Kỳ vọng Nghị quyết mới sẽ vực dậy kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
Với tình hình quý I/2023 khi Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) chỉ tăng 0,7% và dự báo những quý tiếp theo, kinh tế Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khó lường.
Việc vực dậy đầu tàu kinh tế của cả nước cần dựa vào một số chính sách lớn mang tính vĩ mô, chứ riêng Tp. Hồ Chí Minh không thể giải quyết được. Đó là thông tin tại Toạ đàm “Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy kinh tế Tp. Hồ Chí Minh phát triển”, do Báo Người Lao động tổ chức ngày 16/5 ở Tp. Hồ Chí Minh.
* Cần kích cầu nội địa trên mọi mặt Theo Tiến sĩ Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, về mặt khách quan, kinh tế Tp. Hồ Chí Minh quý I/2023 giảm sâu do chịu 3 tác động lớn. Đó là câu chuyện hạ tầng tồn tại nhiều năm chưa giải quyết được; chưa đánh giá hết những tác động của đại dịch, nhất là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ sản xuất - kinh doanh và tác động bất ổn của vĩ mô từ quý IV/2022 tiếp tục lan sang năm nay. Tiến sĩ Trần Du Lịch cho rằng, những vấn đề này vẫn đang tồn tại và có những cái đã được Tp. Hồ Chí Minh tháo gỡ, nhưng cũng có những vấn đề chưa tháo gỡ được. Do đó, để kinh tế Tp. Hồ Chí Minh sớm phục hồi cần dựa vào một số chính sách lớn mang tính vĩ mô, chứ riêng thành phố không thể giải quyết. Trước hết, phải tăng sức mua cho thị trường bằng cách triển khai chính sách kích tổng cầu nội địa lên thông qua 2 công cụ của Nhà nước và công cụ của doanh nghiệp. Về phía Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu mạnh tay hơn trong việc giảm thuế giá trị gia tăng theo từng ngành, có thể giảm xuống 5-6%; đồng thời cần đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng, kích cầu thị trường nội địa thông qua tín dụng tiêu dùng. Về phía doanh nghiệp cần một loạt chiến dịch chấp nhận giảm giá, kích thích thị trường kể cả du lịch. Bởi trong bối cảnh xuất khẩu khó khăn hiện nay mà không thúc đẩy thị trường nội địa sẽ rất khó, ảnh hưởng đến tồn kho và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do đó, cần kích cầu thị trường nội địa trên tất cả các mặt. Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Anh Đức, Tổng Giám đốc Saigon Co.op cho biết, các doanh nghiệp bán lẻ đang gặp rất nhiều khó khăn do nhu cầu suy giảm. Thống kê của Hiệp hội bán lẻ Việt Nam cũng cho thấy không có nhà bán lẻ nào trong quý I/2023 tăng trưởng dương. Để tạo điều kiện cho ngành bán lẻ phát triển cũng như kinh tế phục hồi, ông Nguyễn Anh Đức đề xuất cần có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người tiêu dùng để kích cầu; trong đó, chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% cần được triển khai càng sớm càng tốt để kích cầu, cũng như giúp doanh nghiệp có thêm "hơi thở" mới để tồn tại trong bối cảnh khó khăn hiện nay.* Kỳ vọng vào sự đột phá mới
Tại tọa đàm, các ý kiến cho rằng, để vực dậy nền kinh tế, Tp. Hồ Chí Minh cần có giải pháp trước mắt và giải pháp căn cơ. Theo Tiến sĩ Trần Du Lịch, chính quyền Tp. Hồ Chí Minh đang làm những giải pháp căn cơ và tình thế.Về tình thế, cần rà những điểm nghẽn có thể xử lý được để hấp thụ được dòng vốn đầu tư công, nhất là thị trường bất động sản, vì thị trường này nếu không xử lý được, các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Về giải pháp căn cơ, Quốc hội đang bàn về nghị quyết thay thế Nghị quyết 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh do Quốc hội ban hành (Nghị quyết 54), nếu được thông qua và áp dụng ngay, lần đầu tiên thành phố có quyền tự chủ rất lớn.Đây là điều Tp. Hồ Chí Minh đang đeo đuổi. Khi Nghị quyết mới được thông qua và đi vào cuộc sống thì hàng chục dự án, chương trình dự án sẽ được Hội đồng nhân dân Tp. Hồ Chí Minh thông qua và thành phố để triển khai ngay. Nếu gỡ được được điểm nghẽn, sức hấp thụ vốn của Tp. Hồ Chí Minh sẽ tăng lên.
