mùa len trâu ý nói mùa nước ngập đồng, người nông dân đưa những đàn trâu lên đến hàng trăm, hàng nghìn con cùng băng đồng nước tìm những vùng đất đất cao, có cỏ xanh cho trâu ăn.
Ở An Giang nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, mỗi năm có một mùa khô và một mùa mưa. Mùa mưa kéo dài khoảng 4 tháng, thời điểm này, nước mưa cùng với nước sông dâng lên làm nhà cửa, đường giao thông bị ngập lụt, cỏ cây chết, tới nỗi không còn cỏ cho trâu ăn, không còn chỗ cho trâu ngủ.
Để trả ơn cho con vật trung thành quanh năm cực khổ giúp nông dân làm ra hạt lúa, người nông dân đã đưa đàn trâu vượt qua những cánh đồng ngập nước đi tìm vùng đất cao với vạt cỏ xanh còn sót lại, đây là nơi cho những đàn trâu di trú suốt mùa nước ngập đồng.
Khi chúng tôi nhắc đến con trâu - linh vật của năm nay, dường như bao ký ức, hình ảnh những đàn trâu băng đồng nước dồn nén bấy lâu nay trong tâm thức của ông Hải lại được dịp ùa về.
Ông Hải kể: Hồi mới giải phóng, một mình ông dẫn mấy con trâu nhà tháp tùng theo đoàn len trâu dọc theo tuyến biên giới Tây Nam để tìm cỏ. Vậy rồi những năm nước lụt đổ về miền Tây Nam Bộ là ông Hải lại khăn gói cùng trâu băng đồng nước, tới đâu thì dựng tạm chiếc chòi ngay trên gò đất, dưới tán một cây me tây cổ thụ, để có chỗ ngả lưng, ăn ngủ giữa đồng. Những năm nước lớn như năm 2000, 2011 cả cánh đồng này không còn một chỗ nào khô, cỏ ngập nước hết. Dân nuôi trâu phải đưa trâu qua tận miệt Tân Hưng (tỉnh Long An) hay qua tận đồng nước bạn Campuchia để cầm trâu suốt mấy tháng ròng, chờ nước rút.
“Dân len trâu thường đặt tên cho trâu như người đặt tên các loài vật cưng. Họ thấy cái gì hay hay thì đặt. Nhiều người thấy dáng trâu sao đặt tên vậy như: đực mẫm, đực ú, sừng âu, sừng bẹt, sừng gút… Đặc biệt, dân chăn trâu tụi tui thương trâu hơn thương vợ. Trâu ngủ phải đốt rơm hun khói, phải giăng mùng cho trâu nằm khỏi muỗi. Đi thả lang cùng bầy trâu ba bốn tháng cũng chưa muốn về”- ông Hải cười.
Nhấp xong ngụm trà, ông Hải bất chợt thời dài, “cách đây khoảng 20 năm, mùa len trâu được xem như một bức họa đồng quê ở miền Tây mỗi dịp vào mùa nước nổi.
Mấy năm gần đây nước lũ về thấp, một phần do làm đê bao 3 vụ, phần do ảnh hưởng biến đổi khí hậu nên số người còn gắn bó với nghề len trâu còn rất ít.
Hơn nữa, bây giờ cuộc sống đã khác xưa, máy móc làm thay con người và trâu hết rồi nên nhiều nơi mùa len trâu đã không còn tồn tại.
Có chăng, bây giờ cũng chỉ còn lại ở một vài vùng tận Kiên Giang, Đồng Tháp, hay trong trong sách vở, phim truyền hình./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Chợ truyền thống Hà Nội ngày 30 Tết
16:36' - 11/02/2021
Mặc dù hạn chế đi lại để phòng chống dịch COVID-19, nhưng vào sáng 30 Tết, nhiều người dân Hà Nội vẫn đến các chợ truyền thống mua sắm đồ chuẩn bị bữa cơm tất niên.
-
Kinh tế & Xã hội
Tết Tân Sửu - tìm hiểu ý nghĩa hình tượng con trâu trong tranh dân gian Đông Hồ
16:06' - 11/02/2021
Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, người dân thường có xu hướng chọn những bức tranh đẹp nhất để trang trí ngôi nhà của mình ngày Tết.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Không khí chuẩn bị đón Tết của người Việt tại Trung Quốc
21:02' - 19/01/2025
Ngày 19/1, Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã gói bánh chưng để chuẩn bị cho một cái Tết ấm áp của những người con xa xứ.
-
Kinh tế & Xã hội
Xuân quê hương gắn kết cộng đồng người Việt tại Mỹ
20:56' - 19/01/2025
Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ và các Cơ quan đại diện thường trú Việt Nam đã tổ chức chương trình Tết cộng đồng Xuân quê hương 2025 tại thủ đô Washington DC dành cho cộng đồng người Việt tại Mỹ.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 20/1. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 20/1/2025. XSMB thứ Hai ngày 20/1
19:30' - 19/01/2025
Bnews. XSMB 20/1. Kết quả xổ số hôm nay ngày 20/1. XSMB thứ Hai. Trực tiếp KQXSMB ngày 20/1. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Hai ngày 20/1/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 20/1. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 20/1/2025. XSMT thứ Hai ngày 20/1
19:30' - 19/01/2025
Bnews. XSMT 20/1. Kết quả xổ số hôm nay ngày 20/1. XSMT thứ Hai. Trực tiếp KQXSMT ngày 20/1. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 20/1/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMN 20/1. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 20/1/2025. XSMN thứ Hai ngày 20/1
19:30' - 19/01/2025
Bnews. XSMN 20/1. Kết quả xổ số hôm nay ngày 20/1. XSMN thứ Hai. Trực tiếp KQXSMN ngày 20/1. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Hai ngày 20/1/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSHCM 20/1. Kết quả xổ số Hồ Chí Minh hôm nay ngày 20/1/2025. XSHCM ngày 20/1. XS Sài Gòn
19:00' - 19/01/2025
Bnews. XSHCM 20/1. Kết quả xổ số hôm nay ngày 20/1. XSHCM Thứ Hai. Trực tiếp KQXSHCM. Kết quả xổ số Hồ Chí Minh hôm nay ngày 20/1/2025.Kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày 20/1/2025. XS Sài Gòn.
-
Kinh tế & Xã hội
XSCM 20/1. Kết quả xổ số Cà Mau hôm nay ngày 20/1/2025. SXCM ngày 20/1
19:00' - 19/01/2025
Bnews. XSCM 20/1. Kết quả xổ số hôm nay ngày 20/1. XSCM Thứ Hai. Trực tiếp KQXSCM ngày 20/1. Kết quả xổ số Cà Mau hôm nay ngày 20/1/2025. Kết quả xổ số Cà Mau Thứ Hai ngày 20/1/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSĐT 20/1. Kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay ngày 20/1/2025. SXĐT ngày 20/1
19:00' - 19/01/2025
Bnews. XSĐT 20/1. Kết quả xổ số hôm nay ngày 20/1. XSĐT Thứ Hai. Trực tiếp KQXSĐT ngày 20/1. Kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay ngày 20/1/2025. Kết quả xổ số Đồng Tháp Thứ Hai ngày 20/1/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSTTH 20/1. Kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay ngày 20/1/2025. XSTTH ngày 20/1. XSTTH hôm nay
18:24' - 19/01/2025
XSTTH 20/1. Kết quả xổ số hôm nay ngày 20/1. XSTTH Thứ Hai. Trực tiếp KQXSTTH ngày 20/1. Kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay ngày 20/1/2025.