Làm thế nào để châu Âu giảm mạnh nhập khẩu khí đốt của Nga?
Chúng ta có đang trải qua một bước ngoặt trong chính sách năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) không? Frans Timmermans, Phó Chủ tịch EC và Kadri Simson, Ủy viên EU phụ trách vấn đề năng lượng, đã công bố kế hoạch giảm mạnh sự phụ thuộc của EU vào nhập khẩu khí đốt Nga.
Theo kế hoạch này, châu Âu có thể giảm 2/3 mức tiêu thụ khí đốt của Nga vào cuối năm 2022. Năm 2021, EU nhập khẩu 155 tỷ m3 khí đốt từ Nga. Trong tổng số này, có 140 tỷ m3 đến qua đường ống dẫn khí và 15 tỷ m3 đến bằng tàu chở khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).Tổng cộng, Nga cung cấp hơn 40% lượng khí đốt tiêu thụ ở EU. Ủy ban châu Âu hy vọng rằng đến cuối năm 2022, nhập khẩu khí đốt của Nga sẽ giảm hơn 100 tỷ m3. Và trong một vài năm nữa, việc hoàn toàn không phụ thuộc vào Nga là có thể làm được. Nhưng làm thế nào để đạt được nỗ lực này? Dưới đây là một vài gợi ý.* Đa dạng hóa các nguồn cungTrong ngắn hạn, mục tiêu của châu Âu không phải là ngừng tiêu thụ khí đốt, mà là tẩy chay khí đốt do Nga cung cấp. Do đó, trong số 100 tỷ m3 khí đốt Nga được thay thế vào cuối năm nay, 60% sẽ được mua từ các nhà cung cấp khác.Để làm được điều này, châu Âu dự định tăng mạnh nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Ủy ban đang nghĩ đến Qatar, Mỹ, Ai Cập… và một phần nhỏ khí đốt cũng có thể được vận chuyển bằng đường ống từ Azerbaijan, Na Uy, Algeria…* Hạ nhiệt độNgay cả khi thành công trong việc đa dạng hóa các nguồn cung, châu Âu vẫn sẽ phải thay thế 40 tỷ m3 khí đốt của Nga để đạt được mục tiêu mà họ đã đề ra vào cuối năm 2022. Phần mục tiêu này phải đạt được bằng cách giảm tiêu thụ khí đốt. Để làm được điều đó, EC đang đề xuất một loạt các biện pháp bao gồm hạ nhiệt độ của các tòa nhà xuống một độ, tăng sản lượng khí sinh học của châu Âu, đẩy nhanh tiến độ lắp đặt máy bơm nhiệt, tấm quang điện và tua bin gió. Bà Kadri Simsonn nhấn mạnh: “Không thể chấp nhận được việc một trang trại điện gió phải mất tới 7 năm mới được cấp phép”.* Và chuẩn bị cho mùa Đông tới?Bà Kadri Simson cảnh báo: “Chúng ta phải chuẩn bị cho việc nguồn cung bị gián đoạn toàn bộ hoặc một phần. Nếu Nga tiếp tục xuất khẩu khí đốt sang châu Âu, không thể loại trừ ý tưởng về sự gián đoạn nguồn cung do nước này quyết định. Chính mối đe dọa này đã khiến giá khí đốt của châu Âu tăng cao trong những ngày gần đây”.Tuy nhiên, mùa Đông 2022-2023 có nguy cơ cao nhất và các kho dự trữ châu Âu sẽ cần được lấp đầy để đối mặt với mùa Đông tới. Các hoạt động chiết nạp này thường diễn ra trong khoảng thời gian từ đầu tháng Tư đến cuối tháng Chín, khi giá khí đốt và lượng tiêu thụ thấp.Tuy nhiên, giá hiện tại không khuyến khích các nhà khai thác mua khí đốt mà họ có nguy cơ bán lại với giá thấp hơn trong mùa Đông tới. Do đó, EC sẽ đề xuất luật yêu cầu tỷ lệ lấp đầy tối thiểu là 90% phải đạt được vào ngày 1/10 hàng năm. Ngoài ra, các quốc gia thành viên có thể cấp một bảo lãnh tài chính để khuyến khích việc đổ đầy các bể chứa.
