Làm sao để chặn sốt đất ảo?
Tuy nhiên, giá đất đang sôi sục khắp nơi, một số nơi thậm chí giá đất tăng 2 đến 3 lần chỉ trong 1-2 tháng do tin đồn dự án ở các địa phương khiến nguy cơ sốt đất ảo ngày càng tăng.
Điều đáng nói, sốt đất không phải là vấn đề mới mà được lặp đi lặp lại trong nhiều năm. Cho đến thời điểm hiện tại, sốt đất vẫn là vấn đề gây nhiều bức xúc và nguy cơ “bong bóng” bất động sản bị vỡ vẫn đang trực chờ nếu không được giải quyết.
Xoay quanh vấn đề này, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Đính, Tổng Thư ký Hội môi giới Bất động sản.
Phóng viên: Những cơn sốt đất cục bộ tại một số tỉnh, thành phố trong thời gian gần đây bùng phát khiến cho giá đất khó kiểm soát trên thị trường. Theo ông đâu là nguyên nhân chính gây ra những cơn sốt đất này?
Ông Nguyễn Văn Đính: Có thể khẳng định nguyên nhân trước hết là do cung - cầu. Chúng ta đã thấy cả một chuỗi quá trình suốt từ năm 2019-2020 cho đến nay, tình hình phát triển các dự án chưa có nhiều cải thiện, dẫn đến nguồn cung đưa vào thị trường bất động sản rất hạn chế.
Trong khi đó, lực cầu theo đánh giá của chúng tôi là rất mạnh, đặc biệt nó trỗi dậy từ năm 2019, 2020 và lan sang đến năm 2021 này.
Song song với lực cầu của thị trường bất động sản lại cộng hưởng thêm một lực cầu mới, một lực lượng mới tham gia vào thị trường bất động sản xuất phát từ tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều lĩnh vực suy giảm, đầu tư kém hiệu quả, làm cho các nhà đầu tư rút tiền khỏi các lĩnh vực sản xuất khác.
Đồng thời, hiện nay lãi suất ngân hàng đang giảm ở mức rất thấp, lợi nhuận từ lãi tiền gửi thấp hơn với lạm phát khiến các nhà đầu tư đi tìm những kênh đầu tư thích hợp hơn; trong đó có chứng khoán, bất động sản.
Đặc biệt, với bối cảnh nguồn cung cũng không đủ, nhiều khi dẫn đến khan hiếm hàng hóa, nhất là hàng hóa chính thống, hàng hóa thuộc loại "đẹp" của thị trường bất động sản làm cho giá cả tăng lên hàng ngày.
Cộng với những chiêu trò của nhiều nhóm đầu cơ, tạo dựng những "chợ cóc bất động sản" tại tất cả những vùng có thông tin về quy hoạch để tạo ra những cảnh mua bán, chộp giật, tăng giá hàng ngày.
Đây đều là những chiêu trò mà nhiều nhà đầu tư nhẹ dạ cả tin, thiếu kinh nghiệm, thiếu hiểu biết, bị cuốn vào.
Phóng viên: Ngoài các nguyên nhân trên, có nguyên nhân nào đến từ cơ chế chính sách hiện hành không thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Đính: Chính sách hiện nay đang có nhiều điểm vướng mắc khiến nhiều tỉnh, địa phương gặp khó khi phê duyệt, phát triển các dự án chính thống, tạo ra nguồn cung đáp ứng nhu cầu thị trường.
