Làm sao để ngăn chặn tình trạng ngộ độc rượu do Methanol?
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), rượu là nguyên nhân của 31% vụ ẩu đả, án mạng; 33% vụ hiếp dâm; 18% tai nạn giao thông; có 60 loại bệnh khác nhau liên quan đến thói quen sử dụng rượu, bia như gan, dạ dày, tim mạch…
Thống kê tại Viện Sức khỏe tâm thần Trung ương của Việt Nam cho thấy tỷ lệ điều trị tâm thần do rượu chiếm 5 – 6% số bệnh nhân tâm thần và vẫn đang có xu hướng gia tăng. Ngộ độc do uống rượu ở Việt Nam trong những năm gần đây được ghi nhận từ 1 – 7 vụ/năm; chiếm khoảng 1,5 – 2,1% tổng số vụ ngộ độc thực phẩm/năm.
Báo động tình trạng ngộ độc Methanol
Ở Việt Nam, việc sản xuất, kinh doanh rượu đã hình thành một ngành công nghiệp với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, những năm qua, nước ta có khoảng 328 cơ sở sản xuất rượu lớn với sản lượng 360 triệu lít/năm, 320 cơ sở sản xuất nhỏ với sản lượng dưới 1 triệu lít/năm, hộ gia đình tự sản xuất ước tính khoảng 250 triệu lít/năm.
Bên cạnh những lợi ích mang lại cho nền kinh tế, việc lạm dụng rượu, bia, vấn đề chất lượng, an toàn và những hệ lụy của nó đã và đang gây ra nhiều hậu quả cho cộng đồng như: ngộ độc rượu, các tổn hại về sức khỏe, tâm thần, tính mạng người tiêu dùng, trật tự xã hội, tai nạn giao thông…
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, trong giai đoạn từ năm 2007 đến đầu tháng 4/2017, cả nước ghi nhận 58 vụ ngộ độc do sử dụng rượu không an toàn với 382 người mắc, 98 người tử vong. Qua kết quả xét nghiệm các mẫu từ các vụ ngộ độc rượu cho thấy, có hai loại ngộ độc thường gặp là ngộ độc Ethanol (còn gọi là rượu Etylic) và ngộ độc Methanol (cồn công nghiệp).
Hầu hết các loại rượu đã sử dụng trong các vụ ngộ độc do rượu đều không rõ nguồn gốc, không được cấp Giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm, được mua tại các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, bán rong hoặc sản phẩm do người tiêu dùng tự pha chế và nấu sẵn.
Thống kê cụ thể các loại rượu đã sử dụng trong 58 vụ ngộ độc gồm: rượu trắng là 12/58 vụ (chiếm 20,7%), rượu trắng có hàm lượng Methanol cao 18/58 vụ (31%), rượu ngâm thuốc lá 8/58 vụ (13,8%), rượu ngâm cây rừng độc 13/58 vụ (22,4%), rượu ngâm củ ấu 7/58 vụ (12,1%).
Rượu trắng, rượu có hàm lượng Methanol cao và rượu ngâm cây rừng độc là ba loại rượu gây số người mắc và tử vong nhiều nhất trong các vụ ngộ độc do sử dụng rượu; trong đó tử vong do rượu có hàm lượng Methanol cao chiếm tới 45,9% số ca. Tử vong do rượu trắng là 24,5% và tỉ lệ tử vong do các loại rượu ngâm cây rừng là 19,4%.
Công tác quản lý còn nhiều bất cập
Ngộ độc do rượu có hàm lượng Methanol cao thường xảy ra trong bữa ăn gia đình, chủ yếu là tại các địa phương ở khu vực miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long; xảy ra ở hầu hết các tháng trong năm, tập trung nhiều từ tháng 1 đến tháng 3.
Ngộ độc rượu do lạm dụng rượu, uống rượu không rõ nguồn gốc, tự ngâm động vật, thực vật độc, do gian lận nguyên liệu pha chế rượu, đặc biệt là tình trạng sử dụng Methanol làm tăng độ cồn trong rượu.
Theo Cục An toàn thực phẩm, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc do rượu còn gặp nhiều khó khăn do thị trường sản xuất, kinh doanh rượu rất đa dạng, phức tạp, khó quản lý. Số lượng rượu sản xuất lên tới hàng triệu lít/năm, với hàng nghìn cơ sở sản xuất, hàng vạn cơ sở kinh doanh ở các quy mô khác nhau, chủ yếu hộ gia đình, làng nghề (chiếm 75%).
Bên cạnh đó, nhận thức đúng về an toàn thực phẩm của người tiêu dùng, nhà sản xuất kinh doanh chưa cao, hiệu lực quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn rượu còn hạn chế là một trong những trở ngại lớn.
Ngoài ra, sự phân công quản lý chất lượng, an toàn rượu còn nhiều bất cập, nhiều bộ cùng tham gia nhưng trách nhiệm còn mờ nhạt. B ộ máy quản lý an toàn thực phẩm ở các cấp, hệ thống thanh tra chuyên ngành, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm chưa đủ nguồn nhân lực, trang thiết bị, ngân sách để hoạt động.
Công tác thông tin, truyền thông chưa đủ mạnh và phù hợp để thay đổi nhận thức, hành vi trong lạm dụng rượu, sử dụng nguyên liệu không an toàn để sản xuất rượu.
Công tác kiểm soát an toàn đối với nguyên liệu không đảm bảo, chưa đạt hiệu quả cao; vẫn còn nguồn cung cấp, kinh doanh nguyên liệu không bảo đảm an toàn để sản xuất rượu. Chính quyền địa phương chưa vào cuộc quyết liệt, chưa có trách nhiệm trong công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn..
