Giải pháp cho doanh nghiệp dệt may Việt tận dụng tối đa ưu đãi từ FTA
Dệt may được xem là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất về thuế quan khi Việt Nam tham gia các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa tận dụng được các ưu đãi mà các FTA mang lại.
Đây là nhận định của các chuyên gia tại Hội thảo Tận dụng ưu đãi của các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam tham gia do Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh tổ chức, ngày 2/8.
Nhiều ưu đãi đang bị bỏ quên
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho biết, Việt Nam đã và đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới với tốc độ khá nhanh và hiện đang là một trong những nước tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do nhất trên thế giới. Tính đến nay Việt Nam đã tham gia vào 12 FTA song phương và đa phương, trong đó có 10 FTA đã chính thức có hiệu lực.
Hầu hết các FTA mà Việt Nam đang tham gia đều thực hiện cắt giảm thuế, trong đó nhiều FTA đưa thuế suất mặt hàng dệt may về 0% ngay từ khi có hiệu lực. Đây được xem là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao thị phần tại các thị trường chủ lực. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vẫn đang tập trung vào một vài thị trường quen thuộc như Mỹ, Hàn Quốc… mà chưa tận dụng được hết tiềm năng xuất khẩu vào các quốc gia, khu vực khác đã có FTA với Việt Nam. Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, việc tập trung vào một vài thị trường lớn mà bỏ qua các thị trường tiềm năng khác không chỉ khiến doanh nghiệp dệt may Việt Nam tự giới hạn khả năng xuất khẩu của mình mà còn tăng nguy cơ rủi ro khi các thị trường lớn thay đổi chính sách hoặc gặp sự cố bất ngờ. Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, tỷ lệ tận dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) của ngành dệt may trong năm 2016 chỉ chiếm hơn 57% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Đồng nghĩa với việc gần 43% hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vẫn bị áp thuế thông thường kể cả xuất khẩu đến các quốc gia mà Việt Nam đã có FTA. Xét về thị trường, Hàn Quốc là địa điểm mà doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được nhiều ưu đãi từ FTA nhất, khoảng 60 – 70% kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA hàng dệt may đối với các thị trường thuộc khu vực ASEAN chỉ đạt khoảng 30%. Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương cho biết, mặc dù tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA của hàng dệt may Việt Nam vào Hàn Quốc khá cao nhưng phần lớn là sản phẩm của các doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam, còn tỷ lệ tận dụng FTA của các doanh nghiệp thuần Việt là rất thấp. Theo bà Trịnh Thị Thu Hiền, nguyên nhân khiến doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam chưa tận dụng được hết ưu đãi từ các FTA mà Việt Nam tham gia là do chưa hiểu hết các lợi thế ưu đãi mà các FTA mang lại. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp chưa biết cách thực hiện thủ tục chứng nhận xuất xứ hàng hóa để được hưởng ưu đãi; trong đó, vấn đề thường gặp khi xin C/O hưởng ưu đãi của doanh nghiệp Việt Nam là không đảm bảo các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Điển hình là rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam chỉ gia công sản phẩm thì không thể đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ nội địa cao như quy tắc “từ sợi trở đi”, “từ vải trở đi” của các FTA. Ngoài ra, một số doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm trong việc xử lý các tình huống yêu cầu xác minh lại nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nên dễ dàng từ bỏ các ưu đãi thuế quan.Giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam
Muốn nâng cao thị phần hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới, đồng thời đem lại nhiều lợi nhuận hơn các doanh nghiệp Việt Nam cần biết cách để tận dụng hiệu quả ưu đãi thuế quan mà các FTA mang lại.
Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, mặc dù Việt Nam có lợi thế đã tham gia nhiều FTA nhưng mỗi FTA lại có quy định khác nhau về xác định nguồn gốc hàng hóa nên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng được yêu cầu đó của tất cả các FTA.Do đó, doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu mức ưu đãi của từng FTA mang lại, đồng thời đối chiếu với khả năng đáp ứng điều kiện về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa của doanh nghiệp mình để lựa chọn thị trường xuất khẩu phù hợp.
Thêm vào đó, doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải nhanh chóng nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và khả năng cung ứng nguyên vật liệu mới có thể đáp ứng được các yêu cầu mà thị trường thế giới đặt ra và có thể cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực.Ở góc độ doanh nghiệp, ông Lâm Văn Hà, đại diện Công ty May thêu Thuận Phương chia sẻ, việc tận dụng ưu đãi từ FTA mà Việt Nam tham gia phụ thuộc nhiều vào quá trình xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Do đó, để tận dụng được lợi thế và áp dụng hiệu quả các FTA vào việc xuất khẩu, các doanh nghiệp cần được tập huấn các kiến thức liên quan đến yêu cầu xuất xứ hàng hóa cũng như thủ tục xin giấy chứng nhận xuất xứ tránh trường hợp doanh nghiệp phải chịu thuế chỉ vi sai sót kỹ thuật không đáng có.
Bà Trịnh Thị Thu Hiền cho rằng, bên cạnh các FTA đa phương, Việt Nam đã có nhiều FTA song phương với các thị trường xuất khẩu dệt may lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản... sắp tới là EU với nhiều điều khoản ưu đãi cao hơn và yêu cầu xuất xứ hàng hóa cũng “dễ thở” hơn. Do đó, doanh nghiệp phải tích cực tìm hiểu thông tin, kịp thời cập nhật các ưu đãi mà sản phẩm dệt may Việt Nam được hưởng để áp dụng đạt hiệu quả nhất.Ví dụ việc xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Hàn Quốc có thể áp dụng Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) hoặc Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA). Vì vậy doanh nghiệp nên xem xét ưu đãi và yêu cầu đi kèm nào phù hợp và có lợi hơn cho doanh nghiệp để áp dụng.