EC cũng muốn phân bổ chi phí tái sản xuất giữa các quốc gia thành viên. Hàng lưu kho ở mức cao sẽ có lợi cho tất cả mọi người bằng cách gây áp lực lên giá khí đốt. Ủy ban cũng đề xuất phối hợp hoạt động chiết rót, ví dụ như thông qua việc mua chung khí đốt.Cuối cùng, châu Âu sẽ điều tra hoạt động của Gazprom, công ty sở hữu nhiều địa điểm lưu trữ khí đốt ở châu Âu. Mức lấp đầy trung bình công suất do “gã khổng lồ” Nga quản lý là 16%, trong khi mức lưu trữ không liên quan đến Gazprom là 44%.* Giúp đỡ các hộ gia đình và doanh nghiệpPhó Chủ tịch Frans Timmermans và Ủy viên EU phụ trách vấn đề năng lượng Kadri Simson đưa ra thông điệp rằng các quốc gia thành viên phải giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp dễ bị tổn thương nhất thanh toán hóa đơn năng lượng của họ. Do đó, bằng cách loại bỏ nguyên tắc thị trường tự do, có thể giới hạn giá năng lượng vì lợi ích của người tiêu dùng.Để tài trợ cho khoản viện trợ này, EC đã mở đường cho việc đánh thuế lợi nhuận vượt quá. Theo một nghiên cứu của IEA, mức giá hiện tại có thể khiến một số nhà sản xuất điện kiếm được lợi nhuận vượt trội lên tới 200 tỷ euro, chỉ tính riêng ở châu Âu. Do đó, việc đánh thuế những khoản siêu lợi nhuận này sẽ đóng góp cho ngân khố nhà nước.* Kéo dài việc sử dụng điện hạt nhân?Theo Phó Chủ tịch Frans Timmermans, việc sử dụng than và hạt nhân kéo dài, cùng với việc tăng tốc đầu tư vào năng lượng tái tạo, có thể có lợi cho sự tự chủ về năng lượng của châu Âu./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Dự trữ khí đốt của Ukraine vào khoảng 9,5 tỷ m3
14:17' - 13/03/2022
Thủ tướng Ukraine Denys Shmygal cho biết, dự trữ khí đốt của nước này vào khoảng 9,5 tỷ m3 và việc sản xuất vẫn tiếp diễn ở tất cả các cơ sở, trừ các nhà máy ở những khu vực đang xảy ra giao tranh.
-
Hàng hoá
Na Uy cam kết cung cấp khí đốt cho châu Âu
15:45' - 10/03/2022
Na Uy hiện đang cung cấp khí đốt cho châu Âu với công suất gần như tối đa nhưng Thủ tướng Gahr Store cho biết nước này có mục tiêu tăng cường cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) vào mùa Hè này.
-
Thị trường
Xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Bolivia trong năm 2022 ước đạt 3 tỷ USD
08:57' - 10/03/2022
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Bolivia (YPFB) dự báo xuất khẩu khí đốt tự nhiên của quốc gia Nam Mỹ này trong năm này sẽ đạt khoảng 2,96 tỷ USD, tăng 30% so với năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Những quốc gia châu Âu phụ thuộc nhiều nhất vào khí đốt của Nga
08:04' - 10/03/2022
Từ Estonia đến Bồ Đào Nha, đây là những quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào khí đốt của Nga ở châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
EU khẳng định có đủ lượng khí đốt đến cuối mùa Đông này
16:00' - 09/03/2022
Ngày 9/3, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen khẳng định Liên minh châu Âu (EU) có đủ lượng khí tự nhiên hóa lỏng đến cuối mùa Đông này để không phải nhập khẩu từ Nga.
-
Kinh tế Thế giới
EC đề xuất giảm 67% sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga
08:05' - 09/03/2022
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 8/3 đã đề xuất với các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) kế hoạch loại bỏ hoàn toàn than, dầu và khí đốt của Nga cho đến năm 2030 do tình hình căng thẳng ở Ukraine.