Làm sao để bảo vệ “dấu chân kỹ thuật số” trong ngành hàng không?
Hàng không là một trong những ngành chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất của đại dịch COVID-19.
Sau một năm 2020 đáng quên, ngành hàng không đã rục rịch tái khởi động và nhiều người đang háo hức trở lại các sân bay nhờ những nỗ lực đẩy mạnh tiêm vaccine trên toàn cầu.
Tạm gác lại nỗi lo về đại dịch còn diễn biến phức tạp và chỉ nhìn về tương lai khi hoạt động bay quốc tế phục hồi: Sẽ có rất nhiều điều thay đổi với ngành hàng không trong một thế giới hậu COVID-19.Một yếu tố được chú ý hàng đầu trong thời điểm này là những rủi ro về bảo mật dữ liệu liên quan đến việc đi lại, khi hành khách sẽ cần thêm nhiều giấy tờ, thông tin cho việc di chuyển trong giai đoạn hậu đại dịch. Đó là vì sao hành khách cần chú ý tới “dấu chân kỹ thuật số” (digital footprint) của mình.
* Dòng chảy dữ liệu ngày một lớn Ngay từ trước đại dịch, hoạt động bay đã có mối liên hệ chặt chẽ với các vấn đề về bảo mật dữ liệu. Theo nghiên cứu của công ty tư vấn an ninh mạng Mine, trung bình khoảng 7 dịch vụ có thể dễ dàng truy cập dữ liệu của hành khách, bao gồm các hãng hàng không, dịch vụ cho thuê xe, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ giao thông công cộng, mạng Wi-Fi nội bộ... Giờ đây, khi các cơ quan chức năng ban hành thêm những hướng dẫn liên quan tới đại dịch, con số trên có thể sẽ còn tăng lên để bao gồm các cơ quan y tế và giám sát kiểm dịch. Ngoài các thông tin cá nhân và tình hình tài chính, hành khách cũng được yêu cầu cung cấp các dữ liệu về sức khỏe thông qua các ứng dụng trực tuyến và tài liệu số hóa. Liên minh châu Âu (EU) đã công bố thông tin mới liên quan đến Chứng nhận kỹ thuật số về COVID-19 của mình. Các quốc gia khác như Israel đã sử dụng các ứng dụng "Hộ chiếu COVID-19" để đảm bảo rằng du khách không gây rủi ro nhiễm bệnh cho cư dân. Các hãng hàng không cũng đang thử nghiệm các ứng dụng cho phép hành khách chia sẻ hồ sơ tiêm chủng, kết quả xét nghiệm COVID-19 và khai báo y tế. Nếu cách đây chỉ 2 năm, ý tưởng về việc chia sẻ thông tin sức khỏe với các công ty du lịch hoặc thậm chí các nhà hàng để đặt bàn sẽ khiến du khách phẫn nộ. Thì ngày nay, đa phần trong số đó đồng ý chia sẻ thông tin này.Cuộc khảo sát của công ty Mine cho thấy 91% du khách thoải mái khi sử dụng Hộ chiếu sức khỏe kỹ thuật số. Song 93% bày tỏ lo ngại về cách các loại thông tin này được lưu trữ và sử dụng khi số vụ tấn công mạng nhằm chiếm đoạt dữ liệu sức khỏe người dùng đang gia tăng.
*Những nỗi lo có cơ sở Những lo ngại liên quan đến việc giao dữ liệu cho các công ty hàng không không hề vô căn cứ khi ngành này đã có nhiều bê bối về vi phạm bảo mật dữ liệu. Ví dụ, British Airways bị Văn phòng Ủy viên Thông tin (ICO) phạt khoản tiền kỷ lục 20 triệu bảng (khoảng 27,8 triệu USD) sau khi thông tin cá nhân của hơn 400.000 nhân viên và khách hàng đã bị rò rỉ. Hay mới đây vào tháng Năm, Air India cũng bị phạt khi để lộ dữ liệu nhạy cảm về 4,5 triệu khách hàng - bao gồm thông tin liên lạc, chi tiết thẻ tín dụng, hộ chiếu và thông tin chuyến bay. Tuy nhiên, các hãng hàng không không phải là mối lo ngại duy nhất. Khi các nhà hàng và khách sạn địa phương có quyền truy cập vào thông tin chăm sóc sức khỏe của du khách, họ ít có khả năng triển khai những biện pháp bảo mật đủ mạnh so với các hãng hàng không. Điều này dẫn tới nguy cơ tạo ra những lỗ hổng lớn trong việc bảo mật dữ liệu khách hàng. *Tự bảo vệ trong thế giới hậu COVID-19 Trong một thế giới hậu đại dịch còn nhiều rủi ro, thay vì chờ đợi các hãng hàng không tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh dữ liệu, biện pháp hữu hiệu nhất dành cho các du khách nằm trong tay họ: học cách làm chủ dữ liệu của chính mình. Một khi hoạt động vận tải đường