Làm sao để tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp?
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023 diễn ra chiều 30/9, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan vấn đề lãi suất tín dụng và làm sao để tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho hay, mức độ tăng trưởng tín dụng trong 9 tháng năm 2023 có tăng nhưng không nhanh như năm ngoái.
Nguyên nhân chậm hơn theo ông Đào Minh Tú là do nhiều lý do khách quan như: sự khó khăn của nền kinh tế, tác động từ bên ngoài cũng như khó khăn của các doanh nghiệp trong nước, cầu tiêu dùng giảm, cầu tín dụng không tăng nhanh được.
Chính vì vậy, theo đánh giá chung thì việc điều hành chính sách tiền tệ vẫn linh hoạt, hiệu quả, phù hợp. Mức lãi suất đã giảm, bình quân với các khoản cho vay ngắn hạn là 5,5-7%; cho vay trung, dài hạn là 8,5-10% đối với các khoản vay mới. Lãi suất của các khoản dư nợ trước mà chưa đến kỳ trả nợ hoặc trả lãi thì có độ trễ do lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại trước đây cũng rất cao (thậm chí 10-12%), vì vậy, độ trễ xác định khoảng 9-11%…
Các ngân hàng thương mại mà chưa đến kỳ các doanh nghiệp trả nợ, trong hợp đồng tín dụng được ký từ trước đến nay vẫn được giữ như vậy. Tuy vậy, khi đến kỳ trả nợ, giữa ngân hàng và doanh nghiệp có sự điều phối, trong lúc khó khăn, các ngân hàng quyết định việc hỗ trợ, giảm bớt lãi suất. Độ trễ này trước mắt còn ở mức cao nhưng khi trả nợ vẫn có sự hỗ trợ.
Về việc làm thế nào để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với vốn tín dụng, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, với sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nếu không đẩy mạnh nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, để doanh nghiệp khó khăn, phải đóng cửa thì không có sức mạnh để sớm khôi phục nền kinh tế, nhất là sau đại dịch COVID-19 cùng tác động kép của nền kinh tế thế giới.
Ngay từ đầu năm, câu chuyện mở rộng tín dụng đã được đặt ra. Chúng tôi đã thông qua 11 giải pháp lớn như: tạo thanh khoản, dư địa cho các tổ chức tín dụng, không có câu chuyện thiếu room tín dụng, thoải mái nguồn lực cho vay, các ngân hàng thương mại tạo nguồn lực cho vay giá rẻ; hạ lãi suất điều hành 2% trong 4 lần từ đầu năm.
Thông điệp của Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng là phải hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp, điều này đã có tác động tích cực; rà soát các văn bản quy phạm pháp luật tạo dư địa pháp lý, công cụ, hành lang pháp lý cho các tổ chức tín dụng cung ứng sản phẩm mới, tạo thêm cạnh tranh và điều kiện cho khách hàng bằng cách buộc các ngân hàng phải hạ lãi suất và giữ khách hàng như cho vay để trả nợ cho ngân hàng khác. Giai đoạn đầu, việc trả nợ vay mới chưa được như lý thuyết đặt ra nhưng chắc chắn, qua giai đoạn này, việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và các ngân hàng trong cơ chế cạnh tranh, ngân hàng nào hạ lãi suất, doanh nghiệp sẽ vay nhiều hơn.
Bên cạnh đó, còn có các gói tín dụng chuyên đề của Chính phủ cũng đang được thực hiện (gói tín dụng 40 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ 2% lãi suất; gói 120 nghìn tỷ đồng hỗ trợ lĩnh vực nhà ở xã hội; 15 nghìn tỷ đồng cho kinh doanh thuỷ sản, xuất khẩu gỗ…). Ngành ngân hàng cũng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hạ phí và đưa ra nhiều sản phẩm mới....
Trong lĩnh vực điều hành, tổ chức hội nghị kết nối, đối thoại giữa các ngân hàng thương mại với doanh nghiệp được tổ chức ở tất cả các tỉnh, thành phố; đối thoại với các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, các dự án, lĩnh vực được ưu tiên để xem vướng gì để xử lý ngay tại cơ sở. Những khu vực lớn có lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước và lãnh đạo các ngân hàng thương mại tham gia để đánh giá, nhìn nhận khách quan, giải quyết triệt để, cụ thể những vướng mắc.
Phối hợp với chính quyền địa phương, hiệp hội, ngành nghề để xác định xem tại địa phương có cơ chế, chính sách gì cùng với cơ chế, chính sách chung của Chính phủ và ngành ngân hàng để tháo gỡ khó khăn.
