Lâm Đồng: Khởi sắc ở những buôn làng nhờ điện về
Những ngày đầu năm học 2020 - 2021, cô trò tại điểm Trường Phúc Thọ II cũng đón nhận niềm vui mới khi có điện. Điện về đã tạo thuận lợi hơn cho người dân vươn tới cuộc sống ấm no, ổn định hơn.
Tháng 10, Tây Nguyên bước vào mùa mưa dầm dề, chúng tôi trở lại các bản làng vùng sâu bên dòng sông Đồng Nai. Bản làng nơi đây giáp ranh giữa tỉnh Lâm Đồng với Vườn Quốc gia Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông. Đó là thôn Phúc Cát và thôn R’Hang Trụ thuộc xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà - những thôn cuối cùng của tỉnh Lâm Đồng được kéo điện lưới quốc gia.
Từ khi biết tin điện lưới quốc gia về với thôn Phúc Cát (xã Phúc Thọ), gia đình ông Hoàng Văn Dương ở thôn Phúc Cát đã chủ động mua sắm nhiều thiết bị sử dụng điện có giá trị về phục vụ sinh hoạt và sản xuất của gia đình.
Ông Dương vui mừng cho biết: Sau hơn 30 năm vào vùng đất này lập nghiệp, gia đình ông phải sống trong cảnh thiếu thốn khó khăn do không có điện. Không có điện thì không thể đưa nước lên tưới cà phê ở những đồi cao, con cháu phải học trong đèn dầu. Nhờ sự quan tâm của Nhà nước mà giờ đây gia đình đã mua máy bơm nước về tưới cây ở rẫy cao, máy xay gạo, mua tivi về xem tin tức thời sự. Dù đi nương, đi rẫy về muộn, gia đình ông không còn phải lo nhóm bếp củi nấu cơm, thắp đèn dầu chiếu sáng.
Điểm Trường Tiểu học Phúc Thọ II, thôn Phúc Cát, đi vào hoạt động được nhiều năm và hiện có khoảng 19 học sinh lớp 1 và lớp 2 theo học. Đây là số học sinh từ hai thôn Phúc Cát và R’Hang Trụ của xã Phúc Thọ. Mấy năm nay, việc dạy và học của thầy, trò tại điểm trường gặp nhiều khó khăn, thiếu thiết bị phục vụ dạy và học do không có điện. Những ngày trời nóng, oi bức mà không có quạt điện. Đặc biệt là cả cô và trò không có nước phục vụ cho vệ sinh.
Từ trên cao nhìn xuống bản làng, nổi bật lên giữa màu xanh ngút ngàn các rẫy cà phê, nương dâu tằm là những ngôi nhà ngói mới của điểm Trường Phúc Thọ II, nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Cô giáo Nguyễn Thị Sởi, dạy ở điểm Trường Phúc Thọ II, cho biết: Học sinh của điểm trường này chủ yếu là học sinh người dân tộc thiểu số nên sau khi nối điện lưới quốc gia, cả cô và học sinh rất phấn khởi, các em học bài tốt hơn, quang cảnh của trường lớp cũng tươi sáng, sạch sẽ hơn. Nhờ có điện, nhà trường đã bố trí thêm bóng điện và quạt cho các phòng học, đảm bảo ánh sáng và không khí mát mẻ cho lớp học.
Toàn xã Phúc Thọ có 16 thôn, bản. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, xã được đầu tư nhiều công trình như trạm y tế, trường học, đường giao thông. Tuy nhiên, đến năm 2019, xã vẫn còn hai thôn là thôn R'Hang Trụ và thôn Phúc Cát với 90% đồng bào người K’Ho, Tày sinh sống chưa được sử dụng điện lưới quốc gia. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội cũng như trình độ dân trí của người dân nơi đây.
Ông Hoàng Văn Dương, Trưởng thôn Phúc Cát chia sẻ: So với 10 năm về trước, buôn làng đã thay đổi, khởi sắc rất nhiều. Ngoài sự quan tâm đầu tư của nhà nước về hệ thống điện, đường, giáo dục, hỗ trợ vốn vay, sự chăm chỉ, siêng năng của người dân cũng góp phần giúp nhiều gia đình thoát cảnh đói ăn, nghèo khổ. Giờ đây, người dân đã biết áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng như trồng dâu nuôi tằm, trồng xen cây mắc ca vào vườn cà phê… Thu nhập bình quân đầu người của thôn khoảng 35 triệu đồng/năm.
Ông Phan Tiến Dũng, Chủ tịch UBND xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà cho biết: Từ khi có điện, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên, đáp ứng được yêu cầu sản xuất, đặc biệt là phục vụ tưới nước cho cho sản xuất nông nghiệp. Cùng với sự đầu tư về điện, Nhà nước cũng quan tâm đầu tư về đường giao thông. Đến hết năm 2019, xã Phúc Thọ là một trong 14 xã của huyện được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Theo Điện lực tỉnh Lâm Đồng, Dự án “Cấp điện cho các thôn chưa có điện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” từ năm 2017 đến nay đã cấp cho 7 thôn cuối cùng (thôn được Nhà nước công nhận) gồm: Thôn 3, thôn 4, thôn Vĩnh Ninh (xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên), tổng mức đầu tư trên 6,9 tỷ đồng; thôn Nao Quang (xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm) với tổng mức đầu tư trên 10 tỷ đồng; thôn R'Hang Trụ, thôn Phúc Cát (xã Phúc Thọ), thôn Phúc Thạch (xã Liên Hà), cùng huyện Lâm Hà, tổng mức đầu tư trên 11 tỷ đồng.