không được mở lại hoàn toàn, kỹ năng quản lý và duy trì quyền kiểm soát “dấu chân kỹ thuật số” sẽ quan trọng hơn bao giờ hết đối với các hành khách. Họ cần nhận thức được giá trị cũng như rủi ro mỗi khi cung cấp các thông tin cá nhân. Một số lời khuyên dành cho du khách sử dụng vận tải đường không trong tương lai: • Lựa chọn các doanh nghiệp quen thuộc, có độ đáng tin cậy thay vì những cái tên mới lạ. Tuy các thương hiệu lớn cũng có những vụ vi phạm, nhìn chung họ vẫn có các tiêu chuẩn bảo mật cao hơn. • Nếu thông tin được yêu cầu cung cấp mang tính nhạy cảm, hành khách cần chú ý xem liệu công ty có lịch sử bảo mật dữ liệu tốt không. • Nếu cần chia sẻ một số thông tin nhất định với một công ty, hành khách hãy xóa chúng ngay sau khi hoàn tất đăng ký hoặc khi kỳ nghỉ kết thúc. • Thường xuyên theo dõi các công ty có quyền truy cập vào dữ liệu của mình. Thế giới vẫn đang loay hoay điều chỉnh với những thay đổi sau đại dịch, và tin tặc luôn tìm cách tận dụng bất kỳ điểm yếu nào trong giai đoạn nhạy cảm. Đó là vì sao hành khách cần nâng cao cảnh giác và tỉnh táo về thông tin cá nhân hơn bao giờ hết./. H.Thủy (Tổng hợp) "Thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ”Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Kiểm soát dữ liệu cá nhân trong nền kinh tế số, dễ hay khó?
17:24' - 11/08/2021
Giám đốc Visa Việt Nam và Lào cho rằng, cần đánh giá đúng tầm quan trọng của việc giúp người tiêu dùng hiểu thấu đáo hơn về dữ liệu.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Hàn Quốc thay thế SIM điện thoại công vụ sau sự cố rò rỉ dữ liệu của SK Telecom
17:45' - 29/04/2025
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tiến hành thay thế toàn bộ thẻ USIM (SIM 3G) trong các thiết bị điện thoại công vụ nhằm ứng phó sự cố rò rỉ dữ liệu quy mô lớn tại SK Telecom Co. sau một cuộc tấn công mạng.
-
Công nghệ
Đột phá theo Nghị quyết 57: Phát huy vai trò trí thức khoa học công nghệ trong kỷ nguyên số
16:24' - 29/04/2025
Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là đột phá chiến lược để đưa Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.
-
Công nghệ
Spotify dự định tăng phí thuê bao ở nhiều nước
14:00' - 29/04/2025
Liên đoàn công nghiệp ghi âm quốc tế (IFPI) cho hay tăng trưởng doanh thu toàn cầu trong lĩnh vực phát trực tuyến đã giảm khoảng 50% trong năm 2024 .
-
Công nghệ
AI - kỷ nguyên mới của lĩnh vực tư vấn toàn cầu
07:47' - 29/04/2025
Hiện tại, một làn sóng mới của những công ty khởi nghiệp với động lực đến từ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể mở ra một kỷ nguyên mới cho lĩnh vực tư vấn toàn cầu.
-
Công nghệ
Huawei phát triển chip AI mới
07:00' - 29/04/2025
Huawei đã nổi lên như hiện tượng trong lĩnh vực công nghệ mà Mỹ vẫn đang chiếm ưu thế.
-
Công nghệ
TikTok sắp ra mắt nền tảng mua sắm trực tuyến tại Nhật Bản
15:07' - 28/04/2025
Tờ Nikkei ngày 27/4 đưa tin, nền tảng mạng xã hội Trung Quốc TikTok sẽ gia nhập thị trường thương mại điện tử Nhật Bản trong vài tháng tới.
-
Công nghệ
TikTok dẫn đầu cuộc đua video dạng ngắn
13:00' - 28/04/2025
Nền tảng chia sẻ video TikTok ngày càng chiếm ưu thế trên thị trường video dạng ngắn và những hãng công nghệ lớn nhất thế giới đang phải tăng tốc để không bị bỏ lại phía sau.
-
Công nghệ
DeepSeek công bố chính sách xử lý thông tin cá nhân bằng tiếng Hàn
12:27' - 28/04/2025
Theo hãng tin Yongap, DeepSeek, công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) của Trung Quốc, ngày 28/4 đã công bố phiên bản tiếng Hàn của chính sách xử lý thông tin cá nhân đã được sửa đổi.
-
Công nghệ
Sáng tạo nội dung số lan tỏa tình yêu nước
07:00' - 28/04/2025
Vượt ra khỏi khuôn khổ của một chương trình sáng tạo nội dung số, “Yêu nước theo cách của bạn” là một hành trình hướng tới cộng đồng.