Biện pháp giảm sử dụng túi ni lông khó phân hủy
Việt Nam thuộc Top các quốc gia dẫn đầu gây rác thải nhựa ra đại dương, với khoảng 1,83 triệu tấn/năm. Ngoài ra, túi ni lông chiếm khối lượng khá lớn trong thành phần nhựa thải và hiện diện ở khắp nơi trong đời sống xã hội, từ đô thị đến nông thôn.
Đây là thông tin cho biết tại hội thảo "Đầu tư xử lý chất thải nhựa ở Việt Nam, cơ hội và thách thức" do Hiệp hội Nhựa Việt Nam và Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam tổ chức ở Tp. Hồ Chí Minh, ngày 5/10.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ Theo PGS. TS Nguyễn Thế Chính, Viện trưởng Viện chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, những nước phát triển không cấm sử dụng túi ni lông mà sử dụng giải pháp kinh tế, công nghệ cao và tiêu chuẩn sản phẩm thân thiện với môi trường... Còn các nước đang phát triển mới sử dụng biện pháp hành chính mạnh mẽ.Mặc dù vậy, việc áp thuế đối với sản phẩm túi nhựa cũng cần có sự điều chỉnh mức thuế và kết hợp với nhiều công cụ, biện pháp khác bởi nếu áp mức thuế quá thấp thì không có tác dụng hoặc người dùng sẽ dần thích nghi với các loại thuế và mất dần tính hiệu quả.
Về công cụ thị trường, PGS. TS Nguyễn Thế Chính cho rằng, đây là quan hệ cung cầu và giá cả, nên tăng cường cung cấp cho thị trường loại túi ni lông thân thiện môi trường. Đồng thời, hạn chế sản xuất và cung ứng túi ni lông khó phân hủy.Bên cạnh đó, năng lực sản xuất loại túi ni lông thân thiện môi trường ở Việt Nam được đánh giá là có khả năng với công nghệ trong nước, nhưng đưa ra thị trường chưa cạnh tranh. Do đó, cần có chính sách hỗ trợ kinh tế của Nhà nước để mang tính chất tạo đà trong một thời gian nhất định.
Ông Le An Dun, Tổng giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Huayan (Việt Nam) cho biết, năm 2018 là năm doanh nghiệp này tập trung nâng cao hiệu quả toàn diện; trong đó, có chiến lược chuyển hướng thiết kế sản phẩm có hiệu quả kinh tế sang chất lượng cao.Ngoài ra, chú trọng phát triển thị trường Việt Nam với giải pháp thiết kế sản phẩm mới "kỹ thuật đúng nhu cầu", mang lại những giải pháp công nghệ linh hoạt trong ngành công nghiệp Nhựa và Cao su.
Tại Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp Nhựa và Cao su tại Việt Nam - VietnamPlas 2018, Công ty Huayan (Việt Nam) giới thiệu những công nghệ máy móc sản xuất sản phẩm nhựa, tập trung vào việc phát triển sản xuất và tích hợp hệ thống máy ép phun toàn diện có độ chính xác cao, cũng như chất lượng cao. Hiện tại, các đối tác của công ty tại thị trường Việt Nam có thể kể đến là Công ty Nhựa Nhị Bình, Công ty cổ phần Đại Đồng Tiến... Tương tự, ông Harrison Chen, Công ty Jon Wai Macchinery Works Co., Ltd. cho hay, thông qua VietnamPlas 2018, doanh nghiệp này mang đến thị trường Việt Nam rất nhiều sản phẩm nhựa đóng gói, ly nhựa, linh kiện điện tử; công nghệ dán nhãn trong khuôn, hộp nhựa cho ngành chế biến thực phẩm. Hiện nay, thị trường Việt Nam có ngành chế biến thực phẩm phát triển rất mạnh, cùng với đó là nhu cầu về máy móc, thiết bị, linh kiện ngành công nghiệp nhựa và cao su. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều nhận định rằng, đối với ngành công nghiệp nhựa và cao su thì giá cả sản phẩm, thiết bị, máy móc tại thị trường Việt Nam phải rất cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng như công nghệ cao, thân thiện với môi trường... Đồng hành cùng các doanh nghiệp, Bộ Tài Nguyên Môi trường đã và đang tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ ứng dụng công nghệ sản xuất, kinh doanh mới, nhất là những mô hình sản xuất vật dụng thân thiện với môi trường, từ sản phẩm tái chế tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, an toàn, với những chính sách ưu tiên, ưu đãi về thuế đất đai, đầu tư công nghệ tái chế, sử dụng nguyên liệu nội địa… Giảm sử dụng túi ni lông khó phân hủy Hiện tại các siêu thị lớn, trung tâm thương mại, chợ truyền thống…, túi ni lông vẫn được ưu tiên hàng đầu trong việc chứa đựng hàng hóa. Cụ thể, ước tính mỗi năm Việt Nam sử dụng và thải bỏ khoảng hơn 30 tỷ túi ni lông/năm.Riêng tại đô thị, nhựa là túi ni lông khoảng 10,48 – 52,4 tấn/ngày. Trong số này, chỉ khoảng 17% số túi ni lông được thường xuyên tái sử dụng, số còn lại đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần.
Ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường cho biết, hiện nay đồ dùng và sản phẩm nhựa đã trở thành vật dụng phổ biến trong gia đình người Việt. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế thì số lượng chất thải nhựa cũng tăng lên đáng kể.
Nhiều báo cáo cho thấy Việt Nam đứng trong top các nước dẫn đầu về chất thải nhựa. Trong đó, chất thải nhựa phổ biến thải ra sông, ao, hồ… gây ô nhiễm môi trường do đặc tính bền vững, hàng trăm năm mới bị phân hủy. Còn nếu đốt cũng gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ con người, cũng như ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
Theo Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030, Việt Nam sẽ tập trung các biện pháp hướng tới mục tiêu nâng tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, tái chế, tái sử dụng để giảm dần sản xuất và sử dụng túi, bao gói khó phân hủy (trong đó có nhựa và túi ni lông). Đồng thời, nghiên cứu sản xuất các loại túi, bao gói dễ phân hủy trong tự nhiên thay thế túi, bao gói khó phân hủy. Cụ thể, đến năm 2020, tại Việt Nam sẽ giảm 65% khối lượng túi ni lông khó phân hủy sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại; giảm 50% khối lượng túi ni lông khó phân hủy sử dụng tại các chợ dân sinh; thu gom và tái sử dụng 50% tổng số lượng chất thải túi ni lông khó phân hủy phát sinh trong sinh hoạt so với năm 2010. Trên thực tế, tại Việt Nam đã xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm nhựa thân thiện môi trường nhưng độ phủ trên thị trường chưa phổ biến. Tính đến tháng 5/2018, có 43 sản phẩm của 38 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường.Nhìn chung đã có những cơ sở pháp lý mang tính chất định hướng cho việc quản lý chất thải túi ni lông từ khâu phát sinh (phát thải), giảm phát thải cho đến xử lý chất thải thân thiện môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy. Tuy nhiên, chính sách kiểm soát ô nhiễm môi trường do túi ni lông khó phân hủy ở Việt Nam chưa hoàn chỉnh và tổ chức thực hiện còn vấn đề.
Ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho hay, không quốc gia nào từ bỏ ngành nhựa và cũng không quốc gia nào không quan tâm đến tái chế nhựa, nhưng vấn đề là tìm ra hướng đi vừa đảm bảo quyền lợi doanh nghiệp vừa bảo vệ môi trường, an toàn cho người sử dụng. Dư địa trong ngành nhựa tại Việt Nam rất lớn, nhưng 80% nguyên liệu nhựa nhập khẩu nên làm sao để có giải pháp điều tiết ngoài những giải pháp xây dựng chiến lược phát triển cho ngành nhựa. Trong đó, cần chú trọng kêu gọi các nhà đầu tư và doanh nghiệp nội địa đẩy mạnh sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu trong nước. Hiện tại, các đơn vị sản xuất tại Việt Nam chỉ làm nguyên liệu đầu cuối nên dẫn đến phụ thuộc nước ngoài. Vấn đề thứ hai cần quan tâm là thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm tái chế bằng cách tạo ra thói quen sử dụng và phân loại đầu nguồn, để tận dụng hiệu quả nguồn phế liệu trong nước./.Tin liên quan
-
Đời sống
New Zealand cấm sử dụng túi nilon dùng một lần để giảm ô nhiễm môi trường
13:07' - 10/08/2018
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern ngày 10/8 tuyên bố từ năm tới nước này sẽ cấm sử dụng túi nilon dùng một lần để giảm ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế & Xã hội
Tăng thuế bảo vệ môi trường: Cần minh bạch vấn đề thu - chi
14:16' - 25/05/2018
Nếu buộc phải thu thì cũng phải làm rõ và khi tăng các khoản thu cũng phải giải trình rõ. Nếu minh bạch và có trách nhiệm giải trình thì người dân sẽ ủng hộ
-
Kinh tế & Xã hội
Địa điểm đầu tiên ở Italy cấm các vật dụng nhựa sử dụng một lần
16:54' - 06/05/2018
Theo thống kê của tổ chức môi trường trên, thế giới sản xuất ra gần 300 triệu tấn nhựa mỗi năm và một nửa trong số này là vật liệu nhựa sử dụng một lần.
-
Hàng hoá
Vệ sinh an toàn thực phẩm: Nỗi lo thường trực của mỗi gia đình
12:03' - 27/04/2018
Lâu nay, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn nạn thường trực trong mỗi gia đình.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08'
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46'
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08'
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07'
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.