Những con đường vào thôn Phúc Cát (xã Phúc Thọ) giờ đây được đang được bê tông hóa đẹp hơn trước nhờ những trụ điện vững chãi, đưa ánh sáng về buôn làng. Trên con đường dẫn vào các thôn khó khăn cũng dần xuất hiện những ngôi nhà mới xây bên rẫy cà phê xanh mướt như bừng lên sức sống mới. Điện về các buôn làng đã góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội ở địa phương khởi sắc, giúp trẻ em có điều kiện học tập tốt hơn và cải thiện đời sống của người dân./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành dự án đưa điện lưới quốc gia ra xã đảo Nhơn Châu
15:11' - 10/10/2020
Ngày 10/10, tại Tp. Quy Nhơn (Bình Định), Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức khánh thành dự án đưa điện lưới quốc gia ra xã đảo Nhơn Châu (Cù Lao Xanh).
-
Kinh tế & Xã hội
Thái Nguyên: Xóm vùng sâu cuối có điện lưới quốc gia
20:01' - 11/09/2020
Chiều 11/9, Ban quản lý Dự án năng lượng nông thôn II (REII) và Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên đã chính thức đóng điện công trình điện xóm Cao Biền, xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai.
-
Kinh tế & Xã hội
Đảo Trần đã có điện lưới quốc gia
13:12' - 02/09/2020
Quy mô dự án bao gồm: xây dựng mới gần 20 km đường dây trung áp 22 kV; trong đó, có trên 13,5 km cáp ngầm dưới biển và gần 7 km đường dây trên không
-
DN cần biết
Bình Định: 600 hộ dân xã đảo Nhơn Châu được sử dụng điện lưới quốc gia
11:20' - 24/08/2020
Ngày 23/8, toàn bộ 520 nhà (khoảng 600 hộ dân) trên xã đảo Nhơn Châu (đảo Cù Lao Xanh), TP Quy Nhơn (Bình Định) đã được lắp đặt hoàn thành 520 công tơ điện và điện lưới được đấu nối tới từng hộ dân.
-
Doanh nghiệp
Thêm hơn 51.000 hộ dân ở địa bàn khó khăn có điện lưới quốc gia
07:43' - 17/07/2020
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong giai đoạn 2016-2020, Tập đoàn đã đầu tư cấp điện cho hơn 51.000 hộ dân chưa có điện tại địa bàn khó khăn, vùng biên giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cảnh cáo Đảng ủy Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025
16:53'
Tại kỳ họp thứ 15, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định cảnh cáo Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Nga thúc đẩy hợp tác du lịch
14:39'
Ủy ban Đối ngoại thành phố Saint Petersburg phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga tổ chức Diễn đàn Du lịch Việt Nam – Saint Petersburg lần thứ 3.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất gia hạn thêm 12 tháng dự án nối kênh Đáy-Ninh Cơ
14:12'
Ban Quản lý các dự án Đường thủy đã tính toán đề xuất điều chỉnh tiến độ tổng thể của công trình và đề nghị kéo dài thời gian thực hiện và Hiệp định vay vốn đến 30/6/2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou
13:51'
Sáng 18/5, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou.
-
Kinh tế Việt Nam
Hậu Giang ưu tiên thu hút đầu tư 4 lĩnh vực trụ cột
13:21'
Sáng 18/5 tại Tp. Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Họp báo công bố thông tin Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
WB công bố báo cáo cập nhật đánh giá quốc gia năm 2021
12:43'
Sáng 18/5 tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố Báo cáo cập nhật đánh giá quốc gia năm 2021 với chủ đề "Để Việt Nam tươi sắc đào xuân: Cải cách thể chế hướng tới thực thi hiệu quả".
-
Kinh tế Việt Nam
Thách thức nào cho sản xuất điện?
12:07'
Cả giai đoạn vừa qua, năng lượng truyền thống đóng vai trò chủ chốt và quyết định đảm bảo cung ứng điện cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công vùng Đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn bình quân cả nước
11:26'
8 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã giải ngân được 5.768 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương, đạt 14,2%, tuy cao hơn cùng kỳ năm trước nhưng thấp hơn bình quân chung của cả nước (15,08%).
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển hợp tác xã kiểu mới trong hội nhập kinh tế
10:29'
Luật Hợp tác xã kiểu mới ra đời, các hợp tác xã bước đầu thể hiện chuyển biến về chất lượng, hiệu quả, chứng tỏ vai trò quan trọng và có ý nghĩa toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội.