Lạm phát tại Anh giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2016
Trong tháng Tư vừa qua, tỷ lệ lạm phát của Anh đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8/2016 trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 khiến giá dầu toàn cầu lao dốc và các nhà bán lẻ quần áo giảm giá, trong khi những tác động của thuế quan cũng giảm nhẹ.
Số liệu chính thức công bố ngày 20/5 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng đã giảm từ mức 1,5% trong tháng Ba xuống còn 0,8% trong tháng Tư.
Riêng trong tháng Tư, giá tiêu dùng đã giảm 0,2%. Trong khi đó, chỉ số lạm phát lõi cho tất cả các mặt hàng, trừ năng lượng, thực phẩm, rượu và thuốc lá, vẫn duy trì ở mức 1,5%.
Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) dự báo lạm phát có thể giảm dưới mức 1% trong vài tháng tới. Phó Thống đốc BoE Ben Broadbent cho biết tỷ lệ này thậm chí có thể giảm dưới mức 0 vào khoảng cuối năm nay mặc dù ông không cho rằng điều này sẽ đánh dấu sự bắt đầu của một giai đoạn giảm phát kéo dài.
Hồi đầu tháng này, Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) cho biết các báo cáo lạm phát có thể biến động do các hoạt động kinh doanh và sản xuất bị đóng cửa vì dịch bệnh khiến các thống kê không thể thu thập được thông tin giá cả của một loạt các mặt hàng.
Theo ONS, giá xăng dầu và diesel giảm, cùng với những thay đổi về giá năng lượng trong nước là những nguyên nhân chính khiến lạm phát giảm trong tháng Tư.
ONS cũng cho biết do các yêu cầu người dân ở trong nhà, các nhà bán lẻ quần áo đành phải chuyển hướng sang chạy các chương trình giảm giá để giải phóng kho hàng. Tuy nhiên, giá các mặt hàng trò chơi điện tử hay đồ chơi trẻ em cũng như mặt hàng rau, củ, quả lại tăng.
* Trong diễn biến khác, cùng ngày, Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc Miêu Vu cảnh báo sự phục hồi tốc độ tăng trưởng thương mại của nước này sẽ không ổn định nếu đại dịch COVID-19 không được khống chế.
Phát biểu họp báo, Bộ trưởng Miêu Vu cho biết mặc dù hoạt động xuất-nhập khẩu từ tháng Một tới tháng Tư, tính theo đồng Nhân dân tệ, đã tăng vừa phải, song nếu đại dịch COVID-19 trên toàn cầu không được kiểm soát hiệu quả, hoạt động xuất-nhập khẩu sẽ "không thể bền vững".
Trên thực tế, các công ty Trung Quốc đã phải cắt giảm sản xuất kể từ khi nối lại hoạt động do nhu cầu giảm sau khi chính phủ các nước triển khai lệnh phong tỏa để khống chế đà lây lan của dịch COVID-19.
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, quan chức này cho rằng Trung Quốc sẽ phải "nhanh chóng kích hoạt nhu cầu nội địa" để bù đắp cho tình hình ảm đạm ở các thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, ông vẫn bày tỏ tin tưởng nền kinh tế sẽ tiếp tục phục hồi trong quý II, và nếu đại dịch được kiểm soát, mọi chuyện sẽ tươi sáng hơn vào nửa cuối năm 2020.
Trung Quốc đã và đang nỗ lực thúc đẩy nhu cầu và tiêu dùng trong nước như một yếu tố chủ chốt của tăng trưởng trong nước thay vì một nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư chính phủ.
Các thị trường chủ chốt của Trung Quốc vẫn đang điêu đứng do những tác động mà đại dịch COVID-19 gây ra, với hơn 30 triệu việc làm đã "bốc hơi" tại Mỹ, trong khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo về "thiệt hại lâu dài" đối với nền kinh tế nếu các biện pháp hạn chế người dân ra ngoài không được dỡ bỏ kịp thời./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
BoE: Kinh tế Anh hướng tới suy thoái tồi tệ nhất trong hơn 3 thế kỷ
20:22' - 07/05/2020
Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) ngày 7/5 cảnh báo nền kinh tế "Xứ sở sương mù" đang hướng tới cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong hơn 300 năm qua do ảnh hưởng bởi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo tỷ lệ lạm phát ở Anh tiếp tục giảm sâu do dịch COVID-19
21:49' - 22/04/2020
Theo ONS, yếu tố chính dẫn đến lạm phát thấp trong tháng 3/202 là do giá nhà, nước và nhiên liệu suy giảm, với giá dầu Brent chỉ ở mức khoảng 30 USD/thùng khi dữ liệu được thu thập.
-
Ý kiến và Bình luận
OBR: Kinh tế Anh có thể giảm 35% trong quý II/2020
08:00' - 15/04/2020
Dự báo của OBR dựa trên giả định rằng lệnh phong tỏa toàn quốc sẽ kéo dài trong ba tháng, tiếp sau đó là ba tháng nữa với các hạn chế được dỡ bỏ một phần.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46'
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.
-
Kinh tế Thế giới
EU rút Panama khỏi danh sách các nước có nguy cơ cao về rửa tiền
10:49' - 11/07/2025
Chính phủ Panama mới đây tuyên bố nước này đã “khôi phục được niềm tin quốc tế” sau khi được Liên minh châu Âu (EU) rút khỏi danh sách các quốc gia có nguy cơ cao về rửa tiền và tài trợ khủng bố.