Làm gì để nông sản thoát ế?
Nhiều năm gần đây, liên tục các mặt hàng "đua nhau" ế, từ dưa hấu, thanh long, hành tím..., và giờ đến chuối và lợn.
Mặc dù đã có nhiều chương trình từ Chính phủ, các doanh nghiệp và cộng đồng cả nước chung tay hỗ trợ tiêu thụ, song kết quả mang lại vẫn không mấy khả quan. Người ta tự hỏi, vì sao nhiều loại nông sản rơi vào tình trạng "bỏ thì thương mà vương thì tội" như vậy và làm thế nào để giải quyết tận gốc vấn đề đầu ra cho nông sản Việt.
Chưa có năm nào người trồng dưa hấu tỉnh Quảng Ngãi lại khó khăn như năm nay, bởi thời tiết bất lợi, phải gieo trồng dưa lại nhiều lần, đến khi thu hoạch lại không có người mua.
Tại xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh, là một trong những địa phương có diện tích trồng dưa nhiều nhất tỉnh, nông dân đang vô cùng lo lắng khi dưa chín đã nhiều ngày nhưng không có người thu mua.
Gia đình ông Bùi Tấn Binh trồng hơn 5 sào (500m2) dưa, trong đó có 3 sào đã đến thời điểm thu hoạch nhưng thương lái không mặn mà, chỉ mua với giá từ 700-900 đồng/kg với những quả trên 5 kg.
Không chỉ vậy, do thời tiết năm nay mưa nhiều nên làm cho số dưa của bà con ở đây bị nứt, thối rất nhiều, có những thửa ruộng dưa hư đến 1/2 diện tích.
Vì vậy, người dân đã không còn mặn mà với việc thu hoạch dưa. “Trời mưa liên tục nên dưa nứt, thối hết. Với những diện tích dưa đã chín nếu trong vòng 5 ngày nữa mà không có người thu mua, nó sẽ hư hoàn toàn, người nông dân sẽ mất trắng", ông Binh nói.
Không chỉ với dưa hấu, thời gian qua, ngành chăn nuôi lợn cũng đang "lao dốc không phanh", giá rớt xuống chỉ còn 15.000 đồng/kg. Điều này được ví như một "thảm họa" chưa từng xảy ra với ngành chăn nuôi lợn trong hàng chục năm qua.
Với giá thấp như vậy sẽ kéo theo một loạt các hệ lụy đến với người chăn nuôi như thua lỗ, càng nuôi càng lỗ nặng vì giá đầu vào để hòa vốn và có lãi phải đảm bảo giá khoảng 35.000 – 38.000 đồng/kg. Với giá tại thời điểm hiện tại người chăn nuôi có thể bị lỗ từ 1,5 đến 2 triệu đồng/con.
Thông tin về các giải pháp hỗ trợ "giải cứu thịt lợn" từ phía Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng các doanh nghiệp đã tràn ngập các mặt báo và truyền hình.
Đây chỉ là 2 trong số nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam rơi vào tình trạng ế ẩm.
Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ế các mặt hàng nông sản, một là do người sản xuất chạy đua theo phong trào, thấy mình có năng lực sản xuất thì đua nhau làm mà không quan tâm đến việc tới lúc thu hoạch sẽ bán cho ai.
Đặc biệt, đa phần người dân sản xuất được sản phẩm nhưng khi bán đều không có hợp đồng rõ ràng với người mua, dẫn đến đầu ra bấp bênh, không ổn định, lúc lượng cung tăng cao thì bị ép giá là đương nhiên.
Thứ hai là việc sản xuất không có sự liên kết giữa người làm ra sản phẩm và phía tiêu thụ. Đặc biệt là nông dân sản xuất, tiêu thụ hầu hết không có hợp đồng rõ ràng với người mua, đơn vị phân phối nên khi người dân làm ra sản phẩm hay bị tư thương ép giá, lũng đoạn.
Ví dụ như quả thanh long, có thời điểm buổi sáng đang bán giá 15.000 đồng/kg, nhưng đến chiều giảm còn 10.000 đồng/kg, thậm chí còn bị ép phải bán với giá 5.000 đồng/kg.
Thứ ba là vấn đề quy hoạch. Hiện, quy hoạch của nhiều loại nông sản đang bị phá vỡ, không điều chỉnh được. Mặc dù nhà nước có đưa ra quy hoạch nhưng nông dân không thực hiện theo quy hoạch, các vùng sản xuất, các địa phương mỗi nơi làm một kiểu, không hề có sự liên kết với nhau.
Cùng quan điểm trên, theo ông Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường ĐH Nam Cần Thơ, trong thời buổi cạnh tranh ngày càng gay gắt, người ta càng thấy vai trò của việc phát triển thị trường càng trở nên bức thiết.
Nông dân có thể trồng hầu hết mọi nông sản nhưng không thể tiêu thụ hết các sản phẩm vì không có thị trường. Một nông dân cá thể chỉ có thể sản xuất theo kiểu tự cấp thì được, nhưng muốn sản xuất hàng hoá thì phải kết hợp nhau lại để có thể sản xuất khối lượng lớn, chất lượng cao, cung cấp đúng thời điểm và giá phải cạnh tranh.