Ngoài ra, theo bà Trịnh Thị Thu Hiền, quá trình toàn cầu hóa thương mại dẫn dến ngày càng có nhiều quốc gia tham gia các FTA và doanh nghiệp cần thay đổi chiến lược trong việc nhập khẩu nguyên phụ liệu để có thể tận dụng “quy tắc xuất xứ cộng gộp” khi hưởng ưu đãi.Đơn cử, doanh nghiệp Việt Nam có thể nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Hàn Quốc, gia công tại Việt Nam để xuất khẩu sang thị trường EU mà vẫn đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ hàng hóa vì cả Việt Nam và Hàn Quốc đều có FTA với EU.
Có thể nói, các FTA mà Việt Nam tham gia đã mở ra “con đường lớn” giúp dệt may có nhiều cơ hội xuất khẩu hơn. Nhưng để biến những lợi thế đó thành cơ hội giảm giá thành sản phẩm và nâng cao lợi nhuận, các doanh nghiệp Việt Nam phải thật sự chủ động tìm hiểu thông tin mới có thể áp dụng đúng và đạt hiệu quả nhất./.>>> Doanh nghiệp dệt may "đau đầu" với áp lực chi phí nhân công
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Xuất khẩu dệt may 6 tháng đầu năm 2017: Tăng mạnh nhưng chưa bền vững
11:17' - 04/07/2017
Tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may 6 tháng đầu năm nay đạt 14,58 tỷ USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2016, cao hơn nhiều so với mức tăng 6,1% của cùng kỳ năm 2016.
-
Chuyển động DN
Dệt may Việt Nam “thắt lưng buộc bụng” đầu tư vào công nghệ
18:24' - 29/06/2017
Đầu tư công nghệ sẽ giúp ngành dệt may Việt Nam tăng năng suất, giảm chi phí, nâng cao sức cạnh với các cường quốc xuất khẩu dệt may lớn của thế giới.
-
Doanh nghiệp
May 10 sẽ đưa hàng dệt may sang Nhật Bản qua Uniqlo
14:55' - 26/06/2017
Tổng công ty May 10 sẽ khởi động cùng với các đối tác, hãng thời trang, nhà bán lẻ hàng đầu tại Nhật Bản để ký hợp động gia công may mặc xuất khẩu cho Công ty Uniqlo Nhật Bản
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
VCCI và AmCham cùng lên tiếng đề nghị phía Mỹ hoãn chính sách thuế đối ứng
21:38' - 06/04/2025
Theo tin từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cơ quan này và Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham) vừa gửi thư kêu gọi Tổng thống Trump tạm hoãn áp thuế đối ứng.
-
DN cần biết
Hiệp định RCEP kết nối và thúc đẩy hợp tác thương mại
16:39' - 04/04/2025
RCEP là FTA lớn nhất thế giới xét về quy mô dân số với khoảng 2,3 tỷ người tiêu dùng (tương đương khoảng 30% dân số thế giới) quy mô tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu.
-
DN cần biết
Ngành công thương thực hiện loạt giải pháp thích ứng với biến động thị trường
16:29' - 04/04/2025
Nhằm hoàn thành nhiệm vụ do Chính phủ giao, ngành công thương chú trọng thị trường trong nước, đẩy nhanh tiến độ đàm phán các FTA mới và nâng cấp FTA đã có; lấy sản xuất công nghiệp làm trọng tâm.
-
DN cần biết
Chiến lược dài hạn và điều chỉnh sản phẩm để tiến sâu vào thị trường Halal
12:12' - 04/04/2025
Việt Nam có cơ hội lớn để tham gia vào thị trường thực phẩm Halal toàn cầu, trị giá 3 nghìn tỷ USD nhưng vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ, với chưa đến 10% nhu cầu được thỏa mãn.
-
DN cần biết
5 nhóm hàng tạm "thoát" thuế quan của Mỹ
09:58' - 04/04/2025
Theo báo La Tribune của Pháp, một số sản phẩm chủ chốt không bị áp thuế vì được coi là thiết yếu đối với nền kinh tế Mỹ.
-
DN cần biết
Hà Nội thành lập Trung tâm Dịch vụ và Hỗ trợ doanh nghiệp
20:53' - 03/04/2025
Trung tâm Dịch vụ và Hỗ trợ doanh nghiệp có trụ sở tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, huyện Thạch Thất.
-
DN cần biết
Khởi xướng điều tra chống bán phá giá sợi Elastomeric Filament yarn từ Việt Nam
21:19' - 02/04/2025
Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sợi Elastomeric filament yarn có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.
-
DN cần biết
Khánh Hòa khởi công xây dựng Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng
21:09' - 02/04/2025
Chiều 2/4, tại xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Lễ động thổ xây dựng Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng nằm trong Khu kinh tế Vân Phong.
-
DN cần biết
Đề xuất đầu tư gần 30.000 tỷ đồng mở rộng nhà máy Alumin Nhân Cơ
17:14' - 02/04/2025
Dự án nhà máy alumin Nhân Cơ (hiện tại) là 1 trong 2 dự án thí điểm của ngành khai thác quặng bô xít để sản xuất alumin, tiến tới sản xuất nhôm trên cả nước.