Làm rõ trách nhiệm các bên về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Trước sự thay đổi của thực tiễn sản xuất, kinh doanh cũng như những yêu cầu, xu thế mới, tại buổi thảo luận ở hội trường của Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV về dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) chiều 10/11, nhiều đại biểu bày tỏ quan tâm đến quy định về tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cũng như trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Theo đại biểu Tống Văn Băng (Đoàn Hải Phòng), dự thảo luật cần quy định cụ thể hơn về tổ chức xã hội trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bởi, nếu tất cả tổ chức xã hội cùng tham gia vào hoạt động này có thể xảy ra hoạt động tranh chấp, chồng chéo trong giao dịch nhằm đảm bảo công bằng cho các bên. Do vậy, không phải tất cả tổ chức xã hội tham gia hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà cần có sự chọn lọc.Hiện tại Việt Nam có rất nhiều tổ chức xã hội được thành lập hợp pháp với các cấp khác nhau. Qua thống kê sơ bộ khoảng hơn 100 hội khác nhau và riêng Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng có 56 hội. Trong trường hợp nếu các tổ chức xã hội này đều được tham gia bảo vệ quyền lợi bảo vệ người tiêu dùng là thành viên của mình theo quy định của dự thảo luật thì có thể sẽ làm cho các tranh chấp trong xã hội sẽ tăng lên. Đó là chưa kể làm cho việc sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế bị ảnh hưởng.
Đại biểu Tống Văn Băng chỉ ra thực tế, mối quan hệ dân sự, quyền của chủ thể này là nghĩa vụ của chủ thể kia và ngược lại. Do đó, nếu vô hình chung chỉ bảo vệ một chủ thể này, không tính toán quyền lợi của chủ thể khác thì sẽ ảnh hưởng đến công bằng giữa các chủ thể với nhau trong giao dịch. Đại biểu Tống Văn Băng đề nghị, chỉ các tổ chức xã hội có liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng dễ bị tổn thương mới tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: Hội Người cao tuổi, Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam... Những chủ thể này sẽ có khả năng, điều kiện và trách nhiệm xã hội để thực hiện bảo vệ quyền lợi của mình mà không phải tất cả hội tham gia. Góp ý về dự thảo luật ở bên lề kỳ họp, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Đoàn Tp. Hồ Chí Minh) cho rằng, dự thảo chưa quy định rõ vai trò của Hội Bảo vệ người tiêu dùng nên để đi vào thực tế sẽ rất khó. Dự thảo luật cũng mới đề cập nhiều đến trách nhiệm của người dân phải tự bảo vệ, trách nhiệm của doanh nghiệp phải đền bù, bồi thường nhưng đề cập còn sơ sài tới vai trò của chủ thể Nhà nước. "Chúng ta cần phải làm rõ nội dung này, bởi khi người dân sử dụng dịch vụ, mua sản phẩm xuất phát từ doanh nghiệp, hoạt động thương mại được cấp phép của Nhà nước thì phải được bảo hộ bởi Nhà nước, chứ không chỉ đơn thuần giống như mua tự do", đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nhấn mạnh.Đơn cử, đối với trường hợp sử dụng thuốc giả trước đây, bên cạnh việc xử lý cán bộ Nhà nước cũng như doanh nghiệp sai phạm thì việc người dân đã sử dụng thuốc này ai đền bù, bồi thường. Trong khi thuốc này được Nhà nước cấp phép, mua bán hợp pháp, khác với hàng nhập lậu hay hàng giả được lén lút mua bán.
Do vậy, dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) cần bổ sung quy định để thấy vai trò, trách nhiệm của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đó cũng là cách gián tiếp để người dân, doanh nghiệp sống và làm việc theo pháp luật. Về phía đại biểu Huỳnh Thị Phúc (Đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) đánh giá, việc ứng dụng khoa học công nghệ và công nghệ thông tin rất quan trọng để nâng cao trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.Theo đó, cần bổ sung về trách nhiệm của Bộ Công Thương trong việc chủ trì, phối hợp xây dựng hệ thống, công cụ giám sát thị trường và cảnh báo sớm đối với các hàng hoá, dịch vụ có khả năng gây hại cho người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, xem xét thiết kế quy định về trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong phối hợp giám sát, gỡ bỏ thông tin trên các nền tảng số nhằm phát huy công tác phòng, chống hàng giả, cũng chính là bảo vệ người tiêu dùng từ sớm, từ xa./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định chặt trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm, hàng hóa gây ra
17:46' - 10/11/2022
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, chiều 10/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Hợp tác xã, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)
07:30' - 10/11/2022
Theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ 4, ngày 10/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bài 4: “Mỏ vàng” tín chỉ carbon
22:03' - 10/02/2025
Với các lĩnh vực như chăn nuôi, trồng trọt, trồng rừng đều có triển vọng chuyển hướng canh tác, nông nghiệp Đông Nam Bộ đang có cơ hội tham gia thị trường tín chỉ carbon.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài 3: Nâng cấp chuỗi giá trị nông sản chủ lực
22:02' - 10/02/2025
Đông Nam Bộ đang cơ cấu lại ngành nông nghiệp; trong đó đẩy mạnh nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; tập trung phát triển nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Mở rộng Khu công nghiệp, Khu kinh tế, Hải Phòng "hút" dòng vốn FDI công nghệ cao
21:56' - 10/02/2025
Chiều 10/2, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu cùng đoàn công tác thành phố đã đến thăm, động viên một số doanh nghiệp tiêu biểu trong các Khu công nghiệp, Khu kinh tế trên địa bàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài 2: Bước tiến lớn từ nông nghiệp thông minh
21:50' - 10/02/2025
Tại Đông Nam Bộ, nông nghiệp thông minh đang mở ra những triển vọng, tương lai mới cho ngành nông nghiệp bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển bền vững nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ – Bài 1: Trụ đỡ của nền kinh tế
21:45' - 10/02/2025
Vùng Đông Nam Bộ đang phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, thông minh, bền vững, tiếp tục khẳng định là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cao tốc Bắc - Nam: Ngày đêm đại công trường, quyết tâm về đích
19:59' - 10/02/2025
Trên công trường cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh, các đơn vị thi công đã đưa công nhân, máy móc, phương tiện đang ngày đêm "vượt rét, thắng mưa" để đưa dự án về đích đúng hẹn.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 42 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Cần thiết bổ sung vốn điều lệ cho Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc
19:28' - 10/02/2025
Chiều 10/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 của Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến khởi công đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng cuối năm 2025
19:17' - 10/02/2025
Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là dự án có mục tiêu xây dựng tuyến đường sắt mới hiện đại, đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa, liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn phương án kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội và tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng
18:08' - 10/02/2025
Ngày 10/2, tại tỉnh Bắc Ninh diễn ra Hội nghị xem xét phương án kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội và tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.