Nông dân và các nhà sản xuất thường không nắm đủ các thông tin thị trường, vì nhiều lý do khách quan và một lý do chủ quan dễ nhận ra nhất: ít chịu bỏ công và bỏ của để điều nghiên thị trường, mà chỉ bắt chước láng giềng là chính (trồng dừa, cà phê, tiêu, điều, bạch đàn, cây ăn trái, nấm rơm...; nuôi tôm, cua...).Và trồng một thời gian rồi chặt. Những nhà sản xuất thành công thường để nhiều công sức để nghiên cứu thị hiếu của khách hàng (để biết chất lượng cỡ nào, bao bì đóng gói thế nào...) để tổ chức sản xuất theo thị trường đó.
Các nhà sản xuất cần có "tai mắt" tại các vùng trọng điểm tiêu thụ hàng và vùng sản xuất hàng để nắm càng chính xác càng tốt khối lượng mặt hàng đang và sắp sản xuất, thời điểm thu hoạch, chiều hướng giá cả lên xuống... để liệu định sản xuất của mình. Về lâu dài, Nhà nước cần có dự báo chiến lược sản xuất các sản phẩm nào để có biện pháp đồng bộ từ tổ chức nông dân sản xuất đến việc tạo thị trường.
Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, việc đầu tiên cần làm là nông dân phải tuân thủ sản xuất theo đúng quy hoạch; phải có hợp đồng tiêu thụ chắc chắn. Giải pháp cụ thể là cố gắng phát triển mối liên kết giữa các doanh nghiệp với nông dân theo chuỗi và liên kết sản xuất bền vững.
Đặc biệt, nhà nước cần quy định đối với các đơn vị xuất khẩu nông sản phải có vùng nguyên liệu, qua đó họ ký hợp đồng sản xuất và bao tiêu với nông dân, từ đó việc đầu tư nguyên liệu đầu vào cũng như xử lý đầu ra sẽ ổn định và vững chắc.
>>>Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm thịt lợn
- Từ khóa :
- nông dân
- nông sản việt
- nông sản ế
- giải cứu nông sản
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Khai mạc Hội chợ hàng nông sản, tiểu thủ công nghiệp của các hợp tác xã lần thứ nhất
21:09' - 18/04/2017
Hội chợ hàng nông sản, tiểu thủ công nghiệp của các hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã và doanh nghiệp lần thứ nhất đã khai mạc tối 18/4 tại công viên Thống Nhất –Hà Nội.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Giá ngô tăng, giá lúa mỳ giảm tuần qua
08:25' - 17/04/2017
Giá ngô giao tháng 5/2017 tăng 2 xu Mỹ (0,54%) lên 3,71 USD/bushel, còn giá đậu tương giao tháng 5/2017 tăng 7,75 xu (0,82%) lên 9,555 USD/bushel.
-
Hàng hoá
Điểm lại thị trường nông sản tuần qua
08:11' - 10/04/2017
Các loại ngũ cốc giao dịch trái chiều trong đó, giá đậu tương ít biến động song ghi nhận tuần giảm thứ năm.
-
Hàng hoá
Khai thông thị trường cho mặt hàng nông sản
18:34' - 04/04/2017
Hiện nay, ngành nông nghiệp đã cố gắng khai thông thị trường phía Trung Quốc và để giữ được thị trường này phải có giải pháp lâu dài.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm tại Quảng Trị
19:45'
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm tại tỉnh Quảng Trị gồm: Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy và dự án Cảng hàng không Quảng Trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng rà soát, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
18:48'
Bộ Xây dựng đang tập trung rà soát, hoàn thiện để đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn (TCVN) và quy chuẩn quốc gia (QCVN) trong các lĩnh vực quản lý nhà nước; lập kế hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố 80 thủ tục hành chính trong trồng trọt và bảo vệ thực vật
17:54'
Có 80 thủ tục hành chính chuẩn hoá lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn đầu tư vào trí tuệ nhân tạo tăng 8 lần
16:50'
Việt Nam vẫn ghi nhận 2,3 tỷ USD vốn đầu tư được giải ngân qua 141 thương vụ trong năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết hàng giả: Không chỉ dừng ở khâu “đuổi bắt”
15:35'
Việc chống hàng giả không thể chỉ dừng ở “đuổi bắt” mà cần phòng ngừa tận gốc; trong đó, siết chặt quản lý chất lượng và cấp phép được ví như giải pháp nền tảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tấn xã Việt Nam - nơi chảy mãi dòng tin chiến thắng
15:33'
Trụ sở TTXVN - địa chỉ lịch sử 50 năm trước giờ khang trang, rực rỡ hơn để hòa cùng niềm vui, niềm tự hào và tinh thần độc lập của người Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh đèn tín hiệu, biển báo tại các nút giao phức tạp
15:18'
Dịp lễ 30/4 và 1/5 các địa phương và các cơ quan chức năng đang thực hiện điều chỉnh đèn tín hiệu, biển báo tại các nút giao phức tạp.
-
Kinh tế Việt Nam
Khúc ca khải hoàn trên tàu Thống Nhất
14:05'
Tháng 5, một chuyến tàu mang tên Thống Nhất chở theo người lính cụ Hồ sẽ đi từ thành phố mang tên Bác về quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại muôn vàn kính yêu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nam Định thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính
12:50'
Ngày 27/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Nam Định khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 27 để giải quyết các công việc phát sinh đột xuất.