Làm gì để doanh nghiệp và người dân nói không với túi ni lông?
Khi Hà Nội phát động "Chung tay hành động chống rác thải nhựa trong sản xuất công nghiệp và phân phối tiêu dùng" đến nay đã được cộng đồng doanh nghiệp sản xuất và phân phối tích cực tham gia hưởng ứng. Bằng nhiều động thái tích cực các doanh nghiệp đã giảm thiểu việc sử dụng túi ni lông, sản phẩm nhựa dùng một lần, nhưng thực tế, các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa lại rất tiện lợi, giá thành rẻ nên vẫn được sử dụng một cách phổ biến.
Để có thể thực sự cải thiện được tình trạng này, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt từ các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Theo thống kê chung, mỗi ngày trên địa bàn thành phố Hà Nội phát sinh khối lượng rác thải lớn, lên tới 6.000 tấn; trong đó, rác thải nhựa chiếm từ 8 đến 10%, phát sinh chủ yếu trong hoạt động sản xuất công nghiệp và phân phối tiêu dùng như rác thải bao bì ni lông, sản phẩm nhựa sử dụng một lần... Hiện nay, trên địa bàn thành phố có khoảng 100 doanh nghiệp sản xuất nhựa, các sản phẩm từ nhựa, trong ba lĩnh vực chính là nhựa kỹ thuật (linh kiện, phụ tùng máy móc), nhựa gia dụng và nhựa bao bì.Riêng một doanh nghiệp như Công ty TNHH Nhà nước MTV Bao bì 27-7 Hà Nội, mỗi tháng đã sử dụng đến 500 tấn nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm nhựa, trong đó 60% thành phẩm phục vụ xuất khẩu, 40% tiêu thụ trong nước.
Ông Lê Hồng Quang, Chủ tịch Kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nhà nước MTV Bao bì 27-7 Hà Nội cho biết, chỉ riêng công ty đã sản xuất ra một lượng lớn bao bì, sản phẩm từ nhựa, chưa kể đến hàng trăm doanh nghiệp khác. Mà ngành nhựa không chỉ có túi ni lông mà còn những sản phẩm dạng khác, như chai nhựa, cốc nhựa, các mảnh ghép, bộ phận nhỏ trong các sản phẩm, máy móc... Người dân khi dùng xong các sản phẩm này sẽ thải ra môi trường. Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khôi (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), nhà nước hiện chưa có cơ chế chính sách cụ thể để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ, các ưu đãi về thuế, vốn vay... để doanh nghiệp chuyển đổi từ sản xuất các sản phẩm nhựa sang các sản phẩm thân thiện môi trường. Hiện, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, tốn kém nhiều chi phí trong việc xin cấp giấy chứng nhận sản phẩm thân thiện với môi trường do việc kiểm nghiệm phải được thực hiện, cấp phép tại các phòng thí nghiệm của Ấn Độ, Thụy Điển, chưa thực hiện được trong nước. Giá thành của các sản phẩm thân thiện với môi trường hiện vẫn cao hơn nhiều lần so với sản phẩm từ nhựa khó phân hủy nên chưa thu hút được đông đảo người sản xuất, kinh doanh lựa chọn. Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khôi kiến nghị thành phố có cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi, đồng thời, đầu tư, đặt hàng các công nghệ, dây chuyền sản xuất ứng dụng vật liệu mới để có thể triển khai đại trà. Phó Giám đốc Co.op Food miền Bắc, Phạm Thị Ngọc Lan chia sẻ, khi chuyển đổi từ túi ni lông và các sản phẩm nhựa truyền thống sang sản phẩm tự hủy, thân thiện với môi trường, doanh nghiệp phải chịu thêm nhiều chi phí và công sức. Tuy nhiên, việc giảm thiểu rác thải nhựa không phải là phong trào nhất thời mà đang là xu hướng phát triển tất yếu, được cộng đồng ngày càng ủng hộ. Cùng với các giải pháp thay thế, doanh nghiệp cũng tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền đến khách hàng nhằm thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa, khuyến khích khách hàng bằng cách tặng quà, chiết khấu khi khách hàng đến mua sắm mà mang theo túi sử dụng nhiều lần. Theo Sở Công Thương Hà Nội, để thực hiện lộ trình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thân thiện với môi trường theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội đặt mục tiêu giảm dần phần trăm tỷ lệ nguyên liệu nhựa trong sản xuất. 100% rác thải phát sinh từ nhà máy được thu gom, phân loại từ nguồn, phấn đấu đến năm 2025 không sản xuất các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy. Đến ngày 31/12/2020, các trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn phấn đấu 100% không sử dụng túi ni lông khó phân hủy; tại các chợ dân sinh giảm 50% tỷ lệ sử dụng bao bì khó phân hủy... Sau năm 2020, các đơn vị phân phối tiêu dùng chỉ nhập và bán các sản phẩm có bao gói thân thiện với môi trường. Cộng đồng doanh nghiệp có ý thức trong sản xuất sản phẩm nhựa và có nghĩa vụ trong việc thu hồi, tái chế, xử lý rác thải nhựa mà họ sản xuất ra. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Doãn Toản nhấn mạnh, để giải quyết ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra hiện là nhiệm vụ cấp bách, đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên, có sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành và toàn xã hội. Thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa đối với môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách hỗ trợ giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm thân thiện với môi trường, nghiên cứu cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ.Đồng thời, thành phố đẩy mạnh phát triển hạ tầng, dịch vụ thu gom, tái chế chất thải nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần để góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe của người dân, vì sự phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước./.
>>> Biện pháp giảm sử dụng túi ni lông khó phân hủyTin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Campuchia gửi trả 83 container rác thải nhựa về Mỹ và Canada
10:22' - 18/07/2019
Ngày 17/7, Campuchia thông báo sẽ gửi trả 1.600 tấn rác thải nhựa nhập khẩu bất hợp pháp, được chứa trong 83 container tại cảng biển phía Tây Nam nước này, về điểm xuất phát là Mỹ và Canada.
-
Kinh tế & Xã hội
Campuchia phát hiện 83 container rác thải nhựa nhập khẩu bất hợp pháp
18:18' - 17/07/2019
Campuchia ngày 16/7 đã phát hiện 83 container rác thải nhựa bất hợp pháp tại cảng biển phía Đông Nam nước này.
-
Kinh tế & Xã hội
Côn Đảo: Cứu sống rùa biển quý hiếm bị mắc kẹt vào rác thải nhựa
21:48' - 04/07/2019
Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Côn Đảo vừa giải cứu thành công một cá thể rùa biển quý hiếm nặng 5 - 6kg bị mắc kẹt trong rác thải nhựa trên biển tại khu vực Bãi Dương - Hòn Bảy Cạnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Xe & Công nghệ
Nhu cầu xe điện cũ tăng mạnh tại Hàn Quốc
11:23' - 18/11/2024
Trong khi nhu cầu về xe điện đang giảm trên thị trường ô tô mới, doanh số bán ô tô điện đã qua sử dụng lại ngày càng tăng.