Phân định rõ trách nhiệm các ngành liên quan
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức của cộng đồng trong sản xuất, kinh doanh rượu an toàn, tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát thường xuyên để phòng ngừa việc kinh doanh rượu không rõ nguồn gốc, rượu ngâm động thực vật, rượu trôi nổi không được chứng nhận an toàn, không được kiểm nghiệm độc tính... là hai trong nhiều giải pháp mà ngành y tế đề ra nhằm hạn chế tác hại của lạm dụng rượu, ngộ độc rượu Methanol.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ quan chức năng, các địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sản xuất, kinh doanh rượu của người dân trên địa bàn, đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể, hộ gia đình, khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn. Đồng thời, phát hiện sớm và xử lý nghiêm các vi phạm, công khai trên các phương tiện thông tin để cảnh báo cho người tiêu dùng.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, các quy định về quản lý rượu đã có nhiều nhưng chưa chặt chẽ và rõ ràng, chưa phân định rõ cấp, ngành nào phải chịu trách nhiệm chính. Chính vì vậy, cần phải có một văn bản pháp lý rõ ràng hơn trong phân công trách nhiệm giữa các ngành liên quan như Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và Công an.
Cùng với đó, cần có những quy chế cụ thể phân công chức năng, quyền hạn của các bộ phận cấp phép đủ điều kiện để cấp phép cho các nhà hàng, hộ gia đình kinh doanh và sản xuất rượu…, có như vậy mới có thể hạn chế hiệu quả những vụ ngộ độc thực phẩm do rượu gây ra trên địa bàn cả nước./.
Xem thêm:
Tin liên quan
-
Đời sống
Ngộ độc rượu vẫn diễn biến phức tạp trên địa bàn Hà Nội
20:09' - 10/04/2017
Trong hai ngày 6 - 7/4 đã có thêm 2 trường hợp trên địa bàn 2 quận Đống Đa và Ba Đình bị ngộ độc rượu phải nhập viện.
-
Tin ảnh
Hà Nội có thêm 2 bệnh nhân ngộ độc rượu chứa Methanol
15:20' - 09/04/2017
Trong hai ngày 6 - 8/4/2017, Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) thực hiện cấp cứu điều trị tích cực, giải độc, lọc máu cho 2 bệnh nhân ngộ độc methanol.
-
Đời sống
Xử trí khi bị ngộ độc rượu
08:19' - 27/03/2017
Dưới đây là cách xử trí khi bị ngộ độc rượu.
-
Đời sống
Cảnh báo tình trạng ngộ độc rượu ngâm củ ấu tàu
10:24' - 24/03/2017
Vào hồi 20 giờ ngày 23/3, Khoa hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn đã tiếp nhận 3 trường hợp bị ngộ độc do uống rượu ngâm với củ ấu tàu.
-
Kinh tế & Xã hội
Ngộ độc rượu Methanol: Giải pháp nào để xử lý tận gốc?
15:06' - 23/03/2017
Ngộ độc rượu chứa độc tố Methanol đang ngày càng phổ biến khi gần đây có rất nhiều trường hợp ngộ độc tập thể được cấp cứu vào bệnh viện quá muộn dẫn tới tử vong, mù lòa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 440 tỷ đồng nâng cấp Quốc lộ 20 đoạn qua đèo Mimosa (Lâm Đồng)
21:03' - 09/08/2022
Bộ Giao thông Vận tải vừa phê duyệt Dự án cải tạo, nâng cấp đoạn tuyến qua đèo Mimosa và một số công trình trên Quốc lôn 20, tỉnh Lâm Đồng từ nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Hướng dẫn một số nội dung về công tác phòng, chống tiêu cực
20:59' - 09/08/2022
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo Trung ương) đã có Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW một số nội dung về công tác phòng, chống tiêu cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Yêu cầu có giải pháp đối với việc hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động trước ngày 15/8
19:45' - 09/08/2022
Thủ tướng giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chậm nhất trước ngày 15/8/2022 tổ chức họp báo, giao ban với các địa phương để xác định nguyên nhân chậm trễ và có giải pháp xử lý,
-
Kinh tế Việt Nam
Dư hơn 355 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công trung hạn: Bao giờ phân bổ được?
19:29' - 09/08/2022
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu ý kiến, sau khi Chính phủ đề xuất giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 đợt 3 thì vẫn còn dư 355.483,485 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần gần 4.200 tỷ đồng GPMB cao tốc Bắc Nam đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi
18:57' - 09/08/2022
UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh vừa có văn bản đề nghị cấp vốn năm 2022 để thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng thuộc Dự án Xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều gì khiến Bình Dương đạt xuất siêu 6,6 tỷ USD?
18:11' - 09/08/2022
Lũy kế 7 tháng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Dương đạt 21,8 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ. Cùng thời gian, kim ngạch nhập khẩu đạt gần 15,2 tỷ USD, giảm 5,7% so với cùng kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
15:49' - 09/08/2022
Chiều 9/8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 14.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào để khắc phục triệt để các bất cập, tồn tại thu phí ETC?
15:35' - 09/08/2022
Nhà cung cấp dịch vụ, đơn vị quản lý vận hành tuyến cao tốc duy trì trạng thái tập trung lực lượng ở cấp độ cao nhất trong vòng một tháng để giải quyết các bất cập, tồn tại thu phí không dừng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải nói gì về cao tốc Bến Lức – Long Thành thi công kéo dài?
14:44' - 09/08/2022
Cử tri Long An kiến nghị đẩy nhanh tiến độ thi công đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, do thời gian thi công đã kéo dài nhiều năm gây lãng phí vốn đầu tư công.