Cụ thể hơn về dự thảo Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54, Tiến sĩ Trương Minh Huy Vũ, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, các cơ chế mới nêu trong dự thảo Nghị quyết sẽ giải quyết tương đối những bất cập hiện nay. Chẳng hạn, những vấn đề vướng, chồng chéo như phương thức BT (xây dựng – chuyển giao), BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao), thu hút nguồn vốn đầu tư phải được khơi thông. Các cơ chế mới không chỉ cho riêng Tp. Hồ Chí Minh mà cần nhìn nhận trong bối cảnh cả vùng, khu vực. Do đó Tp. Hồ Chí Minh sẽ kiến tạo, thí điểm những cái mới mà thế giới đã làm, đang làm, như xây dựng đô thị dựa trên các tuyến giao thông, khởi nghiệp sáng tạo, sandbox… Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng cho rằng, Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54 của Quốc hội sẽ tạo sức bật cho kinh tế Tp. Hồ Chí Minh phục hồi trong thời gian tới.Tuy nhiên, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên cho rằng đầu tiên cần phải thay đổi nhận thức. Vấn đề của Tp. Hồ Chí Minh không chỉ là của thành phố mà phải xác định đây là vấn đề của cả nước. Bởi thành phố gánh trên vai sứ mệnh đầu tàu cả nước, đầu tàu bứt tốc mạnh mẽ thì kéo cả đoàn tàu đi lên.
Về vấn đề gỡ vướng cho Tp. Hồ Chí Minh, Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên cho rằng, việc này là cần thiết nhưng phải tập trung cao hơn, tầm nhìn tốt hơn để tháo gỡ những vấn đề căn cơ. Hiện nay có tâm lý không dám hành động do vướng quá nhiều nên không dám làm. Dù tình hình còn nhiều khó khăn, song vị chuyên gia này khuyến nghị Tp. Hồ Chí Minh phải bình tĩnh hơn, không nên “tháo bung” ra để lấy tăng trưởng bằng mọi giá. Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên, kinh tế Tp. Hồ Chí Minh suy yếu về vị thế dù nội lực vẫn dồi dào; những nút thắt, điểm nghẽn tăng trưởng không được tháo gỡ triệt để mà còn tăng lên như giao thông, ngập nước, tắc nghẽn hạ tầng…, những động lực mới không được đưa ra. Do đó, phải tạo ra những đột phá, động lực mới, bằng việc phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Tp. Hồ Chí Minh. Cùng với việc đột phá về thể chế, vị chuyên gia này cho rằng, Tp. Hồ Chí Minh phải có những dự án đột phá, biến mình thành trung tâm hội nhập quốc tế của đất nước này. Thành phố có thể có những dự án đột phá như Cảng trung chuyển Cần Giờ, Trung tâm tài chính quốc tế, Trung tâm hội chợ thương mại quốc tế. Các dự án này cộng hưởng được với nhau, cùng với vùng Đông Nam Bộ, Tp. Hồ Chí Minh sẽ kéo được các nhà đầu tư lớn, thu hút được các tập đoàn lớn./.Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Tp. Hồ Chí Minh: Không có chuyện ngân hàng hết hạn mức tín dụng
18:18' - 16/05/2023
Room tín dụng tại các ngân hàng thương mại vẫn rất dồi dào, đủ đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng và phục hồi của nền kinh tế.
-
Kinh tế & Xã hội
TP Hồ Chí Minh hết vaccine, nguy cơ gián đoạn tiêm chủng cho trẻ em
13:49' - 16/05/2023
Hiện có một số loại vaccine phục vụ trong Chương trình tiêm chủng mở rộng tại TP.HCM như vaccine 5 trong 1, vaccine phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván đã hết.
-
Kinh tế & Xã hội
TP Hồ Chí Minh tiếp nhận, điều trị 3 trẻ ngộ độc Botulinum
13:07' - 16/05/2023
Sáng 16/5, thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh, đơn vị này vừa cùng với Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh chẩn đoán và xác định có 3 trẻ em trên địa bàn ngộ độc Botulinum.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42'
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41'
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46'
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40'
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18'
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41'
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24'
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.