Bên cạnh đó, các hoạt động mua bán, giao dịch hiện nay cũng đang khó kiểm soát, đặc biệt là các quy định về thuế với bất động sản đầu tư nhưng lại không thực sự là đầu tư mà chỉ để găm giữ. Các thanh toán cần bắt buộc phải qua hệ thống ngân hàng để kiểm soát được giao dịch, tránh thất thu thuế và xử lý được những vấn đề sử dụng tài nguyên không phù hợp, không đúng các quy định pháp luật. Phóng viên: Tình trạng “bong bóng” bất động sản, “thổi” giá đất gây ra nhiều hệ lụy khó lường khiến cho các nhà đầu tư gặp rủi ro cao, ông có ý kiến gì về nhận định này? Ông Nguyễn Văn Đính: Đúng là rất nhiều rủi ro. Các nhà đầu tư thiếu chuyên nghiệp, thiếu kiến thức tham gia thì họ có nguy cơ mua phải những bất động sản ảo, bất động sản không phù hợp quy định pháp luật và có khả năng mất trắng. Trong trường hợp khu vực đó có phát triển kinh tế, giá trị đất đai mà họ đang tham gia giao dịch có thể sẽ phải tính toán lại do phải nộp thêm những khoản thuế, khoản tiền sử dụng đất, thuê đất... Tính chung, khoản đầu tư có thể bị lỗ. Trường hợp kém may mắn hơn là các món bất động sản họ đầu tư rơi vào quy hoạch công cộng như giao thông, mảnh đất đó sẽ bị thu hồi và nhà đầu tư có nguy cơ mất trắng. Còn đối với những nhà đầu tư chính thống, những nhà phát triển phù hợp với quy định pháp luật khi đầu tư vào hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng công nghiệp để phát triển kinh tế cho một khu vực, lại gặp một cái rào cản rất lớn là giá đất tăng lên. Khi đó, khả năng chi phí đền bù sẽ rất lớn và nhiều có nguy cơ không thể đền bù giải phóng được. Điều này sẽ cản trở các nhà đầu tư tham gia vào quá trình phát triển kinh tế khu vực, có thể dẫn đến khu vực này sẽ không phát triển kinh tế. Và nếu không phát triển kinh tế thì đất đai khu vực đó sẽ hoàn toàn mất giá trị. Đây là rủi ro lớn cho cả nhà đầu tư nhỏ lẻ, nhà đầu tư chính thống cũng như chính quyền địa phương và nhà nước. Phóng viên: Giá đất cao như vậy liệu có dẫn tới tình trạng “bong bóng bất động sản” này bị vỡ không thưa ông? Dự báo của ông về tình trạng này như thế nào? Ông Nguyễn Văn Đính: Về nguyên lý của thị trường, giá tăng hoặc tăng không đúng giá trị thực sự của hoạt động đầu tư vào hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị thì đương nhiên là ảo. Mà đã là ảo thì chắc chắn giá đất cứ tăng hằng ngày và đến một thời điểm không thể tăng được nữa, nó sẽ dừng lại. Khi đó, mọi hoạt động giao dịch đều không còn nữa và các nhu cầu thanh khoản, rút tiền đầu tư sẽ không diễn ra. Thị trường chắc chắn sẽ rơi vào tình trạng vỡ, để lại hệ lụy rất lớn, đặc biệt với những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tín dụng, những người đã mang nhà cửa của mình đi thế chấp, rút tiền đầu tư vào thị trường ảo này Phóng viên: Ông có khuyến cáo gì đối với những người muốn tham gia thị trường bất động sản vào thời điểm này? Ông Nguyễn Văn Đính: Các nhà đầu tư không nên tham gia vào những thị trường có hiện tượng ảo, "sốt" giá, những thị trường không chính thống, không phù hợp các quy định của pháp luật. Nên nghiên cứu những dự án có đủ các quy định của pháp luật cho phép đưa vào thị trường bất động sản để giao dịch. Đây là những yếu tố mà các nhà đầu tư cần phải cân nhắc nếu không muốn vướng vào thị trường ảo, dẫn đến phải vỡ nợ, phải mất tiền... Phóng viên: Thực tế, thị trường đã có nhiều lần sốt đất như hiện nay, vậy theo ông, phải có những giải pháp nào để tránh được những vụ sốt đất, “thổi” giá lặp đi lặp lại như hiện nay? Ông Nguyễn Văn Đính: Trước hết, trong ngắn hạn, chính quyền địa phương cần phải vào cuộc quyết liệt với những thị trường đang có thông tin về công bố quy hoạch hay phát triển hạ tầng, phát triển kinh tế. Họ phải có sẵn những kịch bản để khi công bố quy hoạch đó sẽ có thể kiểm soát được các hoạt động đầu tư, kinh doanh, mua bán đất đai, bất động sản không phù hợp quy định pháp luật. Còn giải pháp dài hạn, một là khẩn trương sửa đổi, điều chỉnh các vướng mắc trong quy định của pháp luật để các dự án có thể đưa vào thị trường nguồn cung đáp ứng với lượng cầu. Khi cung phù hợp với cầu thì thị trường sẽ được cân bằng. Hai là, phải có những giải pháp kiểm soát các hoạt động mua bán bằng tiền mặt đặc biệt là đối với các loại hàng hóa bất động sản có giá trị lớn thông qua hệ thống ngân hàng để từ đó tránh thất thu về thuế. Tôi cho rằng nếu đồng bộ tất cả những quy định của pháp luật thì chúng ta sẽ kiểm soát được thị trường bất động sản. Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Nâng cao ý thức bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp Việt
14:15' - 22/04/2021
Khi sản phẩm của doanh nghiệp đã vươn ra thị trường thế giới và cũng là một trong những sản phẩm nổi tiếng thì cần phải có ý thức để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu thương mại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).