Giải pháp truyền thông, tăng cường tín dụng chính sách xã hội và tín dụng tiêu dùng, thực hiện công điện của Thủ tướng để kích cầu tín dụng, nhất là tín dụng tiêu dùng do tính chất cho vay ngắn hạn, thúc đẩy cầu tiêu dùng sẽ tăng được cầu tín dụng.
Hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp, các ngân hàng tiếp tục phát hành trái phiếu nếu đủ điều kiện và an toàn, tham gia với tư cách là các nhà đầu tư vào trái phiếu của doanh nghiệp. Đây cũng là kênh quan trọng để hỗ trợ doanh nghiệp....
Hy vọng 3 tháng cuối năm, theo thông lệ, tín dụng sẽ tăng nhanh hơn, việc tiếp cận tín dụng này cũng nên phân tích, đánh giá, nhìn nhận từ 2 phía. Phía ngân hàng cũng rất quyết liệt trong cơ chế chính sách và hoạt động chỉ đạo điều hành, dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng; sự đồng hành của địa phương, bộ, ngành, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp tục phấn đấu vươn lên, khắc phục khó khăn của hiện tại, thu hút nhiều nguồn lực khác./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Đây là năm đầu tiên giải ngân đầu tư công 9 tháng vượt 50%
20:44' - 30/09/2023
Về đầu tư công, đây là động lực hết sức quan trọng và được cả xã hội quan tâm, trong 9 tháng giải ngân được 51,38%. Đối với đầu tư công 9 tháng, chưa năm nào vượt qua 50% cả.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ: Hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội và bảo đảm an toàn cháy nổ cho chung cư mi ni
19:00' - 30/09/2023
Hiện nay, theo quy định của pháp luật về nhà ở, có hai hình thức đầu tư phát triển về nhà ở xã hội: nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách và huy động các nguồn lực, sự tham gia của doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên cho thúc đẩy tăng trưởng
18:28' - 30/09/2023
Chiều 30/9, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, chủ trì họp báo.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Rút ngắn khoảng cách giữa chính quyền và doanh nghiệp
13:00'
Với mong muốn tạo môi trường cởi mở với tinh thần cầu thị, gần gũi, thân thiện giữa chính quyền và doanh nhân, nhà đầu tư trên địa bàn, tỉnh Bắc Ninh đã chọn 1 ngày trong tháng là ngày doanh nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẳng định vai trò thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường
12:58'
Kinh tế nhà nước luôn khẳng định vai trò, sứ mệnh giữ định hướng xã hội chủ nghĩa cho nền kinh tế thị trường, phát huy vai trò trong phát triển các lĩnh vực đặc biệt của nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát trong cả nước như chiến dịch
11:38'
Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước tổ chức như chiến dịch để thúc đẩy đạt mục tiêu, với tất cả tâm, đức của mình vì người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ bị ảnh hưởng thiên tai.
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng phó với bão TORAJI gần biển Đông
11:20'
Ngày 10/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện số gửi các bộ ngành và địa phương liên quan về việc ứng phó với bão TORAJI gần biển Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Phấn đấu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước sớm hơn 5 năm
10:00'
Cả nước quyết tâm phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu: hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025, sớm hơn 5 năm so với mục tiêu ban đầu đề.
-
Kinh tế Việt Nam
Thích ứng để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Halal
09:54'
Theo các chuyên gia, thị trường Halal với quy mô khổng lồ và nhu cầu ngày càng tăng, hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập đáng kể và đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuần làm việc thứ 4 của Quốc hội: Trọng tâm là hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn
08:49'
Tuần làm việc thứ 4 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (từ ngày 11-13/11/2024) sẽ diễn ra nhiều nội dung quan trọng, trong đó điểm nhấn nổi bật là hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa sản phẩm truyền thống vào siêu thị
19:55' - 09/11/2024
Chương trình kết nối giữa các cơ sở sản xuất sản phẩm truyền thống của Cố đô Huế với siêu thị ở thị trường tiêu dùng rộng lớn như Thành phố Hồ Chí Minh mang lại nhiều kết quả thiết thực.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thủy sản tăng tốc trở lại: Tự tin vượt mục tiêu 10 tỷ USD
19:24' - 09/11/2024
Xuất khẩu thủy sản đang tự tin sẽ đạt và vượt mục tiêu 10 tỷ USD trong năm 2024.